Nội dung quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 28)

1.3.1. Công tác lập kế hoạch và phân bổ

* Vai trò của lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư

Lập kế hoạch vốn đầu tƣ đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB. Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, các địa phƣơng chủ động đẩy mạnh đầu tƣ có định hƣớng phát triển, cân đối nguồn lực vật chất và con ngƣời, tránh đƣợc hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải,chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí.

* Điều kiện và nguyên tắc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư

Lập kế hoạch vốn đầu tƣ trƣớc hết phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ hợp lý, xác định thứ tự ƣu tiên, đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm; xác định cơ cấu đầu tƣ theo ngành, địa bàn để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. Sau khi xây dựng đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ hợp lý phải lập đƣợc quy hoạch đầu tƣ nhằm hoạch định trƣớc những vùng, những ngành cần đƣợc đầu tƣ, mức vốn đầu tƣ, thời gian bỏ vốn…Dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch vốn đầu tƣ nhằm xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn đầu tƣ trong từng thời kỳ nhất định cho thời hạn 10 năm, 5 năm và từng năm.

Việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm phải dựa trên khả năng cân đối về ngân sách, phải phù hợp với nguồn thu, nhằm tránh nợ đọng trong đầu tƣ xây dựng. Khi phân bổ vốn đầu tƣ phải đảm bảo cơ cấu đầu tƣ hợp lý giữa các ngành lĩnh vực và phù hợp với phân cấp về quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội của từng cấp ngân sách, cụ thể:

Đối với vốn đầu tƣ thuộc Trung ƣơng quản lý: Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao dự toán ngân sách hàng năm, các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ; cơ cấu vốn trong nƣớc, vốn ngoài nƣớc, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nƣớc, dự án nhóm A và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

Đối với vốn đầu tƣ thuộc địa phƣơng quản lý: Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tƣ cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã

đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ; cơ cấu vốn trong nƣớc, vốn ngoài nƣớc, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nƣớc và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. UBND các cấp lập phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ trình HĐND cùng cấp quyết định. Riêng đối với các dự án đƣợc đầu tƣ bằng các nguồn vốn đƣợc để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho ngân sách địa phƣơng còn phải tuân thủ các quy định về đối tƣợng đầu tƣ và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tƣ.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với Sở Tài chính dự kiến phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án do tỉnh quản lý trƣớc khi báo cáo UBND tỉnh quyết định. Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng của quận, huyện tham mƣu cho UBND quận, huyện phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án do huyện quản lý.

Khi phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phải đảm bảo đủ điều kiện về hồ sơ thủ tục theo quy định đối với từng loại dự án (chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ). Kế hoạch vốn đầu tƣ đối với công trình sử dụng ngân sách địa phƣơng do địa phƣơng quyết định. Kế hoạch vốn đầu tƣ đối với công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp trên phải đƣợc địa phƣơng tổng hợp đề xuất kịp thời lên cấp trên để cân đối ngân sách cấp trên.

Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trƣớc ngày 31 tháng 12 năm trƣớc. Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ, các Bộ gửi kế hoạch vốn đầu tƣ về Bộ Tài chính và KBNN (trung ƣơng). KBNN chuyển kế hoạch vốn các dự án (có chi tiết theo mã chƣơng, mã dự án đầu tƣ và ngành kinh tế (loại, khoản) của các Bộ về KBNN địa phƣơng để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn; UBND các tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tƣ về Bộ Tài chính, đồng gửi Sở Tài chính và KBNN (tỉnh) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn; UBND các huyện gửi kế hoạch vốn đầu tƣ về Sở Tài chính, đồng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch và KBNN (huyện) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn. Đồng thời với việc gửi kế hoạch cho các cơ quan nêu trên, các Bộ và UBND các cấp giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tƣ để thực hiện.

