BẢNG 2.2 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA VISE

Một phần của tài liệu THỊ PHẦN MÔI GIỚI CỦA sàn giao dịch chứng khoán hà nội trên lĩnh vực bất động sản (Trang 51)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1.Tổng tài sản(tỷ đồng) 1,089.56 633.23 554.01 Tài sản dài hạn 21.46 18.96 14.34 Tài sản ngắn hạn 1,068.10 614.28 539.68 2.Nợ phải trả(tỷ đồng) 936.47 502.92 426.96 Nợ ngắn hạn 936.23 502.76 426.79 Nợ dài hạn 0.24 0.16 0.17

3.Cơ cấu tài sản(%)

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 98.03% 97.01% 97.41% 4.Cơ cấu nguồn vốn(%)

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 85.95% 79.42% 77.07% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 14.05% 20.58% 22.93% 5.Khả năng thanh toán(lần)

Khả năng thanh toán nhanh 0.44 0.673 0.53

Khả năng thanh toán hiện hành 0.41 1.22 1.26

6.Tỷ suất lợi nhuận(%)

Tỷ suất LNST/ Tổng tài sản -0.05% -3.60% -0.86% Tỷ suất LNST/ Doanh thu thuần -32.16% -24.29% -10.44%

Tỷ suất LNST/VCSH -0.35% -17.47% -3.77%

(Nguồn: Báo cáo thường niên, BCTC của VISE năm 2011, 2012, 2013) Từ bảng trên ta có đánh giá về các chỉ tiêu tài chính cơ bản của VISE:

* Tài sản và nợ phải trả: Tổng tài sản của VISE có xu hướng giảm dần. Cụ thể: tổng tài sản năm 2011 là 1,089.56 tỷ đồng, đến năm 2012 giảm còn 633.23 tỷ đồng và cuối năm 2013 chỉ còn 554.01 tỷ đồng. Điều này cho thấy việc công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011- 2013.Đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, và VISE cũng không tránh khỏi những khó khăn đó. Công ty đã liên tục thực hiện bán bớt tài sản của mình một phần để thu hẹp quy mô hoạt động, giảm thiểu chi phí, một phần để thanh toán các khoản nợ phải trả, thể hiện ở việc các khoản nợ phải trả của công ty đã giảm từ 936.47 tỷ đồng vào năm 2011 xuống còn 502.92 tỷ đồng vào năm 2012 và còn

426.96 tỷ đồng vào cuối năm 2013. Ngoài ra chủ sở hữu của công ty cũng rút vốn đầu tư làm cho lượng vốn chủ sở hữu của công ty giảm từ 153.09 tỷ đồng vào năm 2011 còn 130.31 tỷ đồng năm 2012 và 127.05 tỷ đồng vào cuối năm 2013.

* Cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Tính đến cuối năm 2013 cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của VISE không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2011. Trong đó tỷ lệ tài sản dài hạn/tổng tài sản năm 2011 là 1.97%, đến năm 2012 tăng lên 2.99% và 2013 giảm còn 2.59%, tỷ lệ tài sản ngắn hạn/tổng tài sản lại giảm từ 98.03% năm 2011 còn 97.41% năm 2013 điều này cho thấy VISE luôn duy trì tỷ lệ tài sản một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản phải chi trả của công ty. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2013,cụ thể: năm 2011 là 95%, năm 2012 giảm còn 79.42% và đến năm 2013 còn 77.07%. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do công ty đã thanh toán các khoản nợ của mình thông qua việc bán bớt tài sản để trả nợ.

* Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán của công ty cũng biến động khá mạnh. Trong giai đoạn 2011-2013 công ty đã thanh toán được một lượng lớn các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng mạnh từ 0.41 lần năm 2011 lên 1.22 lần năm 2012 và đạt 1.26 lần vào cuối năm 2013. Tuy nhiên lượng tiền và tương đương tiền lại biến động mạnh làm cho khả năng thanh toán nhanh cũng thay đổi từ 0.44 lần vào năm 2011 lên 0.67 lần năm 2012 sau đó lại giảm còn 0.53 lần vào năm 2013.

* Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của công ty là số âm nên làm cho các tỷ suất lợi nhuận cũng kéo theo là số âm. Cụ thể : Tỷ suất LNST/ Tổng tài sản năm 2011 là -0.05% đến năm 2012 giảm xuống -3.60% và năm 2013 tăng lên -0.86%, Tỷ suất LNST/VCSH của công ty biến động mạnh khi giảm từ

-0.35% năm 2011 xuống -17.47% năm 2012 sau đó tăng mạnh lên -3.77% cuối năm 2013. Đồng thời Tỷ suất LNST/ Doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng từ -32.16% năm 2011 lên -10.44% năm 2013 nguyên nhân chính làm cho

các tỷ suất sinh lời tăng lên là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh: năm 2011 LNST là -52.96 tỷ đồng đến năm 2012 tăng lên -22.77 tỷ đồng và năm 2013 tăng lên -4.79 tỷ đồng. Năm 2013 nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã có những sự hồi phục nhất định, tuy nhiên các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty đều cho thấy quá trình hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều vấn đề phát sinh cần được giải quyết.

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM KHOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.3.1 Biểu phí giao dịch tại công ty chứng khoán quốc tế Việt Nam BẢNG 2.3 BIỂU PHÍ GIAO DỊCH TẠI VISE

TT Mục Mức phí

Phí môi giới và giao dịch 1 Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ≤ 100 triệu VNĐ 0.30% >100 triệu đến 300 triệu VNĐ 0.25% >300 triệu đến 1 tỷ VNĐ 0.20% > 1 tỷ VNĐ 0.15% 2 Trái phiếu 0.10% 3

Lưu ký,chuyển khoản chứng

khoán Miễn phí

( Nguồn: vise.com.vn ) Qua bảng biểu phí trên ta có thể thấy được phí giao dịch tại VISE phù hợp với các quy định về mức phí được thu của các công ty chứng khoán. So với SSI, MSBS, VNDS… thì đây là mức phí cao hơn, tuy nhiên khi so sánh với ACBS, HSC, MBS… thì đây lại là mức phí thấp hơn. Như vậy với biểu phí này, công ty chứng khoán quốc tế Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, thu hút các nhà đầu tư tham gia giao dịch tại

VISE, vì đây vẫn là mức biểu phí khá thấp so với mặt bằng chung của các công ty chứng khoán trên thị trường.

2.3.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại VISE

So với lịch sử hàng trăm năm của các TTCK lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật… thì chỉ với hơn 13 năm hình thành và phát triển, dường như TTCK VN còn quá non trẻ. Mặc dù đã tạo được một sự hấp dẫn đáng kể đối với công chúng đầu tư so với những ngày đầu thành lập nhưng số tài khoản giao dịch chứng khoán còn khá khiêm tốn. Với lượng dân cư như Việt Nam, thực sự đây là một thị trường rất tiềm năng. Chính vì vậy, hầu như CTCK nào cũng đặt hoạt động môi giới làm hoạt động trọng tâm ngay từ đầu, không chỉ nhằm tạo niềm tin, gây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt NĐT mà hoạt động này còn mang lại doanh thu lớn cho CTCK. Hơn nữa, trong tương lai không xa, khi TTCK VN đã bước qua thời kỳ sơ khai và đi vào giai đoạn phát triển, sản phẩm dịch vụ dồi dào về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại, thì nhu cầu của NĐT cần được cung cấp và tư vấn về mặt thông tin là rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư mạnh để phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại VISE nói riêng và mọi CTCK nói chung luôn là vấn đề cấp thiết. Được đầu tư mạnh ngay từ đầu, hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán quốc tế Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt. Để đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới của VISE, có thể nhìn nhận qua các tiêu chí chính: số lượng tài khoản giao dịch khách hàng mở tại công ty, thị phần giao dịch môi giới, doanh thu môi giới, lợi nhuận môi giới…

2.3.2.1 Số lượng tài khoản và giá trị giao dịch

Một phần của tài liệu THỊ PHẦN MÔI GIỚI CỦA sàn giao dịch chứng khoán hà nội trên lĩnh vực bất động sản (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w