Qui trình xây dựng Danh mục thuốc TTYTTP ĐBP tóm tắt

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc tại trung tâm y tế thành phố điện biên phủ năm 2013 (Trang 35)

Hình 3.1. Sơ đồ Qui trình xây dựng danh mục thuốc Trung tâm y tế Thành Phố Điện Biên Phủ

Thông tin từ các khoa phòng: - Phòng KH TH mô hình bệnh tật. - Phòng TCKT nguồn kinh phí: ngân sách, bảo hiểm, viện phí.

- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Vấn đề trong điều trị

Nhu cầu thuốc: Bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc

- Khoa Dược

Danh mục thuốc bệnh viện, thống kê sử dụng thuốc lập kế hoạch cung ứng

Các căn cứ: - DMT thiết yếu - DMT chủ yếu - Khuyến cáo WHO

- Một số hướng dẫn điều trị chuẩn của bệnh viện

- Danh mục thuốc sử dụng năm 2012

Danh mục thuốc dự thảo

Danh mục thuốc bệnh viện (hoạt chất)

Khoa dược, HĐT & ĐT

Danh mục thuốc đấu thầu (gửi sở y tế)

Danh mục thuốc trúng thầu

Danh mục thuốc sử dụng

Hội đồng đấu thầu Khoa dược

Khoa dược Giám đốc phê duyệt

KHOA DƯỢC 1 2 3 4 5 6

Gồm các bước tiến hành xây dựng DMT:

Bước 1: Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị

Dựa vào các tài liệu giúp cho việc xây dựng kế hoạch DMT: - DMT thiết yếu

- DMT chủ yếu

- Khuyến cáo WHO

- Một số hướng dẫn điều trị chuẩn của bệnh viện

- Danh mục thuốc sử dụng năm 2012

- Mô hình bệnh tật.

- Nguồn kinh phí: ngân sách, bảo hiểm, viện phí. - Vấn đề trong điều trị

- Danh mục thuốc bệnh viện thống kê sử dụng thuốc lập kế hoạch cung ứng

* Khoa dược kết hợp với Hội đồng thuốc và điều trị tổng hợp thông tin và số liệu trên để lập kế hoạch và giám sát.

Bước 2: Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục thuốc hiện tại

- Nhu cầu thuốc: Bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khoa Dược phân tích danh mục thuốc đã sử dụng năm 2012, đánh giá mức độ sử dụng của danh mục thuốc đưa ra kế hoạch xây dựng năm 2013 trình giám đốc và HĐT&ĐT xem xét cần bổ sung hay loại bỏ.

- Danh mục thuốc TTYT thống kê sử dụng thuốc lập kế hoạch cung ứng * Khoa dược kết hợp với HĐT&ĐT tổng hợp thông tin và số liệu trên để lập kế hoạch và giám sát.

Bước 3: Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

- Xin báo cáo của phòng KH TH về phân tích mô hình bệnh tật đưa ra các nhóm bệnh có số người mắc với tỷ lệ khác nhau và đưa ra được nhóm bệnh mắc có nguy cơ cao.

- Lập kế hoạch bổ sung danh mục hoạt chất cho phù hợp với mô hình bệnh tật.

- Nhu cầu thuốc: Bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc, các bác sĩ tại các khoa phòng đưa kế hoạch thuốc bổ sung mới hoặc loại bỏ thuốc không sử dụng.

Trong một số trường hợp do tính cần thiết trong điều trị, một số các khoa lâm sàng có ý kiến về việc cung ứng một nhóm thuốc nào đó thì khoa lâm sàng đó sẽ lên danh sách các thuốc cần được cung ứng. Danh sách được tổng hợp vào tháng 10 và gửi lên HĐT&ĐT, Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá lựa chọn các thuốc trong danh sách.

* Khoa dược kết hợp với HĐT&ĐT tổng hợp thông tin và số liệu trên để lập kế hoạch và giám sát.

Bước 4: Phê duyệt danh mục thuốc

Khoa dược dựa vào danh mục thuốc sử dụng đánh giá lại các nhóm thuốc sử dụng nhiều, nhóm thuốc ít sử dụng và nhóm thuốc không sử dụng.

Kiểm tra toàn bộ kế hoạch xây dựng của khoa dược, ý kiến của các khoa phòng tập hợp thành danh mục thuốc dự thảo.

Đưa ra hội đồng thuốc điều trị họp và xin ý kiến chốt danh mục thuốc theo tên hoạt chất dựa vào thông tư 31/2011/TT-BYT.

* Khoa dược kết hợp với HĐT&ĐT tổng hợp thông tin và số liệu trên để lập kế hoạch và giám sát.

Bước 5: Công tác đấu thầu và danh mục thuốc trúng thầu

Sau khi lựa chọn xong các thuốc trong Danh mục thuốc của một năm, Giám đốc TTYT duyệt DMT theo tên hoạt chất mới được xây dựng năm 2013.

Do đặc thù của tỉnh Điện Biên tiến hành đấu thầu tập trung nên HĐT&ĐT của TTYT họp và đưa ra số lượng danh mục phù hợp với mô hình bệnh tật dựa vào thông tư 31/TT- BYT tên hoạt chất để gửi lên Sở y tế tỏng hợp và lựa chọn thuốc. Danh mục thuốc hoạt chất được xây dựng, sau đó theo như kết quả đấu thầu tại Sở y tế tỉnh mà mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn các biệt dược đã trúng thầu của từng hoạt chất vào Danh mục thuốc của Bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện dựa trên danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy các thuốc này được bảo hiểm y tế chi trả.

Danh mục thuốc được giám đốc duyệt gửi lên sở y tế để tổng hợp làm danh mục thuốc đấu thầu của toàn tỉnh.

* Khoa dược là người thực hiện và giám sát

Công tác đấu thầu tập trung tại sở y tế gồm các bước: - Xây dựng kế hoạch

- Thẩm định kế hoạch - Báo cáo kế hoạch - Phê duyệt kết quả thầu

* Hội đồng chấm thầu thuốc (tổ tư vấn + tổ thẩm định) thực hiện. Sau khi được phê duyệt dựa vào báo giá thẩm định giá được phê duyệt của UBND tỉnh. Gửi báo cáo sang tổ thẩm định:

- Phê duyệt kế hoạch thầu. - Mời thầu

- Mở thầu

* Hội đồng đấu thầu sở y tế Điện Biên, UBND tỉnh, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thực hiện giám sát.

Bước 6: Danh mục thuốc sử dụng tại TTYT:

Sau khi có kết quả trúng thầu của sở y tế gửi về các đơn vị, khoa dược tiếp nhận và có trách nhiệm tổng hợp và in ấn thành quyển DMT sử dụng theo tên hoạt chất của TTYT theo từng tuyết phù hợp với thông tư 31/2011/TT-BYT quy định được giám đốc phê duyệt.

In và phát quyển DMT sử dụng tại đơn vị đến từng khoa phòng và các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế để thực hiện.

* Giám đốc, Khoa dược, phòng kế hoạch nghiệp vụ giám sát việc thực hiện của toàn TTYT.

Tóm lại hoạt động xây dựng DMT trải qua 6 bước qua nhiều công đoạn và nhiều bộ phận thực hiện và giám sát rút ra những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cập nhật thông tin chính xác đầy đủ

- Đánh giá đúng tình hình thực tế mô hình bệnh tật đưa ra được DMT phù hợp

Nhược điểm:

- Thời gian thực hiện còn kéo dài đôi khi ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc

- Tốn kém nhân lực và kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc tại trung tâm y tế thành phố điện biên phủ năm 2013 (Trang 35)