KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ PUSKIN:

Một phần của tài liệu Đề tài thơ tình của Puskin (Trang 49)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT

3.2.KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ PUSKIN:

“Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là thời gian của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Không gian ấy có thể là rất mênh mông hoặc có thể là rất eo hẹp. Không gian ấy có viễn cảnh, giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó, chật chội them” [8; tr.142]

Giữa cô quạnh âm u tù hãm Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu, Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,

Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.

(Gửi Em) [12; tr.54]

Không gian trong thơ Puskin “âm u”, “tù hãm”. Đó là một không gian buồn bã và tù túng. Thi sĩ như bị lạc lỏng giữa cõi đời, bị nhốt trong một không gian chật hẹp. Nó gợi lên những ngày tháng mà Puskin bị lưu đày ở phương Bắc, tại làng Mikhailô- xkôie, những ngày tháng bị giam lỏng, sống trong sự kiểm soát và bị cô lập. Xung quanh nhà thơ chỉ là bốn bức tường lạnh lẽo. Chính điều này đã làm nguồn cảm xúc trong sáng tác của Puskin bị hạn chế, nhà thơ không thể yên tâm sáng tác. Không tình yêu với Puskin như nhát dao giết chết tâm hồn nhà thơ, khiến ông không thể viết lên những thiên tình sử một cách xuất sắc được.

“Không gian trong văn chương có thể rất hẹp, cũng có thể rất rộng: một sự vật, một con người, một căn phòng…Đó là không gian không bị hạn chế. Không gian trọng văn chương được di chuyển rất dễ dàng. Đang ở không gian này người đọc có thể được đưa sang không gian khác một cách dễ dàng và bất kì ở đâu. Sự thay đổi không gian trong văn chương không bị hạn chế. Khả năng bao quát của không gian văn chương là vô cùng. Không một bức tranh nào cảu hội họa sánh nổi khả năng này của văn chương”.[1; tr.138]

Puskin đã tạo nên những không gian hết sức chân thực và sống động từng chi tiết. Từng đường nét, cảnh vật hiện ra dưới ngòi bút của ông hoàng thơ tình một cách

chi tiết, sinh động và chân thực nhất. Đọc những bài thơ của Puskin, người đọc có cảm giác như đang ở không gian thực tại. Qua đó, cho thấy sức cảm nhận tinh tế, lối quan sát tỉ mỉ cùng với vốn kiến thức về cuộc sống đã giúp nhà thơ tạo nên những đường nét thẩm mĩ cho không gian trong thơ ông.

Mặc dù không phải là một nhà thơ thiên nhiên như Êxênhin nhưng trong thơ Puskin vẫn thấy hình ảnh thiên nhiên nước Nga được tác giả thể hiện một cách chân thực, sống động và gần gũi.

Có thể nói, những bức tranh không gian thiên nhiên nước Nga được Puskin phốihợp hết sức hài hòa và tinh xảo. Tất cả là nhờ vào sự kết hợp độc đáo, cái nhìn tinh tế của nhà thơ trong việc phối hợp các màu sắc, chi tiết. Vì vậy, những hình ảnh Puskin mang lại hết sức dễ nhớ và run rẩy như thiên nhiên thật ngoài đời.Không gian trong thơ puskin luôn sinh động và chân thực. Phải bằng tất cả giác quan mới có thể cảm nhậ được một bức tranh giàu sắc màu và âm thanh.

Sắc màu không gian trước hết là màu sắc của bầu trời. Khi mặt trời mọc lên tượng tưng một ngày mới bắt đầu, vạn vật cũng thức dậy sau một đêm dài tĩnh mịch. Thiên nhiên cũng trở nên xinhh tươi, tràn đầy sức sống và sự sưởi ấm của ánh ban mai.

Nắng sớm rọi tuyết bừng, rực rỡ Trãi mênh mông những tấm thảm tuyệt vời

Hay :

Băng giá và mặt trời, ngày tuyệt đẹp. Còn ngủ ư, ơi người bạn diễm kiều? Dậy đi em, hỡi người đẹp thương yêu

Mở đôi mắt còn say nồng mệt mỏi; Hãy hiện ra như ngôi sao chói lọi

Miền Bắc phương chào buổi sáng Bắc phương?

Không gian trong thơ puskin được xây dựng từ những góc độ, từ gần đến xa, từ dưới lên trên, theo lối đối xứng. Có thể thấy trong bài thơ Em từ giã dãi bờ đất khách nhà thơ đã miêu tả hình ảnh của bài thơ từ những góc độ, màu sắc khác nhau.

