Phân tích cơ cấu DMT sử dụng của TTYT 2013

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc tại trung tâm y tế thành phố điện biên phủ năm 2013 (Trang 62)

Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn các thuốc vào trong danh mục hoạt chất TTYT chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sử dụng của các bác sĩ và các thông tin thu thập của Trưởng khoa Dược. Chủ yếu các thành viên trong HĐT&ĐT chỉ quan tâm đến việc lựa chọn thuốc theo nhu cầu dựa trên kinh phí dành cho thuốc của TTYT và thuốc phải được BHYT chi trả nghĩa là thuốc phải có trong DMT chủ yếu của Bộ Y tế mà ít quan tâm đến tính phù hợp và tính hiệu quả - an toàn của các thuốc. Tuy nhiên, để có được một

DMT hợp lý, an toàn và hiệu quả, thư ký trưởng khoa dược của TTYT cần xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá lựa chọn các thuốc vào DMT TTYT một cách thống nhất và đầy đủ.

Vì vậy, để góp phần giảm chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân, TTYT nên tăng cường lựa chọn thuốc mang tên generic vào DMT đặc biệt là những thuốc thông thường không thuộc chuyên khoa: các vitamin và khoáng chất, thuốc bổ, thuốc hạ sốt chống viêm, thuốc chống loét dạ dày tá tràng....

TTYT năm 2013, tỷ lệ các thuốc được mua ngoài danh mục là rất thấp 4,4%. Vì vậy, có thể nói, danh mục thuốc của TTYT đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh về hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất tại TTYT, tiếp theo là xương khớp, tuần hoàn, hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt quan tâm là các bệnh về tim mạch, huyết áp cũng đã xuất hiện ở nhóm 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất, được quan tâm nhất. Tỷ lệ mắc này phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của một huyện vùng núi cao tây bắc, luôn bị tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố thiên nhiên và môi trường như gió lào hanh khô, mùa mưa kéo dài, mùa đông rét đậm rét hại sương muối, sương mù dày đặc … cũng phù hợp với nước ta là một nước nhiệt đới.

Quy chế sử dụng thuốc nội trú vừa được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”. Song quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến. Trong DMT của TTYT Điện Biên thì tỷ lệ thuốc tiêm còn khá cao là 30,3% về SLDM và chiếm tới 45% giá trị sử dụng.

TTYT Điện Biên rất ít có những trường hợp cấp cứu, phẫu thuật nên các thuốc gây nghiện - hướng tâm thần cũng được dự trữ và sử dụng ít. Đặc biệt hơn là thuốc gây nghiện -hướng tâm thần dùng cho các bệnh nhân rất ít chiếm 3,7% SLDM và giá trị sử dụng rất thấp 0,3%. Tuy nhiên, để thực hiện tốt quy chế quản lý Dược, TTYT cần tuân thủ đúng quy chế chuyên môn trong việc dự trù mua, cấp phát, bảo quản, sổ sách bảo cáo và hủy các loại thuốc gây nghiện - hướng tâm thần trên nhằm đảm bảo an toàn, hợp lý, chống thất thoát.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá về qui trình và một số nội dung xây dựng, giám sát DMT của TTYT trong năm 2013

Hoạt động của khoa dược và HĐT&ĐT đã xây dựng được danh mục thuốc, giám sát kê đơn, bệnh án, theo dõi tác dụng phụ của thuốc song chưa tổ chức bình đơn và bình bệnh án thường xuyên nên hiệu quả giám sát kê đơn còn hạn chế. Xây dựng DMT TTYT: Được thực hiện chủ yếu trên danh mục thuốc chủ yếu của BYT, nhu cầu thuốc hàng năm của TTYT, khả năng tài chính của TTYT, đề nghị của các khoa phòng lâm sàng chưa bàn luận đến nhiều đến tính hợp lý, an toàn trong lựa chọn thuốc.

