Nhu cầu dược sỹ theo thông tư 22

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực dược tại các bệnh viện huyện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 54)

Xem xét chức năng và nhiệm vụ khoa dược đã được quy định trong thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011, thì có đến 5 vị trí yêu cầu có ít nhất 1 dược sĩ đại học đảm nhiệm. Như vậy, số lượng DS cần bổ sung theo

47

thông tư 22 tại các BVĐK huyện Quảng Ninh thể hiện ở bảng sau:

STT Bệnh viện đa khoa Số DS hiện tại Nhu cầu DS bổ sung

1 BVĐK huyện Yên Hưng 1 4 2 BVĐK thị xã Cẩm Phả 2 3

3 BVĐK huyện Vân Đồn 1 4

4 BVĐK khu vực Móng Cái 2 3

5 BVĐK Hoành Bồ 1 4

6 BVĐK khu vực Bãi Cháy 2 3

7 BVĐK huyện Đầm Hà 1 4

8 BVĐK huyện Cô Tô 0 5

9 BVĐK huyện Bình Liêu 2 3

10 BVĐK huyện Ba Chẽ 1 4

11 BVĐK khu vực Tiên Yên 2 3 12 BVĐK huyện Hải Hà 2 3 13 BVĐK huyện Đông Triều 1 4

Tổng 18 43

Nhn xét:

Như vậy, theo thông tư 22, để đảm bảo chức năng nhiệm vụ tại khoa dược, các BVĐK huyện ở Quảng Ninh phải bổ sung từ 3-4 dược sỹ, riêng BVĐK Cô Tô là 5 dược sỹ. Tổng cả tỉnh Quảng Ninh phải bổ sung tối thiểu cho các BVĐK huyện là 43 dược sỹ.

48

Chương 4. BÀN LUN 4.1. Cơ cấu nhân lực dược tại các bệnh viện

Nhân lực dược tại các bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh đa số là các trung cấp dược, chiếm tỷ lệ 68%. Đây cũng là tỷ lệ chung của vùng đồng bằng sông Hồng (74,3% nhân lực dược là TCD và Kỹ thuật viên dược), và của cả nước là 78,8% TCD và Kỹ thuật viên dược. Dược sĩ chiếm số lượng ít 28%. Tuy nhiên, số DS này vẫn cao hơn trung bình của cả nước và vùng đồng bằng sông hồng 15,6%.

Hầu hết các bệnh viện đều có 1-2 DS, riêng bệnh viện huyện đảo Cô Tô là không có DS.Tại Quảng Ninh, 13 bệnh viện tuyến huyện với 18 DS, tính trung bình có 1,4 DS/BV, cao hơn so với trung bình của cả nước 1 DS/BV và khu vực đồng bằng sông Hồng 1,2 DS/BV. Theo hướng dẫn của thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011, thì có đến 5 vị trí yêu cầu trình độ tối thiểu là DSĐH là Trưởng khoa dược, DS làm công tác nghiệp vụ dược, DS phụ trách kho cấp phát, DS làm công tác dược lâm sàng, DS phụ trách pha chế thuốc. Tuy nhiên số lượng dược sĩ trình độ đại học còn ít dẫn đến công việc chồng chéo, một dược sĩ kiêm nhiệm nhiều việc, hoặc có những việc của DS thì cán bộ dược có trình độ thấp hơn phải thực hiện.

Mặt khác, thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn tỷ lệ dược sĩ so với trung cấp dược từ 1/2-1/2,5. Cơ cấu DS/TCD trung bình ở các BVĐK huyện của toàn tỉnh tỷ lệ DS/TCD là 1/2,2 như vậy là đạt so với chỉ tiêu, cao hơn so với tỷ lệ DS/TCD trung bình của khu vực đồng bằng sông hồng 1/5. Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh, có huyện tỷ lệ này rất cao như ở BVĐK Hải Hà, Bình Liêu là 1/0,5, nhưng ở Yên Hưng lại là 1/6.

Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Y tế Nhà nước, cũng có hướng dẫn về định

49

mức tỷ lệ dược sĩ đại học so với số bác sĩ là 1/15-1/8. Từ phân tích cơ cấu chuyên môn DS/BS chung của cả tỉnh là 1/14,7 gần sát với mức cận dưới theo quy định. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình khu vực ĐBSH là 1/23. Tuy nhiên do sự phân bố không đồng đều, chỉ có 7/13 bệnh viện tuyến huyện đạt chỉ tiêu theo hướng dẫn của thông tư 08. Còn lại gần một nửa số bệnh viện khảo sát không đạt chỉ tiêu về tỷ lệ nhân lực dược trình độ đại học so với số bác sĩ hiện có. Có sự chênh lệch rõ rệt rất lớn về tỷ lệ DS/BS giữa các bệnh viện huyện, cao nhất là 1/4 ở Bình Liêu, 1/5 Tiên Yên, thấp nhất là 1/58 ở Bãi Cháy. Điều này có thể là do có sự chênh lệch về tỷ lệ bác sỹ tại các bệnh viện tuyến huyện.

Phân tích tỷ lệ dược sĩ so với số giường bệnh, hầu hết các dược sĩ tại các bệnh viện này đều trong tình trạng quá tải, nếu theo thông tư 08 hướng dẫn là 1 DS quản lý theo dõi tối đa là 71 giường bệnh thì ở các BVĐK huyện của Quảng Ninh trung bình 1 DS theo dõi 88,5 giường bệnh, chỉ có 5/13 bệnh viện là đạt chỉ tiêu về số biên chế dược sĩ. Tỷ lệ DS/GB cũng có sự phân bố không đồng đều và chênh lệch rõ rệt giữa các huyện, cao nhất ở huyện Bình Liêu tỷ lệ này đạt 1/41, thấp nhất ở huyện Đông Triều là 1/200. Một trong những lý do là sự chênh lệch về số giường bệnh giữa các bệnh viện huyện, cụ thể BVĐK Cô Tô chỉ có 25 GB, Ba Chẽ, Đầm Hà có 50 GB nhưng Đông Triều 200GB, Bãi Cháy 370 GB.

Hiện nay, công tác dược lâm sàng rất quan trọng, người dược sĩ phải theo sát giường bệnh, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ và bệnh nhân, theo dõi các phản ứng có hại, thông tin về thuốc và kiểm soát quá trình sử dụng thuốc. Song do nhân lực dược còn mỏng nên để triển khai công tác này ở các bệnh viện tuyến huyện còn rất khó khăn. Hơn nữa, mỗi bệnh viện nhiều nhất chỉ có 1-2 DS mà số lượng giường bệnh mỗi năm một tăng, quy mô các bệnh viện ngày một mở rộng, thì vấn đề cung ứng

50

thuốc đảm bảo đủ và kịp thời đã là rất khó thực hiện. Vì vậy, một số khoa dược bệnh viện chưa thể triển khai được công tác dược lâm sàng, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc kịp thời đến bác sĩ và bệnh nhân trong các bệnh viện. Đây cũng là lý do mà hầu hết các Trưởng khoa dược tại các bệnh viện huyện của tỉnh đều thấy thiếu dược sỹ làm công tác dược lâm sàng.

Khảo sát về giới tính và độ tuổi của các dược sĩđang công tác tại các BVĐK huyện ở Quảng Ninh, kết quả thu được có 8 DS nam và 10 DS nữ trong đó phần lớn các DS đều ở độ tuổi còn nhiều năm công tác, 62,5% DS nam và 80% DS nữ. Đây cũng là một thuận lợi cho công tác nhân lực dược của tỉnh.

Nhìn chung, nhân lực dược ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Quảng Ninh không gặp phải tình trạng quá thiếu như so với nhiều tỉnh trên cả nước nói chung hay khu vực ĐBSH nói riêng, trừ BVĐK Bãi Cháy và Cô Tô. Tuy nhiên, vẫn có sự phân bố không đồng đều và chênh lệch rất lớn về tỷ lệ DS giữa các huyện.

4.2. Mức độ đáp ứng công việc của dược sĩ trình độđại học

Khi tìm hiểu về mức độ đáp ứng công việc, nhóm tác giả cũng đã đưa ra một số câu hỏi về khả năng hoàn thành công việc, các kỹ năng, năng lực thực tế và các yếu tốảnh hưởng đến công việc của người dược sĩ.

- Về khả năng hoàn thành công việc:

Công tác dược chủ yếu là nhằm mục đích đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khi được hỏi về mức độ hoàn thành công việc thì có sự đồng nhất giữa cách nhìn khách quan của các Trưởng khoa dược và theo đánh giá chủ quan của bản thân DS. Cả 66,7% TKD và DS đều đánh giá hoàn thành ở mức tốt và 33,3% đánh giá hoàn thành ở mức trung bình. Như vậy, có thể thấy với tỷ lệ DS không quá thiếu ở Quảng Ninh thì công tác dược ở các BVĐK huyện đã đáp ứng khá tốt yêu cầu.

