Công ty đóng trên địa bàn TP Hà Nội do vậy Công ty đã thực hiện xây dựng mạng lưới khách hàng tập trung trên địa bàn TP và các vùng phụ cận. Công ty CP TM&DP Kim Long không thực hiện phân phối trực tiếp mà thực hiện phân phối gián tiếp. Việc áp dụng chính sách phân phối này Công ty không khai thác được tối đa lợi nhuận về giá, nhưng theo chúng tôi việc áp dụng chính sách này của công ty là phù hợp. Do là một công ty nhỏ nên tiềm lực tài chính còn ít nên việc tổ chức hệ thống quầy thuốc, trung tâm bán lẻ là rất khó khả thi và không đem lại nhiều lợi nhuận. Ngược lại khi thực hiện bán tập gián tiếp mặc dù phải thực hiện chính sách chiết khấu nhưng dễ quản lý được khách hàng và có nguồn ra ổn định không phải đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, thuê mặt bằng địa điểm.
4.7 Chiến lược mở rộng hệ thống bán tại địa bàn các tỉnh
Mặc dù địa bàn TP Hà Nội là một địa bàn rộng với sức tiêu thụ cao nhưng tại TP có nhiều công ty cũng kinh doanh dược phẩm với nhiều qui mô và tiềm lực tài chính khác nhau. Chính vì vậy, việc Công ty CP TM&DP Kim Long mở rộng địa bàn đi các tỉnh là phù hợp vì mức độ cạnh tranh tại các tỉnh sẽ giảm bớt. Ngoài ra, một địa bàn cũng có một sức tiêu thụ nhất định đến một giới hạn nào đó sẽ bão hoà, nên việc tìm kiếm thị trường từ các địa bàn phụ cận là hợp lý vì vừa giảm được sức ép cạnh tranh vừa tăng được lợi nhuận. Và đây cũng là yếu tố cơ bản để công ty ngày càng lớn mạnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty CP TM&DP Kim Long
- Công ty là một doanh nghiệp nhỏ đóng trên địa bàn TP Hà Nội; có tổ mô hình tổ chức điển hình của một công ty cổ phần, gồm: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, 04 phòng và 01 bộ phận.
- Địa bàn kinh doanh của Công ty là TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phụ cận. Khách hàng của Công ty có 03 nhóm cơ bản: các cơ sở y tế công lập; công ty Dược phẩm và nhà thuốc. Công ty không tổ chức mạng lưới bán lẻ trực tiếp cho bệnh nhân.
- Số cán bộ chuyên môn dược có trình độ đại học sau đại học còn ít 03 người trong năm 2013 chiếm tỷ lệ 7,57%.
- Trong giai đoạn 2012 - 2013, Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Công ty CP Dược phẩm Traphaco, Phitopharma, Công ty CPDP Thái Bình Dương,...
- Môi trường bên trong của Công ty ổn định: cơ cấu nhân sự phù hợp với qui mô, công tác tuyển dụng - đào tạo được thực hiện chặt chẽ, chính sách tiền lương, khen thưởng kịp thời cho CBNV trong công ty. Chính sách lương linh hoạt, gắn với doanh thu.
- Chiến lược tài chính của Công ty sử dụng nội lực, trả chậm chiếm dụng vốn và vay ngân hàng; Chiến lược giá linh hoạt theo thị trường và mức độ cạnh tranh.
2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Doanh số mua của Công ty năm sau cao hơn năm trước, các thuốc mua chủ yếu là thuốc có nguồn gốc trong nước.
- Doanh số bán của công ty năm 2013 tăng 116,32% so với năm 2012; doanh số bán chủ yếu là cho các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế).
- Chi phí bán hàng của Công ty chiếm từ 73,01% đến 75,21% ; chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng từ 16,54 đến 17,09%; còn lại là chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tỷ lệ % nợ/ tổng nguồn vốn của công ty đạt từ 75,77% đến 76,85%; dư nợ phải trả năm sau cao hơn năm trước.
- Nguồn vốn của Công ty được phân bổ chủ yếu vào tài sản lưu động: năm 2012 là 77,88%; năm 2013 là 82,22%. Tiền nợ phải thu có xu hướng tăng lên theo từng năm; tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm. Khả năng thanh toán của Công ty trong cả hai năm đều trên 30%.
- Công ty làm ăn có lãi năm sau cao hơn năm trước, tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu luôn đạt mức cao: năm 2012 đạt 116,6% năm 2013 đạt 145,2%.
- Năng suất lao động bình quân đạt khoảng 400 triệu đồng/ năm, có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.
- Công ty sử dụng lao động đạt hiệu quả cao mức sinh lợi bình quân năm 2013 tăng 127,8% so với năm 2012 và đạt mức 38,95 triệu đồng.
- Thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 tăng 121,3% so với năm 2012. Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước và Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
II. Kiến nghị
Từ các kết quả nghiên cứu trên, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty CP TM&DP Kim Long chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Công ty cần đẩy mạnh chính sách liên doanh, liên kết để xây dựng mạng lưới bán lẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên giá bán.
2. Tích cực thúc đẩy hệ thống trình dược viên và cung ứng trên thị trường OTC vì thuốc của Công ty chủ yếu là các thuốc thông thường.
3. Xây dựng chính sách mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm để giảm sự phụ thuộc vào một vài loại sản phẩm để tránh rủi ro trong cạnh tranh và sự biến động của thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ y tế (2012), Diễn đàn người Việt Nam tiêu dùng thuốc Việt Nam.
2. Bộ y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm 2013, Hội nghị trực tuyến ngày 24/01/2013.
3. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược (2005), Giáo trình Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tế dược học, Bộ y tế, Nhà xuất bản Y học.
5. Công ty CPTM&DP Kim Long
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012 – 2013 - Báo cáo tài chính các năm 2012 – 2013.
6. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích Kinh doanh, bộ môn kế toán Quản tri & Phân tích kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
7. Trương Đình Chiến (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
8. Phạm Văn Dược (2008), Phân tích Hoạt động Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, Nhà xuất bản Thống kê Tp.HCM.
9. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2011), Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu, Khoa quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
11.Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế Dược, Bộ Y tế, Nhà xuất bản y học.
12. Phạm Vũ Thu Hà (2010), Nghiên cứu Chiến lược Kinh doanh của một số Công ty Dược phẩm nước ngoài trong nhóm hàng đầu thị trường Việt Nam từ năm 2008 – 2010, Luận văn Thạc sĩ học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
14. Lưu Thị Hồng Nhung (2011), Khảo sát chiến lược kinh doanh một số doanh nghiệp Dược phẩm tư nhân giai đoạn 2006 – 2010, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Quang (2007), Giáo trình Marketing Thương mại, Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
16. Ngô Thị Kim Thanh(2011) Giáo trình Quản tri Chiến lược, Bộ môn quản trị doanh nghệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Ngô Thị Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản tri Doanh nghiệp, Bộ môn quản trị doanh nghệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Dược