* Nguyên nhân từ phía Nhà nước:
- Chính phủ và các Bộ ngành liên quan vẫn chưa có những chính sách hợp lý đối với ngành sản xuất dệt may xuất khẩu như: chính sách đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, chính sách phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành dệt may…
- Khâu sản xuất phụ liệu vẫn chưa được chú trọng phát triển, chỉ có rất ít cơ sở sản xuất với số lượng nhỏ.
- Vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong hoạt động xuất khẩu chưa phát huy hiệu quả. Cục Xúc tiến thương mại và các tham tán thương mại tại EU còn chậm trong việc phản hồi thông tin trị trường tới các doanh nghiêp.
- Pháp luật, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Cơ chế nhiều cửa đã ảnh hưởng nhiều tới môi trường đầu tư, thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu hàng hoá còn quá phức tạp.
* Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp chưa có khả năng đổi mới công nghệ, công nghệ còn quá lạc hậu, các thiết bị máy móc chủ yếu là các máy móc “truyền thống”.
- Doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu và yếu trong khâu này, dẫn đến các sản phẩm của ta chưa đáp ứng kịp thời thị hiếu thay đổi của thị trường EU.
phẩm của mình.
- Công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả, chưa cập nhật được những quy định, chính sách ở thị trường EU.
- Chất lượng lao động chưa cao, năng suất lao động còn thấp. Công tác quản lý kỹ thuật của ngành còn thấp ảnh hưởng tới năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU.