II. Liên hệ Việt Nam
d. Thay đổi tư duy về khủng hoảng
Chúng ta phải xây dựng cơ sở dữ liệu cho các biến vĩ mô trong nền kinh tế. Để có thể áp dụng các mô hình lượng hóa mô phỏng các điều kiện kinh tế thực nhằm đưa ra các dự báo hợp lý cho nền kinh tế vĩ mô. Tạo cơ sở dữ liệu cũng giúp các nhà làm chính sách, xác định các “bước ngoặc” hay các hiện tượng bất thường trong các yếu tố đó, mà từ đó có thể chuẩn bị giải quyết các vấn đề sẽ gặp. Thêm vào đó, khi xây dựng cơ sở dữ liệu, có nghĩa là chúng ta đã minh bạch hóa thông tin vĩ mô, trong đó có những thông tin rất là nhạy cảm đối với nền kinh tế, mà tác động chủ yếu lên tâm lý nhà đầu tư. Có như vậy, chúng ta mới có thể củng cố niềm tin của người dân và giới đầu tư vào các cơ quan quản lý, và lúc đó, các quyết sách sẽ dễ dàng tiếp cận hơn.
Chúng ta phải thay đổi tư duy về khủng hoảng, nghĩa là chúng ta không còn “vô nhiễm” với các biến động của thị trường thế giới, và bản thân chúng ta không thể không có khủng hoảng nếu chúng ta không có vấn đề gì về quá nghiêm trọng về mặt vĩ mô, hay là, chúng ta không thể tồn tại khủng hoảng ở những tài sản mà chính chúng ta dư thừa trong nền kinh tế. Chính phủ cần hành động nhanh hơn khi mà các mầm móng gây ra bong bóng bị nghi ngờ tồn tại, vì nếu hành động chậm chạp hay còn quá khiên dè trong các hành động thì hậu quả là khôn lường, dẫn chứng lịch sử đã cho chúng ta thấy điều này. Dựa trên kinh nghiệm của các giai đoạn bong bóng ở các nước trên thế giới, chúng ta xem xét vấn đề từ năm viễn cảnh sau đây: sản lượng đầu ra hạn hẹp trong nền kinh tế, cung tiền và tín dụng, giá tài sản, hành vi của các tổ chức tài chính, tác động qua lại của các loại rủi ro khác nhau.
Tăng tính đối thoại giữa các nhà làm luật và các định chế tài chính. Vấn đề tồn tại trong suốt thời kỳ bong bóng đó chính là sự mở rộng quá mức của tín dụng chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc gia tăng trong giá các tài sản có rủi ro. Vai trò của NHTW và các nhà điều hành chính sách là vô cùng quan trọng để hiểu một cách chính xác sự tồn tại và các đặc điểm của những rủi ro xảy ra cùng với các hoạt động cho vay quá mức và phải giải thích cho những nhà quản lý của các tổ chức tài chính hiểu rõ vấn đề này. Tức là
chúng ta không thể dùng mệnh lệnh mà bắt ép các định chế tài chính ngừng cho vay được. Vì sự gia tăng giá của tài sản là bong bóng – đây là vấn đề nan giải và nếu kỳ vọng tăng giá của tài sản còn quá lớn sẽ xẩy ra hình thức “lách” để cho vay. Mặc dù, có những nhập nhằng giữa việc giải thích và mệnh lệnh, do đó, một sự trao đổi lẫn nhau sẽ là cách tốt nhất nhằm đặt các định chế tài chính dưới tầm ảnh hưởng.