Ưu điểm: Quy trình XD DMT về cơ bản đã đi theo các bước tuần tự, logic và khá giống với quy trình chuẩn của WHO. Từ bước đầu tiên thu thập thông tin, sau đó khoa dược đã xây dựng được một số căn cứ lựa chọn thuốc làm cơ sở đánh giá, cân nhắc thuốc. TTYT cũng căn cứ, tham khảo tương đối phong phú về mặt thông tin, tài liệu liên quan như dược thư quốc gia, dược điển.

Nhược điểm: Bên cạnh những điểm mạnh mà khoa dược mang lại thì vẫn còn tồn tại những hạn chế mà hầu như không TTYT nào không mắc phải. Các bước trên đều được thực hiện một cách hết sức tuần tự, logic nhưng còn hời hợt mang tính hình thức. Các thông tin thu thập chưa thực sự đầy đủ, còn thiếu nhiều thông tin quan trọng như giá trị thuốc tồn, thuốc hủy, thuốc hết hạn sử dụng... So với quy trình chuẩn của WHO.

Danh mục thuốc sử dụng tại TTYT về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu điều trị của trung tâm. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc không thực sự cần thiết như: vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị… vẫn còn tồn tại ở TTYT.

Với quy định và chủ trương của BYT: Về cơ bản, DMT đã tương đối thích ứng với quy định trong thông tư 31/2011 của BYT về việc thực hiện DMT chủ yếu.

Tỷ lệ giá trị sử dụng của thuốc đơn thành phần, việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước 87,9%. Như vậy, DMT sử dụng của TTYY hợp lý với quy định và chủ trương của BYT.

KIẾN NGHỊ

Để vai trò của HĐT & ĐT trong TTYT được khẳng định một cách rõ ràng hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả cũng như tính thiết thực của hoạt động xây dựng DMT, tôi xin được kiến nghị một số ý kiến sau đây:

Với Bộ Y Tế:

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên HĐT&ĐT về cách thức hoạt động, có tiến hành kiểm tra và giám sát.

Với HĐT&ĐT tại TTYT:

Nên xây dựng quy trình lựa chọn thuốc một cách cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên HĐT&ĐT trong việc thực hiện các bước của quy trình. Có như vậy, mọi hoạt động của HĐT&ĐT mới được triển khai một cách dễ dàng, minh bạch và thống nhất trên toàn TTYT. Phân tích tình hình bệnh tật, tổ chức bình đơn và bệnh án thường xuyên hơn để giúp bác sỹ kê đơn, lựa chọn thuốc đảm bảo tính an toàn, hợp lý, kinh tế và hiệu quả xây dựng DMT TTYT và xác định nhu cầu thuốc dựa trên MHBT và phác đồ điều trị, hiệu quả điều trị của thuốc. Nên tiến hành phân tích ABC/VEN một cách thường xuyên, để từ các phân tích đó, HĐT&ĐT có được cái nhìn về tình hình sử dụng thuốc tại TTYT, và có biện pháp can thiệp, điều chỉnh kịp thời. Nên xây dựng phác đồ điều trị chuẩn cho một số bệnh tại TTYT, bắt đầu bằng các bệnh hay gặp nhất trong TTYT. Điều đó sẽ giúp các thành viên cân nhắc, lựa chọn những thuốc hiệu quả nhất cho từng bệnh cụ thể. Hơn nữa, HĐT&ĐT nên

xây dựng một hệ thống giám sát ADR để giám sát hoạt động sử dụng thuốc tại trung tâm mình. Đặc biệt HĐT&ĐT nên xây dựng quyển cẩm nang DMT phong phú về mặt nội dung và hấp dẫn về mặt hình thức, điều này sẽ tạo điều kiện để các cán bộ y tế tra cứu thông tin thuốc tiện lợi và dễ dàng.

Nên xây dựng các chỉ tiêu theo dõi hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. Bổ sung thêm Dược sỹ lâm sàng trong HĐT&ĐT như hướng dẫn mới của thông tư 21/2013/TT-BYT. Với Ban giám đốc trung tâm nên có kinh phí cho hoạt động của HĐT&ĐT. Điều này sẽ khuyến khích các thành viên trong HĐT&ĐT, có như vậy mới mang lại hiệu quả thực sự cho công tác cung ứng thuốc trong TTYT.

