Quan hệ giữa Việt nam và Myanmar

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (Trang 26)

3.1.1.Quan hệ ngoại giao

Trong lịch sử, người Việt Nam và người Miến(Myanmar cũ)đã có những cuộc tiếp xúc ban đầu ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên.Sử sách ghi lại rằng ngừoi Miến từ nước Thiện và nước phiếu trên lãnh thổ Myanmar ngày nay đã sang buôn bán với người Việt từ khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VIII.Kể từ khi người Việt và người Miến thiết lập vương triều của riêng mình ở những thế kỷ sau đó, quan hệ của Việt Nam vơi Myanmar không đựoc gắn kết như với Lào và Campuchia, nhưng cũng không căng thẳng như với Thái Lan và Trung Quốc.

Lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Myanmar chỉ thực sự bắ dâu trong thời kỳ hiện đại. Năm 1947, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đặt một văn phòng thông tin thường trú ở Rangoon, thủ đô Myanmar. Đây có thể coi là mốc đánh dấu sự mở đầu cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giũa hai nước. Tháng 12-1957, cơ quan Tổng lãnh sự qúan Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập ở Rangoon. Mặc dù chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước dưới chế độ của Thủ tướng U Nu (1948-1962) tỏ ra thân thiện. Năm 1954, Thủ tướng U Nu sang thăm Việt Nam. Đáp lại chuyến thăm này , tháng 2-1959 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Myanmar.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và Myanmar trong những năm 1960 và nửa đầu những năm 1970 bị lẵng xuống do Chính phủ Myanmar theo duổi đường lối đối ngoại tự cô lập. Tháng 4-1975, Miền

Nam Việt Nam được giải phóng và chính phủ Myanmar đã công nhận chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Mièn Nam Việt nam ngày 23-5-1975 và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việ Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở cấp Đại Sứ ngày 28-5-1975.Hoạt động ngoại giao này rất có ý nghĩa trong hoàn canh Hoa kỳ bắt đầu bao vây cấm vận Việt Nam, đồng thời còn thể hiện tính độc lập và trung lập trong đường lối đối ngoại của chính phủ Ne Win:thiết lập quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt ý thức hệ chính trị, như Chính Phủ Myanmar đã từng tuyên bố.

Nhưng cuối những năm 1970 một số yếu tố đã cản trở sự phát triển hơn nữa của quan hệ Việt Nam –Mtyanmar. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam và Myanmar cũng có nhiều khởi sắc.Mở đầu là chuyến thăm hữu nghị chính thức Myanmar của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt tháng 5-1994. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác du lịch và lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Myanmar. Ba tháng sau,Việt Nam và Myanmar lại kíy biên bản ghi nhớ về chương trình hợp tác 6 năm (1994- 2000). Hai nước đã trao đổi các đoàn thăm viếng để xúc tiến việc thực hiện hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, và sản xuất đá quý.Sự hợp tác giữa haii nước được khích lệ một bước qua chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ Tướng Myanmar Than Swe tháng 3-1995.Như vậy, những bước đi quan trọng mở đầu cho việc cải thiện quan hệ song phương Việt Nam – Myanmar đã được thiết lập.

Năm 1997 có thể coi là một mốc phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước: nhiều chuyến viếng thăm của các quan chức cấp cao hai chính phủ được thực hiện trong khung cảnh Myanmar đang bị các nước phương Tây bao vây cấm vận.Chính phủ Việt Nam ủng hộ viêc kết nạp Myanmar vào

ASEAN, còn phía Myanmar ủng hộ Việt Nam ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới(WTO).

Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Myanmar và Việt nam lại có them điiều kiện hợp tác mới. Chính phủ hai nước luôn quan tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận của ASEAN đẩy nhanh việc thực hiện chương trình AFTA.Để thúc đẩy sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước, tháng 5-2000 Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã đi thăm hữu nghị chính thức Myanmar.

Năm 2001 tiếp tục chứng kiến các hoạt động ngoại giao của hai nước nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam –Myanmar.đáng chú ý là tháng 6-2001, một phái đoàn của Hội Đồng Đoàn kết và Phát triển Myanmar do Ủy viên Thừong trực hội đồng, thứ trưởng Bộ thong tin Myanmar U Ten Sin đẫn đầu đã sang thăm và làm việc ở Việt Nam.Trong các cuộc tiếp xúc với các cơ quan Việt nam , đoàn đã đánh giá cao vị trí của Việt Nam trong khu vực cũng như sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt nam và Myanmar. Quan điểm này của chính phủ Myanmar được chính phủ Việt Nam hoàn toàn chia sẻ.Điều này thể hiện rõ trong hai bản tuyên bố chung Việt Nam –Myanmar trong dịp chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm chính thức Myanmar thang 5-2002 và chủ tịch Than Swe sang thăm chính thức Việt Nam tháng 3-2003.Cả hai bản tuyên bố chung đều khẳng định hai nứoc cần tiếp tục hợp tác trên cơ sở song phương và trong khuôn khổ ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Hai nứơc cũng nhất trí tăng cừơng hợp tác tại các diễn đàn chính trị và kinh tế khu vực và quốc tế. Gần đây nhất là chuyên viếng thăm của Thủ tướng Liên bang Myanmar Thein Sein vào chiều ngày 9/11/2007. Thủ tướng Thein Sein đã hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và hội kiến với chủ tịch nước Nguyễn

Minh Triết. Cuộc viếng thăm thành công tốt đẹp và tạo cơ sở cho sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Những khẳng định này của hai chính phủ Việt Nam và Myanmar đã mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác hơn nữa giữa hai nước. Điều này cho thấy Việt Nam và Myanmar rất coi trọg việc củng cố mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác song phương, xuất phát từ lợi ích chung của hai dân tộc. Hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Myanmar sẽ góp phần củng cố hòa bình, ổn điịnh và phồn vinh của các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (Trang 26)