Không gian, phương tiện nói đến tình yêu thật là phong phú: Từ đất liền cỏ,cây, hoa, lá, đến biển cả, lên bầu trời đầy sao, …

Đầu tiên puskin từ góc rộng của cái nhìn toàn cảnh, từ cái nhìn trên không trung xuống mặt đất. Trước mặt tác giả là một không gian ngập tràn sắc xanh, sắc xanh của thiên nhiên, sắc xanh của những cây oliu được ánh mặt trời chiếu rọi và dưới những tán cây là những bóng mát được che phủ bởi những đám cây oliu sum xuê. Vì ở không gian ấy sẽ là nơi mà trữ tình gặp lai người yêu. Trao cho nhau những nụ hôn tình yêu nồng cháy:

Dưới bầu trời muôn thuở ngát xanh Dưới bóng cây ô liu mát rượi

Ta sẽ hôn nhau hỡi anh

(Em từ giã dãi bờ đất khách) [12; tr.98] Đến đây, nhà thơ lại chuyển sang cái nhìn từ góc độ ngược lại. Một khoảng không bao la hiện lên trước mặt tác giả. Không còn là một bầu trời ngát xanh của những vòm cây Ôliu nữa, mà giờ đây trên không trung là một vòm trời cao thăm thẳm, một không gian bao la, vô tận. Giờ đây trên vòm trời ấy là một màu xanh biếc, màu xanh của biển, bầu trời thoáng đãng, không có những chòm mây trắng trôi lơ lững.

Là một bậc thầy về ngôn ngữ. Puskin đã vẻ nên một bầu trời với những đường nét, màu sắc khác nhau. Không gian trong thơ ông đối xứng chứ không đối lập, chúng hài hòa với nhau một cách chi tiết. Bức tranh thiên nhiên của Puskin được khắc họa rất tự nhiên, bình dị chứ không tầm thường. Nét độ đáo của khung cảnh là tác giả không hề sử dụng tính từ chỉ màu sắc nào nhưng vẫn vẻ nên toàn cảnh của bầu trời thiên nhiên.

Màu xanh ở đay là màu xanh của thiên nhiên, từ những tán cây Ôliu hiện lên và từ sắc chói trên vòm trời xanh thăm thẳm.

Vòm trời cao thăm thẳm biếc xanh

(Em từ giã dãi bờ đất khách)

Không gian trong thơ Puskin không chỉ có hình ảnh của bầu trời ngát xanh, xanh biếc mà còn có những hình ảnh khác không kém phần đặc sắc. Đó là hình ảnh của biển khơi và ánh trăng trên bầu trời đem tối. Chỉ bằng hai gam màu chủ đạo

vàng- trắng khung cảnh của đại dương mênh mông trong đêm được Puskin gợi tả một cách sống động đến kì lạ. Từng đường nét, chi tiết được tác giả sử dụng càng làm tăng thêm vẻ đẹp thanh khiết và huyền diệu của mặt biển giữa lòng đại dương bao la kia.

Nơi biển ngày đêm sóng dạt dào Bọt tung trắng xoá trùm bờ cao Vằng vặc trăng ngân soi ấm áp Màn đêm yên ả ru ngọt ngào

(Lá bùa hộ mệnh) [12; tr.373]

Hình ảnh biển được Puskin gợi tả thật sinh động, với những cơn sóng dạt dào, nhấp nhô tạo nên những đợt bọt nước trắng xóa lên cao. Không gian trong thơ Puskin không bao giờ tĩnh lặng mà luôn luôn chuyển động, mọi sự vật đều luôn vận động không bao giờ ngơi nghỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu như những cơn sóng biển đã tạo nên những đợt bọt trắng tinh khiết, làm cho không gian sống động hơn thì ánh trăng mà Puskin đem vào lại làm cho không gian đen tối lạnh lẽo của mặt biển trở nên ấm áp hơn, tô điểm thêm nét huyền ảo của đại dương trong đêm. Có thể không thấy được tài năng của Puskin trong việc kết hợp một cách hài hòa các yêu tố tự nhiên. Tạo nên một bức tranh phong phú âm thanh và mùa sắc.

