Quan hệ thương mại

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (Trang 29)

a. thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước:

Do những nguyên nhân lịch sử và chính trị, buôn bán hai chiều giữa Viêt Nam và Myanmar giai đoạn trước năm 1990 chủ yếu là quan hệ buôn bán một chiều:Viêt Nam nhập khẩu gạo của Myanmar và chưa có hàng xuất khẩu sang Myanmar.Tuy nhiên, từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986, những chính sách mới đối với nông nghiệp cùng những cố gắng sản xuất gạo của Việt Nam đã làm giảm mức nhập khẩu gạo của nước ngoài. Nhìn chung, từ năm 1980 đến năm 1990, quan hệ thương mại Việt Nam-Myanmar chủ yếu là quan hệ đơn phương: Myanmar xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Trong giai đoạn này, hàng năm các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu của Myanmar trị giá khoảng 1,2 triệu USD. Sau khi hiệp định thưong mại song phương Việt Nam-Myanmar được ký kết tháng 5- 1994, tốc độ triển khai Hiệp định còn rất chậm chạp. Tháng 3-1995, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Myanmar đã họp lần thứ nhất để xúc tiến việc thực hiện các hiệp định đã ký kết giữa hai nước. Tính đến năm 1997,Việt nam và Myanmar đã ký 8 hiệp định hợp tác kinh tế về thương mại , du lịch, hàng

không, nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục và thành lập ủy ban lien chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật.

Cho đến năm 1999, mặc dù có nhiều hiệp định được ký kết, nhiều cuộc tiếp xúc của lãnh đạo hai nước được tổ chức để bàn về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Mặc dù còn nhiều hạn chế, Việt Nam và Myanmar cùng chủ trương khuyến khích hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước.Thực hiện chủ trương này, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên đã sang thăm chính thức Myanmar tháng 10-2000. Hai bên cũng nhất trí triển khai một số biện pháp để tăng cường quan hệ thương mại như lập Tiểu Ban Thương Mại hai nước, xúc tiến xem xét khả năng buôn bán hàng đổi hàng,trao đổi đoàn các Phòng Thương Mại Công Nghiệp của hai nước để tìm hiểu khả năng thị trường của mỗi nước. Qua cuộc hội đàm của lãnh đạo hai nước trong dịp Chủ tịch Trần Đức Lương sang thăm chính thức Myanmar tháng 5-2002 và chủ tịch Than Swe sang thăm chính thức Việt Nam tháng 3-2003, hai nước nhất trí khẳng định lại tầm quan trọng của quan hệ kinh tế song phương. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp nguyên thủ quốc gia, cấp Bộ và Doanh nghiệp, đã ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định hợp tác quan trọng. Trong chuyến thăm chính thức Myanmar của chủ tịch nước Trần Đức Lương (5/2002), Bộ thương Mại hai nước đã thay mặt Chính phủ ký thỏa thuận thành lập Ủy Ban hợp tác chung về thương mại, còn đây là một cơ chế quan trọng để tìm ra những trở ngại và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại song phương.

Tháng 10 năm 2002, Bộ thương mại đã tổ chức thành công phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban hợp tác chung về Thương Mại. Hai Bộ trưởng thương mại đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn trở ngại và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song

phương giữa hai nước phát triển hơn nữa. Đồng thời được sự hỗ trợ của nhà nước bộ thương mại cũng đã tổ chức thành công triển lãm hàng Việt Nam tại Yangoon thủ đô của Myanmar. Đây là lần đầu tiên một triển lãm hàng Việt nam được tổ chức tại Myanmar và đã được các giới chức và người tiêu dùng Myanmar hoan nghênh nhiệt liệt. Hơn bốn mươi doanh nghiệp Việt nam đã tham dự triển lãm với chủng loại hàng công nghiệp và tiêu dùng rất đa dạng và phong phú.

