1. Tính cấp thiết của đề tài
2.2.2.2 Cơ cấu chi phí trong tỷ trọng chi phí
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.
Doanh lợi của doanh thu bán hàng = Lợi nhuận trong kỳ
*100
Doanh thu trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả cuả doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chi tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thi tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
• Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh :
= Lợi nhuận trong kỳ *100
Vốn kinh doanh BQ trongKỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận,nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt điều này chứng tỏ daonh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp.
• Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
= Lợi nhuận trong kỳ *100
Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy với một đồng chi ra tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.
- Chỉ tiểu hiệu quả kinh doanh theo chi phí:
HQKD theo chi phí = Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ *100
Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. • Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất:
Doanh thu trên một đồng vốn sản Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ta dung mốt số chỉ tiêu sau:
.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
.
=
Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động trong kỳ
Số vòng quay vố lưu động
Thu tiêu thụ trong kỳ Vốn lưu động trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động
Bảng biểu 2: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động
Đơn Vị :Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0.122 0.128 0.173
Số vòng quay vốn lưu động 1.76 1.54 1.59
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 0.100 0.09 0.136
(Nguồn:Phòng tài chính)
Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả của sử dụng vốn cố định luôn tăng, tuy nhiên mức tăng là không lớn. Nếu như cứ 1000 Đồng vốn cố định năm 2010 thu được 122 đồng lợi nhuận thì năm 2011, năm 2012 thu được 128 và 173 Đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu vốn lưu động thông qua các năm cho thấy: số vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2012 nhưng lại bắt đầu tăng trưởng trong năm 2012.
Chỉ tiêu danh lợi vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất :
= Tổng lợi nhuận Tổng vố sản xuất *100
Bảng biểu 3: Doanh lợi vốn chủ sở hữu và vốn sản xuất
( Đơn vị tính % )
Năm 2010 2011 2012
Doanh lợi vốn chủ sở hữu 6.48 % 6.1 % 9.3 %
Doanh lợi vốn sản xuất 6.03 % 5.31 % 7.62 %
Nguồn : (phòng tài chính)
Do hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng nhưng ngược lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại giảm trong năm 2011 làm doanh lợi vốn chủ sở hữu và vông sản
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu = nhuậnTổng lợi *100 Vốn chủ sở hưu
xuất trong năm giảm. Điều này chứng tỏ tác động giảm của vốn lưu động mạnh hơn vốn cố định. Trong năm 2012, các chỉ tiêu vốn cố định và vốn lưu động đều tăng dẫn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu và doanh lợi vốn sản xuất tăng tương ứng.
2.2.2.4 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có đủ khả năng thành toán.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như: khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quá cho biết về mặt tổng thể trong thời gian dài hạn sức thanh toán của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả hay không?
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải
trả
Trường hợp hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp bằng 1 các chủ nợ vẫn đảm bảo thu hồi được nợ vì với số tài khoản hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp. Chỉ số này càng lớn càng tốt.
* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết mức độ đáp ứng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng của các khoản nợ của doanh nghiệp mà phải thanh toán trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn .=
Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn
Trường hợp trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan. Khi trị số này càng nhỏ thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định khi cần thiết phải thanh toán nhanh các khoản nợ. Chỉ tiêu này cho biết giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
.Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
(Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) Tổng số nợ ngắn hạn
Trường hợp trị số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và ngược lại.
Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh các khoản nợ nhanh hơn mức bình thường chứ chưa có đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không. Do vậy, người ta bổ sung thêm chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tức thời".
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
.
=
Tiền và tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn
* Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết số tài sản dài hạn hiện có của doanh nghiệp có đủ khă năng trang trải các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp hay không. Trị số này càng lớn thì khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp càng lớn.
.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn
Nợ dài hạn
* Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn: hệ số này cho doanh nghiệp thấy được giới hạn đầu tư vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp để tránh không bị phá sản. Nguyên tắc của việc đầu tư tài sản dài hạn là đòi hỏi tổng các khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu luôn luôn lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị tài sản dài hạn.
Hệ số giới hạn đầu tư an toán vào tài sản dài hạn =
[
Tài sản dài hạn
. Tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và nguy cơ lâm vào phá sản là cao.