Nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần CNG Việt Nam (Trang 29)

6. Bố cục của luận văn tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo

0.1.1nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Ở góc độ một doanh nghiệp, để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải thu được kết quả không chỉ đủ bù đắp chi phí mà còn phải có lợi nhuận. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có cơ hội, điều kiện để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là cơ sở để cải thiện đời sống cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc để họ có thể phát huy hết vai trò của mình, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước của chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi do quá trình này đem lại, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với thách thức rất lớn đó là các doanh nghiệp nước ngoài có các tiềm lực khổng lồ về tài chính, công nghệ, thị trường, trình độ quản lý…do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là vấn đề gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp [2]

Với các lý do nêu trên thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là một tất yếu.

0.2. Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

1.2.1. Bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Theo quan điểm này, tính toàn diện và tính hệ thống thể hiện ở chỗ khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các mặt, các khâu, yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, phải xem xét ở góc độ không gian và thời gian; các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hiện nay phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

1.2.2. Bảo đảm sự thống nhất giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội:

Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu chiến lược của nhà nước. Bởi vì mỗi doanh nghiệp như là một tế bào trong một cơ thể là nền kinh tế quốc dân, nên khi tính toán các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân, đến lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, bởi vì ngoài mục đính kinh tế còn phải quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội.

1.2.3. Bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và giữ gìn được bản sắc dân tộc.

Quan điển này suất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người là nguồn lực và vốn quí nhất của doanh nghiệp, bởi vì suy cho cùng thì những thành công hay thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con người vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh.

Sự kết hợp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ nhân cách của người lao động không những thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, mà còn tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần CNG Việt Nam (Trang 29)