Các biện pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (Trang 36)

Có thể thấy rằng, khác với các đối tác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan , Philipine … là những nước có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá tương đồng với nước ta như : các hàng nông sản như gạo, chè, cà phê, dệt may , giầy dép.. Thì Myanmar và nước ta lại có những mặt hàng mang đặc trưng là có thể bổ sung cho nhau, do vậy việc thiết lập mối quan hệ buôn bán về những mặt hàng đó được xem là rất khả thi trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau:

Nước ta hiện nay có các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản rất phát triển với hàng trăm các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản với công suất lớn. Tuy nhiên hầu hết những nhà máy này đều hoạt động trong tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến và phải nhập các nguyên liệu như : ngô, đậu tương, bột cá, bột xương… Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nông sản nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (trong đó có thị trường Myanmar) cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản là rất cần thiết và cấp bách để chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy này nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Trong thời gian tới, những mặt hàng có nhiều khả năng trao đổi nhằm bổ sung cho nhau giữa Việt Nam và Myanmar là nông sản, cao su, thuỷ sản, dệt may, giày dép.... Hiện nay, Việt Nam rất cần một số nông sản để tiêu dùng trong nước và làm nguyên liệu chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

Các nhà máy công nghiệp khác như nhà máy chế biến thực phẩm (dầu thực vật, mì ăn liền, mì chính, bột canh, thực phẩm ăn liền,…), bánh kẹo, cao su cũng cần nhập khẩu nhiều nguyên liệu. Việt Nam có 244 nhà máy chế biến thủy sản với công suất chế biến hàng triệu tấn thủy sản mỗi năm; đa số các nhà máy này đều thiếu nguyên liệu chế biến, đặc biệt là những tháng biển động, mùa mưa bão và khi có những đơn hàng nhập khẩu lớn. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn thủy sản nguyên liệu từ nước ngoài (trong đó có thị trường Myanmar) cho các nhà máy chế biến thủy sản là rất cần thiết và cấp bách để chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy này. Các loại nông sản chủ yếu có thể nhập khẩu từ thị trường Myanmar là: cao su nguyên liệu, đâụ tương, ngô vàng, đậu đen, vừng, đậu xanh và các loại đậu khác.

Các loại thủy sản nguyên liệu chủ yếu có thể nhập khẩu từ thị trường Myanmar là: tôm các loại, đặc biệt là tôm hùm đen, cua, cá các loại, mực . Các loại hàng hóa chủ yếu có thể xuất khẩu tới thị trường Myanmar là: Hàng công nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm và nguyên liệu sản xuất thuốc, giày dép, mỹ phẩm, xe đạp và phụ tùng xe đạp, hóa chất, đồ điện dân dụng. Hàng cơ khí, hàng điện tử và máy tính điện tử, công nghệ, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Các loại thực phẩm chế biến ( Đường kính, mì ăn liền, mì chính, bột canh, thức ăn sẵn,…) bánh kẹo (bánh đậu xanh, bánh bích quy, kẹo các loại,…) hàng nông sản , cà phê, chè, hạt tiêu, nhân điều…

Dưới đây là một số hình thức có thể hợp tác, liên doanh giữa hai nước Việt Nam - Myanmar trong thời gian tới:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu,... Phát triển các vùng sản xuất giống cây trồng và vật nuôi, thủy sản. Phát triển các trang trại về nông sản, thủy sản và chăn nuôi. - Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nông sản, thủy sản, dịch bệnh chăn nuôi, công tác khuyến nông, khuyến ngư.Dịch vụ cung ứng xăng dầu, nước đá, máy móc nông nghiệp, nông cụ, ngư cụ. Đánh cá xa bờ ở vùng lãnh hải và vùng biển đặc quyền kinh tế của Myanmar. Nuôi trồng thủy sản như cá tra, cá basa, cá rô phi, tôm, cua, cá sấu, baba, ếch,… Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Xuất khẩu chuyên gia nông nghiệp, thủy sản theo hình thức hợp tác 3 bên (Việt Nam, Myanmar và một tổ chức tài trợ quốc tế). Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhà máy sản xuất nước đá, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản. Công nghiệp Dệt may, công nghiệp Giày dép. Công nghiệp thực phẩm chế biến (đường kính, mì ăn liền, mì chính, bột canh, thức ăn sẵn, bánh kẹo,…).Công nghiệp Dược, công nghiệp Mỹ phẩm. công nghiệp Hóa chất, công nghiệp cơ khí phục vụ ngành

nông nghiệp, công nghiệp cơ khí sản xuất hàng tiêu dùng (Xe đạp và phụ tùng xe đạp; Xe máy và phụ tùng xe máy). Đóng tàu đánh cá, công nghiệp sản xuất thiết bị điện, công nghiệp điện tử, dịch vụ sữa chữa, thay thế phụ tùng máy móc nông nghiệp, nông cụ, tàu đánh cá, ngư cụ. Để các doanh nghiệp Việt Nam biết thêm về thị trường và triển vọng một số ngành hàng chủ lực của Myanmar, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar sẽ tổ chức nghiên cứu, kho sát và tổng hợp thành các báo cáo chuyên đề về một số ngành hàng xuất - nhập khẩu chủ lực của Myanmar để cung cấp cho Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam; ví dụ như các ngành hàng: Nông sản (gạo, ngô, đậu tưng, đậu xanh, đậu đen, đậu các loại, vừng, cao su, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân,…) - Thủy sản - Cơ khí - Gỗ và - Lâm sản Xi măng - Đá quý - Điện lực - Du lịch - Dầu khí - Dệt may - Bưu chính - Viễn thông Sau khi có các báo cáo chuyên đề về một số ngành hàng xuất - nhập khẩu chủ lực của Myanmar, đề nghị Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp Việt Nam triển khai thâm nhập thị trường Myanmar.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w