ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TUYẾN XE BUÝT NAM THĂNG LONG LĨNH NAM (Trang 44 - 46)

C BHPT = 1% * Nguyên giá phương tiện

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

Vậy có thể nói rằng VTHKCC là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc giải quyết những vấn đề nan giải về giao thông vận tải như: ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nan giao thông, cũng như đem lại lợi ích kinh tế chung cho toàn xã hội. Thiết kế một tuyến xe buýt tiêu chuẩn trong giai đoạ hiện nay là một phần trong quy hoạch chung của thành phố, nó đem lại hiệu quả nhất định đối với VTHKCC nói riêng và giao thông vận tải đô thị nói chung. Phương án thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt tiêu chuẩn đã đem lại hiệu quả sau:

- Đối với sự phát triển VTHKCC trong thành phố Hà nội hiện nay, phương án thiết kế tuyến xe buýt số 38: “Nam Thăng Long – Lĩnh Nam” đã góp phần hoàn thiẹn mang lưới và hoà mạng chung vào mạng lưới VTHKCC trong thành phố, quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt là việc thiết kế ra những tuyến xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đang ngay một gia tăng hiện nay.

- Thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt chuẩn đang là vấn đề nóng bỏng trong các thành phố lớn ở Việt nam đặc biệt là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Từng bước phát triển VTHKCC, thu hút các thành phần dân cư có thói quen đi xe buýt công cộng từng bước hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân, giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường. Phát triển VTHKCC góp phần giảm ùn tắc

giao thông, tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở Hà nội từ đó tiết kiệm diện tích đất dành cho giao thông, diện tích chiếm dụng động và diện tích dành cho giao thông tĩnh.

*Về mặt diện tích chiếm dụng đất: Nó gióp phần giảm ắch tắc trong giao thông đô thị nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh. Qua tính toán ta thấy đối với mỗi chuyến đi sử dụng các loại phương tiện khác nhau có sự khác nhau

- Diện tích chiếm dụng động: +Xe Buýt: 1,5 m2/chuyến đi. +Xe con: 18-22 m2/chuyến đi. +Xe máy: 10-12 m2/chuyến đi. - Diện tích chiếm dụng tĩnh:

+Xe Buýt: 1,2–1,3 m2/chuyến đi. +Xe con: 8-10 m2/chuyến đi. +Xe máy: 3 m2/chuyến đi.

*Về mặt kinh tế: Nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế trong giới hạn hoạt động sản suất kinh doanh của công ty mà còn đem lại hiệu quả chung cho toàn xã hội.

+Tiết kiệm nhập khẩu phương tiện cá nhân.

+Tiết kiệm chi phí nhiên liệu, giảm tốc độ tiêu dùng nhiên liệu. (Tiết kiệm chi phí xã hội).

Qua quá trình tính toán cho thấy mức tiêu hao nhiên liẹu cho một chuyến đi đối với một số loại phương tiện lao động như sau:

- Xe máy: 0,12 lít. - Xe con: 0,257 lít. - Xe buýt: 0,03 lít.

Như vậy, nếu tuyến xe buýt đi vào hoạt động với mục tiêu đặt ra là đáp ứng khoảng 12- 15% nhu cầu đi lại trên tuyến tương đương khoảng 3.868.000 HK/năm thì lượng tiêu hao nhiên liệu sẽ là 122.600 lít/năm. Còn nếu như vậy mà sử dụng phương tiện cá nhân thì một năm xe máy tiêu hao nhiên liệu khoảng 155.000 lit/năm, xe con tiêu hao khoảng 100.000 lít/năm. Vậy nếu tuyến đi vào hoạt động sẽ tiết kiệm khoảng 133.000 lít/năm.

-Về mặt môi trường - xã hội:

+ Khi tuyến đi vào hoạt động sẽ giảm được tiêu hoa nhiên liệu do giảm lượng khí thải và tiếng ồn, nâng cao sức khoẻ cho con người.

+Việc đi lại bằng phương tiện VTHKCC trong đô thị là nét văn minh trong đi lại của người dân trong xã hội thể hiện sự phát triển của đô thị. Nó tạo nên 1 nếp sống mới nét đặc trưng trong sinh hoạt đời sống thường ngày.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TUYẾN XE BUÝT NAM THĂNG LONG LĨNH NAM (Trang 44 - 46)