51

- Về một số kỹ năng, năng lực

+ K năng thc hành chuyên môn nghip v:

63,6% DS tự đánh giá bản thân có kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt, còn lại đánh giá ở mức khá. Trong khi đó, tỷ lệ ý kiến của Trưởng/Phụ trách khoa dược đánh giá kỹ năng này của các DS thấp hơn, chỉ có 50% đánh giá ở mức Tốt và 50% đánh giá ở mức khá.

+ K năng tìm kiếm và s dng thông tin:

Đây là kỹ năng mà bất cứ người dược sĩ bệnh viện nào cũng cần phải có, thông tin ở đây là các thông tin liên quan đến thuốc, đến bệnh, đến các phác đồđiều trị… Tìm kiếm, sử dụng và tư vấn thông tin đến các đối tượng khác nhau trong bệnh viện như bác sĩ, bệnh nhân, y tá… là một trong những nhiệm vụ của khoa dược. Nhận thức được điều đó người dược sĩ ngoài việc thực hành tốt chuyên môn nghiệp vụ cần phải có khả năng nhanh nhạy trong tìm kiếm và sử dụng thông tin. Có sự đồng thuận khá cao về ý kiến đánh giá của các TKD và các DS. Kết quả khảo sát cho thấy hơn nửa các đánh giá kỹ năng này ở mức khá, còn lại được đánh giá ở mức tốt. Tuy nhiên, vẫn còn số ít ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Điều này, cho thấy các DS cần phải trau dồi hơn nữa kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin để tự trang bị và cập nhật kiến thức cho mình.

+ Kh năng s dng ngoi ng:

Khi khảo sát khả năng sử dụng ngoại ngữ của DS hiện đang làm việc tại khoa dược bệnh viện, kết quả cho thấy, khả năng sử dụng ngoại ngữ của DS được đánh giá đa số ở mức trung bình (58,3% - TKD đánh giá, 27,3% - DS đánh giá) và yếu (16,7% - TKD đánh giá, 36,4% - DS đánh giá). Điều này cho thấy cả TKD và DS đã dám nhìn nhận ra điểm yếu trong năng lực của DS.

52

+ Kh năng t hc, nâng cao trình độ chuyên môn:

Đa số TKD và DS đều đánh giá khả năng tự học, nâng cao trình độ chuyên môn của DS ở mức tốt và khá. Tuy nhiên, vẫn còn số ít đánh giá ở mức trung bình và đặc biệt vẫn còn 1 DS tự đánh giá ở mức yếu.

+ V kh năng thc hành công vic:

Ở nhóm các kỹ năng này, có sự đồng thuận về quan điểm của Trưởng/Phụ trách khoa dược là người quản lý trực tiếp dược sĩ và sự tự đánh giá bản thân của các DS. Khả năng thực hành công việc của DS đa số ở mức Khá Tốt, cụ thể như ở các tiêu chí Giải quyết tình huống công việc thực tế, Làm việc độc lập sáng tạo, Tiếp thu lắng nghe các góp ý, Bày tỏ ý kiến cá nhân, Nhiệt tình trong công việc, Tuân thủ kỷ luật và Tham gia các hoạt động xã hội. Riêng 2 tiêu chí Chịu áp lực công việc và Hiểu biết về xã hội pháp luật, vẫn còn số ít TKD và DS tự đánh giá ở mức trung bình.

- Về nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng công việc:

Khảo sát đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp góp phần hỗ trợ khả năng đáp ứng công việc của DS, kết quả cho thấy thứ tự ưu tiên lần lượt là: Kiến thức chuyên môn được học ở trường, Kinh nghiệm làm việc thực tế, Sự năng động sáng tạo của cá nhân, Sự nỗ lực tự học của cá nhân và Kỹ năng nghề nghiệp được học ở trường. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu có tác động lớn là các Kiến thức chuyên môn được nhà trường trang bị. Điều này thể hiện các kiến thức chuyên môn được trang bị ở trường đại học có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực làm việc của người dược sỹ, là cơ sở để DS thực hiện công việc thực tế sau này. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, người DS phải tự trau dồi, tích lũy, nâng cao trình độ để thích ứng và thành thạo trong công việc.