Hàng xuất khẩu của Việt nam sang Myanmar chủ yếu là phân bón, thép ống, gạch men, bong đèn, một số đồ điện. Trong năm 2002, đã có thêm một số mặt hàng mới như giày dép, hàng nhựa, hải sản, dẹt may. Việt nam nhập khẩu từ Myanmar chủ yếu là gỗ, bông, đồng, đá quý… Năm 2002, kim ngạch hai chiều đạt 13 triệu USD, tăng 30% so với năm 2001, trong đó Việt nam xuất sang Myanmar 7,14 triệu USD, nhập khẩu từ Myanmar 5,86 triệu USD. Tuy nhiên kim ngạch thực tế còn cao hơn do một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Myanmar bán qua thương nhân nước thứ ba như dược phẩm, ống thép… Tuy vậy, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từng mặt hàng còn rất nhỏ bé…Số lượng doanh nghiệp hai bên khảo sát thị trường của nhau đã tăng, nhưng mỗi bên mới ở mức gần hai chục doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, quan hệ kinh thế - thương mại giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng được cải thiện. Cụ thể là thương mại song phương hai nước hàng năm đạt 60 triệu USD trong vài năm quạ, và từ đầu năm 2006 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 15 trên tổng số 50 nước có kim ngạch xuất nhập khẩu với Myanmar và đứng thứ 5 về kim ngạch xuất nhập khẩu trong số 8 nước ASEAN có kim ngạch buôn bán với Myanmar.

b. Những khó khăn và thuận lợi trong quan hệ giao thương giữa hai nước:

Quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Myanmar có rất nhiều thuận lợi: Thứ nhất, cả hai nước đều là thành viên của khối ASEAN nên có quan hệ kinh tế thuận lợi hơn so với các nước khác. Bên cạnh đó, Chính phủ và nhân dân hai nước từ lâu vốn đã có quan hệ hữu nghị tin cậy lẫn nhau. Mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại hai bên cũng được tạo dựng và từng bước phát triển nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, trong đó đặc biệt có sự nỗ lực của lãnh đạo Bộ thương mại hai nước, điều này được thể hiện cụ thể bằng việc đàm phán , ký kết các thoả thuận hợp tác về thương mại thường niên, thông qua các cuộc họp của Uỷ ban Hỗn hợp về thương mại Việt Nam – Myanmar nhằm thiết lập môi trường pháp lý chung về kinh tế - thương mại. Hơn nữa cũng phải kể đến sự nỗ lực tổ chức, phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiên thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng về thương mại hai bên như Vụ châu Á – Thái Bình Dưong, Cục xúc tiến Thương mại Bộ Thương mại, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Vinexad Hà Nội, Tổng vụ quản lý và xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại Myanmar. Một điều đáng mừng là thị hiếu và nhu cầu của đại đa số người dân Myanmar (trên 53 triệu người) tương đối phù hợp với trình độ, năng lực sản xuất cũng như giá cả sản phẩm của Việt Nam.

Bên cạnh những thuận lợi như trên thì quan hệ thương mại Việt Nam- Myanmar cũng có những khó khăn lớn như:

Thứ nhất, hệ thống thanh toán thương mại quốc tế qua ngân hàng giữa Myanmar với nước ngoài bị phong toả khiến cho các hợp đồng mua bán ngoại thương khó được thực hiện đầy đủ và thuận lợi. Đây là một trở ngại khách quan mà các doanh nghiệp hai bên rất khó khắc phục, luôn lo sợ vì độ rủi ro trong thanh toán cao.

Thứ hai, cần hiểu rằng, trước những yêu cầu về phòng thủ và an ninh quốc gia, Myanmar buộc phải duy trì chính quyền quân sự, cơ chế quản lý kinh tế đất nước và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Myanmar còn chưa thật sự mở, các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp và chậm đổi mới. Dẫn tới giao thương kinh tế - thương mại giữa Myanmar với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng còn ở mức chậm phát triển.

Tóm lại, cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế đầu tư và thương mại cho tương xúng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng của hai nước. Với những động thái mới này, quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Myanmar có triển vọng đạt được nhiều kết quả hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (Trang 29)