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ trong TTYT, cập nhật, phổ biến thông tin thuốc, quy chế chuyên môn, văn bản hiện hành, đặc biệt là dược lâm sàng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ công tác khoa dược trong giai đoạn mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao. Nên triển khai phần mềm quản lý DMT để thuận tiện trong việc quản lý DMT, kê đơn thuốc, cấp phát thuốc cho người bệnh.

TTYT hiện giờ với quy mô 50 giường bệnh, năm 2015 TTYT nâng cấp lên bệnh viện với quy mô 200 giường bệnh, tôi hy vọng rằng, nghiên cứu của tôi sẽ là cơ sở cho HĐT&ĐT mới của TTYT Điện Biên khi tiến hành xây dựng DMT bệnh viện tốt hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thanh Bình (2001), Dịch tễ dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội.

2. Bộ môn Quản lý và Kinh Tế Dược (2008), Dược xã hội học, Trường Đại Học Dược Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ Y Tế (2001), Bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD -10, Nhà xuất bản Y Học.

4. Bộ Y Tế (2002), Quy chế Bệnh viện, Nhà xuất Bản Y Học.

5. Bộ Y Tế (2004), “Chỉ thị 05/2004/ CT-BYT ngày 16/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện”, Các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Dược,

Nhà xuất bản Y Học.

6. Bộ Y Tế (2005), “Danh mục thuốc thiết yếu lần 5, ban hành kèm theo quyết định số 17/2005/QĐ -BYT ngày 1/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Y Tế”, Tạp chí Dược học 8/2005.

7. Bộ Y Tế (2005), Thuốc và Biệt Dươc, Nhà xuất Bản Y Học. 8. Bộ Y Tế (2007), Quản lý và Kinh Tế Dược, Nhà xuất bản Y Học.

9. Bộ Y Tế (2011), Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư 31/2011/TT- BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011. congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so.

10. Bộ Y Tế (2013), “ Danh mục thuốc thiết yếu lần 6, ban hành kèm theo quyết định số 45/2013/TT -BYT ngày 26/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y Tế”, Thư viện pháp luật, vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/.../hethongvanban. 11. Lê Chí Hiếu (2012), Phân tích Danh mục thuốc đã sử dụng của bệnh

viện đa khoa Thanh Hóa. Luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

12. Đoàn Phương Mai (2013) “Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh năm 2010” Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. Trường Đại học dược Hà Nội.

13. Cao Minh Quang (2010), “Tổng quan về đầu tư trong lĩnh vực Dược - thực trạng, cơ hội, thách thức và triển vọng”, Tạp chí Dược học, 8- 2010 (412), 3.

14. Vi Văn Sự (2013) “Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh, năm 2012” Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. Trường Đại học dược Hà Nội.

15. Vũ Thị Hồng Thắm (2004), Phân tích cơ cấu mô hình bệnh tật, nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị tại phòng quân y bộ tổng tham mưu - cơ quan bộ quốc phòng, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

16. Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các Cơ sở Y tế

17. Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y Tế. Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

18. Thông tư số 22/2011/TT-BYT về tổ chức và hoạt động của khoa Dược. 19. Thông tư số 31/2011/TT – BYT ngày 11/7/2011 của BYT ban hành và

hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

20. Tổ chức Y Tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành.

II. TIẾNG ANH

21. WHO (1995), Guide to good prescribing - A practical manual, WHO action program on essential drug, Geneva

22. WHO (2000), Progress in Essentive Drug and Medicine Policy 1998 - 1999, Health technologand Pharmaceuticals Cluter, WHO?EDM/2000.2,p.12-14.

23. WHO (2004), “Drug and Therapeutic Committee: a practical guide”, World Health Organization, France.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc tại trung tâm y tế thành phố điện biên phủ năm 2013 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)