- Về các chính sách ưu đãi:

Tại các bệnh viện, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho DS cũng được triển khai nhưng chưa đồng đều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng lựa chọn công việc của DS sau khi tốt nghiệp. Cơ bản các bệnh viện huyện ở Quảng Ninh mới chỉ dừng ở mức đảm bảo lương thưởng, phụ cấp, số ít hỗ trợ kinh phí, học phí, ngoài ra không có các chính sách nào khác. Việc hạn chế các chính sách ưu đãi sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu học tập, đào tạo của các DS trong bệnh viện. Ngoài ra, khi được phỏng vấn về các

53

chính sách thu hút dược sỹ về làm việc, hầu hết các lãnh đạo bệnh viện đều công nhận hiện đơn vị “Không có kế hoạch tuyển dụng và cũng không có chính sách thu hút”. Tìm hiểu nguyên nhân các bệnh viện không đưa ra chính sách thu hút, phó giám đốc BVĐK huyện Ba Chẽ: “Không có chính

sách thu hút vì không có kinh phí”, phó giám đốc BVĐK khu vực Tiên Yên: “Còn chỉ tiêu nhưng không tuyển thêm vì hiện tại DSĐH vẫn đảm

đương được công việc”. Từ những kết quả khảo sát về tình hình nhân lực dược trên cho thấy các BVĐK huyện ở Quảng Ninh không quá thiếu dược sỹ, do đó lãnh đạo đơn vị thấy không có kế hoạch tuyển dụng và cũng không cần có chính sách thu hút dược sỹ trong thời điểm hiện tại.

- Nhu cầu đào tạo:

Đa số các DS đều thấy cần phải bổ sung kiến thức để trau dồi trình độ chuyên môn. Đặc biệt, các kiến thức về dược lâm sàng, cảnh giác dược và thông tin thuốc là những kiến thức mà các dược sỹ ưu tiên mong muốn được cập nhật. Điều này cho thấy các DS rất có tinh thần cầu thị và ý thức được nhu cầu cập nhật kiến thức đểđảm bảo thực hiện tốt công việc.

Tuy nhiên, khi được hỏi về nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chỉ có hơn 60% TKD và DS có nhu cầu học chuyên khoa I và gần nửa là chưa có nhu cầu. Có lẽ các bệnh viện huyện còn thiếu các chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo điều kiện cho các DS được nâng cao hơn nữa trình độ của mình.

4.3. Nhu cầu dược sĩ tại các bệnh viện

Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 08/2007-BYT-BNV, tính toán theo số bác sĩ và số giường bệnh của mỗi bệnh viện, lượng dược sỹ cần tuyển của các BVĐK huyện toàn tỉnh Quảng Ninh là 10-11 người, trong đó nhiều bệnh viện không thiếu, một số bệnh viện chỉ cần tuyển thêm 1 DS, riêng bệnh viện Bãi Cháy cần tuyển 3-6 DS.

Bên cạnh đó, khi tiến hành phỏng vấn Trưởng/Phụ trách khoa dược và Ban giám đốc bệnh viện về nhu cầu nhân lực dược trình độ đại học, kết

54

quả phỏng vấn cũng khá tương đồng với kết quả tính toán nhu cầu DS theo thông tư 08. Có thể thấy về cơ bản, các BVĐK ở Quảng Ninh không quá thiếu dược sỹ về số lượng nhưng các Trưởng khoa dược đều thấy thiếu dược sỹ chuyên môn là dược sỹ lâm sàng.

Tuy nhiên, nếu xem xét chức năng và nhiệm vụ khoa dược đã được quy định trong thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011, tức là cần tối thiểu 5 vị trí yêu cầu có ít nhất 1 dược sĩ đại học đảm nhiệm, do đó cả tỉnh Quảng Ninh cần bổ sung ít nhất 43 DS cho các bệnh viện tuyến huyện.

Tóm lại, trước mắt, nhân lực dược tại các bệnh viện huyện Quảng Ninh cơ bản đã đáp ứng được quy định về định mức biên chế theo thông tư 08 nhưng để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo đúng chuyên môn của khoa dược như thông tư 22 thì vẫn còn thiếu rất nhiều.

55

KT LUN VÀ KIN NGH 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thực hiện được những nội dung sau:

1.1. Cơ cấu nhân lực dược tại các bệnh viện

Cơ cấu nhân lực dược tại các bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực dược tại các bệnh viện huyện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)