Nếu tả thiên nhiên nhiều mà chủ đề tả thiên nhiên thôi thì dù có tài hoa đến mấy cũng chỉ là tài hạng hai. Thiên nhiên trong thơ Puskin là thiên nhiên của lòng người hòa nhập. Nói cách khác, thiên nhiên đã thở bằng hơi thở của Puskin, sống bằng sức sống của Puskin và nghĩ bằng trái tim của thi sĩ. Puskin luôn miêu tả thiên nhiên nước Nga bằng một niềm tự hào về quê hương, đất nước với những hàng bạch

dương, những đồng cỏ, thảo nguyên xanh ngát và những cánh đồng tuyết trắng của màu đông trên xứ sở phía Bắc này.

Trong bài thơ “ Buổi sáng mùa đông” hình ảnh thiên nhiên, cảnh sắc nước Nga hiện lên chân thực và chi tiết . Tất cả được nhà thơ miêu tả như một sự tự hào về miền quê hương yêu dấu của mình. Từ lâu nước Nga được biết đến vốn là một nơi lạnh giá, quanh năm luôn có băng tiết phủ đầy. Dưới ngòi bút của Puskin băng tuyết không chỉ là sự đơn thuần của hiện tượng tự nhiên mà nó còn là hiện tượng nghệ thuật. Dưới cái rọi của ánh mặt trời buổi sớm những làn băng tuyết trở nên đẹp lạ thường “ tưng bừng” “rực rở” tạo nên những tấm thảm mênh mông, tuyệt đẹp, làm tăng thêm nét quyến rủ và thanh khiết của xứ sở băng giá này.

Nắng sớm rọi tuyết tưng bừng rực rỡ Trải mênh mông những tấm thảm tuyệt vời.

Dưới trong xanh thăm thẳm của vòm trời, Rừng quang quạnh riêng mình in vệt thẳm,

Tùng xanh lá hiện qua làn nhũ mỏng, Sông nhỏ trôi lấp lánh dưới lần băng.

(Buổi sáng mùa đông)

Thiên nhiên, cảnh vật trong thơ Puskin không chỉ có sự chói rọi của băng tuyết mà còn phủ đầy sắc xinh tươi, xanh thẵm của những hàng cây, những khu rừng vốn đã trở thành niềm tự hào và tượng tưng cho sức sống, tâm hồn con người Nga. Dưới bầu trời xanh thẵm là những rừng cây, hàng tùng xanh lá ẩn hiện qua những làn nhủ mỏng. Gợi tả một sắc xanh tươi trẻ và sức sống mạnh mẽ của người dân Nga. Bên cạnh những hàng cây xanh thẳm, tràn đầy sức sống thiên nhiên Nga còn được biết đến với những dòng sông lấp lánh dưới những làn băng dày đặc. Mặt nước của dòng sông trở nên đẹp hơn, lung linh hơn dưới ánh trăng của buổi sớm mùa đông.

Có thể thấy Puskin là người rất yêu thiên nhiên cảnh vật nước Nga. Thiên nhiên Nga luôn gần gũi với ông dưới tâm khảm của Puskin thiên nhiên Nga luc nào cũng đẹp và rực rỡ như vậy. Tất cả xuất phát từ sự hòa nhập tâm hồn với thiên nhiên cùng với sức cảm nhận tinh tế và một trí tuệ siêu việt đã tạo nên những bức tranh

thiên nhiên bình dị mà tuyệt đẹp. Không gian trong thơ Puskin không chỉ sinh động, xanh tươi mà còn gần gũi, ấm áp.

Đó là hình ảnh của căn phòng tràn ngập hạnh phúc, bên trong có bếp lò rực đang phừng phừng ngọn lửa làm ấm áp lòng người trong mùa đông lạnh giá, bên cạnh đó là tiếng nổ lách tách của những thanh cũi đang cháy rực. Nó phá vỡ đi không gian lạnh lẽo và tĩnh lặng của mùa đông buốt giá. Đây là những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi và thân thiết trong đời sống sinh hoạt của người dân nước Nga.

Khắp căn phòng ánh hổ phách tràn lan, Bếp lò sưởi củi phừng phừng đượm lửa, Tiếng lách tách nổ nghe vui giòn giã.

(Buổi sáng mùa đông)

Không gian trong tác phẩm nghệ thuật vừa là sự phản ánh không gian hiện thực, vừa mang ý nghĩa khái quát. Nhưng đồng thời không gian trong văn chương nhiều khi mang ý nghĩa tượng trưng [llvh1-tr139]

Không gian trong văn học được biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng. Chính cách thức này thể hiện sự sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của nhà thơ. Trong thơ Puskin ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng như “dãi bờ đất khách”, “miền đất khác” trong bài thơ Em từ giã dãi bờ đát khách hay hình ảnh “mặt trăng kỉ niệm” trong bài Một chút tên tôi đối với nàng. Trước hết là hình ảnh “dãi bờ đất khách”, nơi ghi nhận những kỉ niệm tình yêu, những buổi hẹn hò, những phút vui buồn trong tình yêu. Đó là không gian của thực tại. Nhưng giờ đây nhân vật “em” đã từ bỏ chốn kỉ niệm, đến với một “miền đất khác” , để lại đây nỗi đau, niềm xót xa của nhân vật “anh” vì đã mất người yêu mãi mãi. Miền đất khác cho thế giới bên kia, ngăn cách với thế giới thực tại, đó là cõi tâm linh phân chia ranh giới trần gian và âm cảnh.

Em từ giã dải bờ đất khách

Để trở về chốn cũ xa xôi Trong giây phút buồn đau nhớ mãi

Hai tay anh cứng đờ lạnh giá Níu giữ không đành để em đi Anh thổn thức: em đừng vội vã

Cắt phút giây đau đớn biệt ly!

Nhưng làn môi đắng em vội rứt Bỏ cái hôn đau khổ xót xa Em gọi anh về miền đất khác

Bỏ quê hương đầy ải mịt mờ Em thủ thỉ: ngày mai gặp lại Dưới bầu trời muôn thuở ngát xanh

Dưới bóng cây ô liu mát rượi Ta sẽ hôn nhau lại, hỡi anh!

(Em từ giã dải bờ đất khách)

Bên cạnh việc sử dụng không gian tượng trưng thực tại- hư ảo, Puskin còn lấy hình ảnh “Mặt trăng” để làm nơi ghi lại những kỉ niệm của tình yêu, là nơi khắc dấu những buồn vui trong tình yêu của thi sĩ. Giờ đây trên mặt đất chỉ còn lại những nét ngoằn ngoèo, những dấu vết nhạt nhòa như tình cảm của em. Mặt trăng thể hiện nỗi buồn của nhân vật trữ tình, một nỗi buồn lai láng. Vì tất cả từ lâu đã bị lãng quên, chìm vào quá khứ trước mối tình em đang yêu.

Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian trong nghệ thuật là một hiện tượng ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc. Không gian trong văn học được biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng

Ngày nào đó trên mặt trăng kỷ niệm

Nó chỉ còn là dấu vết không hồn Giống như hình phác trên mộ chí Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.

Tình yêu được ví như một bông hoa nhỏ bí ẩn, và tình yêu là vậy đấy vô tình đến rồi cũng vô tình đi, khi đến tình yêu mang theo bao nhiêu là niềm vui và hạnh phúc, đó là những ánh sáng chói lọi của ngôi sao, rồi đến những giây phút giận hờn, ghen trách được ví như sóng to, gió lớn, đến một ngày kia bông hoa nhỏ tàn rũ có nghĩa là tình yêu không được trọn vẹn. Những tình cảm rất bình thường của con người khi được thể hiện qua thơ Puskin thật là đa dạng, nhiều màu sắc.

‘Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của tác giả nghệ thuật. Nếu như thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thời gian nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật không tách rời nhau, vì người ta có thể xem xét một cách tổng hợp qua phạm trù không gian- thời gian. Nhưng có thể xét riêng vì chúng phương thức, phương tiên của chúng có những nét riêng”.[ 1; tr.62] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Thời gian nghệ thuật như là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thời gian nghệ thuật. Là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa thẩm mĩ, nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan được đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược từ hiện tại “hồi tượng quá khứ”, có thể cảm thấy chốc lát dài dằng dặc như hàng nghìn năm, có thể thấy tháng năm như chốc lát “vó câu qua cửa sổ”, lại có thể cảm thấy thời gian như ngừng trôi khi đắm say. Những cảm xúc thời gian ấy được nghệ thuật sử dụng để khắc phục thời gian nhằm sáng tạo ra thời gian nghệ thuật cớ thể trường tồn trong thời gian”.[1; tr.63]

Thời gian nghệ thuật cũng có tính liên tục, nhưng đó là liên tục của những đổi thay có ý nghĩa, thời gian hiện thực cũng có hiện tại, quá khứ, tương lai, đồng thời, đồng hiện, có độ dài…nhưng đó là những khoảng thời gian có ý nghĩa. Thời gian nghệ thuật là cho việc tư duy và phát hiện chân lý, giúp con người cảm nhận thời gian một cách toàn vẹn, khắc phục khả năng cảm nhận thời gian hạn hẹp, hữu hạn của con

Một phần của tài liệu Đề tài thơ tình của Puskin (Trang 49)