Những thành công và tồn tại trong hoạt động xây dựng và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu VNPT tại An Giang (Trang 80)

triển thương hiệu VNPT tại An Giang:

Dựa trên phân tích thực trạng và kết quả khảo sát ý kiến KH, VNPT An Giang nhận ra được những thành công và tồn tại trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu để từ đó làm cơ sở điều chỉnh chính sách thương hiệu phù hợp và hiệu quả hơn trong tương lai.

2.3.3.1. Thành công:

Để duy trì vị thế là DN VT-CNTT hàng đầu tại An Giang, VNPT luôn không ngừng nỗ lực trong việc đa dạng hóa SPDV, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp nhiều tiện ích cho KH, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và đã đạt được những thành công nhất định:

- Có hệ thống giao dịch ở tất cả thành phố, huyện, thị trong tỉnh với hàng ngàn ĐL, ĐBL. Mở rộng hệ thống bán hàng và phục vụ rộng khắp toàn bộ địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn, vùng núi và cả các vùng sâu, vùng xa.

- Không ngừng đầu tư và bảo trì cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ tốt cho KH. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tốt, thường xuyên kiểm tra và nâng cấp để khắc phục các sự cố, nâng cao chất lượng SPDV để đáp ứng những mong muốn ngày càng cao của KH.

- Cung cấp tất cả những SPDV viễn thông quan trọng và có nhiều gói cước phù hợp từng đối tượng khác nhau. Cung cấp các SPDV đa dạng, tiện lợi, tiếp cận được với tất cả các đối tượng KH ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và từ những người có mức thu nhập, chi tiêu cao đến cả những người có mức thu nhập, chi tiêu thấp.

- Thiết lập bộ nhận diện thương hiệu chuẩn thông qua các yếu tố nhận biết như: tên gọi; logo; slogan; văn phòng phẩm; trang phục; phương tiện vận chuyển; quà tặng; bao bì; phong bì thư; catalouge; huy hiệu; cờ phướn; bằng khen; bảng biểu, các loại giấy tờ quảng bá/giới thiệu SP; các dấu hiệu nhận biết trong các sự kiện, hội nghị, hội thảo; các thiết kế và hiển thị trên Internet … giúp KH dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt của thương hiệu VNPT giữa những DN khác trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên thực hiện lấy ý kiến KH thông qua nhiều hình thức. Tích cực thực hiện khảo sát ý kiến, “lắng nghe” tâm tư nguyện vọng để kịp thời đáp ứng những mong muốn của KH, tạo nên sự hài lòng và mối liên kết chặt chẽ giữa KH với VNPT.

- Tận dụng tốt các kênh truyền thông đại chúng trực quan, sinh động và thu hút được nhiều đối tượng như truyền hình, Internet, bảng hiệu, báo và tạp chí để giới thiệu SPDV và quảng cáo các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, tạo sức lan tỏa lớn và nhanh chóng tại thị trường tỉnh An Giang.

2.3.3.2. Tồn tại:

Bên cạnh những thành công thì VNPT cũng còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cần được quan tâm và khắc phục:

- Tỉ lệ sử dụng SPDV còn thấp của đối tượng chiếm dân số lớn như nông dân và đối tượng có kiến thức, nhu cầu sử dụng SPDV cao, là tương lai của nền kinh tế như HSSV, điều này làm hạn chế thị phần và doanh thu của VNPT trên thị trường.

- Các chính sách liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của KH còn chưa hợp lý, cần phải được điều chỉnh như chính sách giá cả, chính sách khuyến mãi/hậu mãi (nhiều ý kiến KH đề nghị cải thiện các chính sách này, đối với chính sách giá cả là 74,70% và chính sách khuyến mãi/hậu mãi là 62.70%). Đây là những lợi ích có thể thấy ngay được nên nếu không tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì sẽ bị mất dần thị phần.

- Những thiết kế của bộ nhận diện thương hiệu chưa thực sự ấn tượng và nổi bật, chưa tạo được sự liên tưởng cao đến các SPDV do VNPT cung cấp.

- Hiện vẫn đang tồn tại nhiều tên gọi khác nhau trong tâm trí KH, có thể gây nhầm lẫn cho KH trong quá trình quảng bá thương hiệu.

- Các hoạt động tài trợ và hoạt động vì xã hội, cộng đồng dù được thực hiện nhưng chưa truyền tải được hết những ý nghĩa tốt đẹp đến với đa số KH. Những hoạt động này chủ yếu thực hiện cục bộ tại từng địa bàn nhỏ và ít truyền thông nên sức lan tỏa chưa cao.

- Đội ngũ nhân viên thiếu chuyên nghiệp và thân thiện, chính sách CSKH còn nhiều hạn chế, chưa giúp KH cảm thấy thực sự thoải mái trong quá trình giao tiếp và khi cần sự hỗ trợ từ VNPT, do vẫn còn mang tâm lý doanh nghiệp nhà nước nên KH cần mình phải tìm đến mình.

- Tỉ lệ nhận biết thương hiệu qua các kênh quảng bá trực tiếp như qua đội ngũ nhân viên (30,20%); qua tờ rơi, brochure, thư, email, điện thoại từ VNPT (35,60%); các vật dụng, quà tặng của VNPT (26,70%) vẫn còn thấp trong khi đây là những kênh quảng bá hữu hiệu vì tập trung vào đúng đối tượng KH mục tiêu và có sự tiếp xúc trực tiếp nên dễ dàng giới thiệu thương hiệu VNPT đến với KH.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VNPT TẠI AN GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu VNPT tại An Giang (Trang 80)