* Thẩm tra phân bổ vốn đầu tư

Việc thẩm tra phân bổ vốn đầu tƣ có thể thực hiện sau khi phân bổ vốn đầu tƣ hoặc có thể thực hiện ngay trong quá trình phân bổ tùy theo các cấp ngân sách, cụ thể:

Đối với dự án do các Bộ quản lý: khi nhận đƣợc kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ của các Bộ, KBNN triển khai công tác kiểm soát thanh toán theo quy định. Trƣờng hợp dự án không đủ thủ tục đầu tƣ, KBNN không thanh toán. Bộ Tài chính sẽ có ý kiến thẩm tra phân bổ gửi các Bộ trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận đƣợc kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ của các Bộ. Trƣờng hợp có dự án phân bổ không đúng quy định, Bộ Tài chính có ý kiến để KBNN dừng thanh toán, nếu đã thanh toán thì thực hiện thu hồi số vốn đã thanh toán cho dự án đó. Các Bộ có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tƣ các dự án đƣợc phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả ngân sách nh nƣớc số vốn đã thanh toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do việc phân bổ không đúng quy định gây ra.

Đối với dự án do các tỉnh, huyện quản lý: Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ trƣớc khi các cơ quan trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định. Căn cứ quyết định về kế hoạch vốn đầu tƣ của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định. Trƣờng hợp có dự án không đủ thủ tục đầu tƣ, KBNN không thanh toán và thông báo Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch để trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện xử lý.

* Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư

Trong năm kế hoạch, các Bộ, địa phƣơng phải rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tƣ của các dự án để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tƣớng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vƣợt tiến độ, còn nợ khối lƣợng, các dự án có khả năng hoàn thành vƣợt kế hoạch trong năm.

Trƣớc khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tƣ từng dự án cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với các dự án thuộc ngân sách trung ƣơng), gửi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với các dự án thuộc ngân sách địa phƣơng), các Bộ, địa phƣơng chỉ đạo chủ đầu tƣ chốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn

thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dƣ do không thực hiện đƣợc, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán. Các Bộ, địa phƣơng chịu trách nhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh.

Trƣờng hợp sau khi đã điều chỉnh mà còn thừa vốn so với kế hoạch giao thì số vốn thừa đƣợc điều chỉnh cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Các Bộ và các tỉnh thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ, gửi cơ quan Tài chính đồng cấp và KBNN để làm căn cứ thanh toán. Thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm kế hoạch.

1.3.2. Công tác thanh toán

Thanh toán vốn đầu tƣ là việc chủ đầu tƣ trả tiền cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng. Thông thƣờng, sau khi ký hợp đồng, nhà thầu sẽ nhận đƣợc một khoản tiền tạm ứng để thực hiện hợp đồng. Số tiền tạm ứng sẽ đƣợc thu hồi dần khi có khối lƣợng hoàn thành. Thời gian thanh toán vốn đầu tƣ có thể đƣợc thanh toán theo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi công chủ đầu tƣ sẽ thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền, có thể đƣợc thanh toán theo giai đoạn qui ƣớc hay điểm dừng kỹ thuật hợp lý, có thể đƣợc thanh toán theo khối lƣợng xây dựng cơ bản hoàn thành hay thanh toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng thời kỳ, khả năng về vốn của chủ đầu tƣ và nhà thầu. Vấn đề là phải kết hợp đƣợc hài hòa lợi ích của chủ đầu tƣ và nhà thầu. Với nguyên tắc chung là việc thanh toán càng kịp thời càng đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công vừa đảm bảo thúc đẩy tiến độ thi công công trình và chủ đầu tƣ có điều kiện sớm đƣa công trình vào khai thác sử dụng và sớm phát huy hiệu quả của dự án.

Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN việc thanh toán kịp thời vốn đầu tƣ còn có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng số vòng quay của tiền trong nền kinh tế bởi lẽ tiền trong kho bạc là đồng tiền không sinh lời còn đồng tiền về đến doanh nghiệp là đồng tiền đƣa vào xã hội và nó sẽ sinh sôi, nảy nở.

Việc thanh toán vốn đầu tƣ từ NSNN đƣợc KBNN thực hiện, Nhà nƣớc cấp vốn cho chủ đầu tƣ để chủ đầu tƣ thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoàn thành.

* Thanh toán tạm ứng

Công tác tạm ứng vốn của chủ đầu tƣ cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trƣớc và phải đƣợc quy định rõ đối tƣợng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nƣớc đối với từng loại:

Hợp đồng tƣ vấn; hợp đồng thi công xây dựng; hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác. Trong công tác giải phóng mặt bằng thì mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch gải phóng mặt bằng. Do tính chất đặc thù của công tác giải phóng mặt bằng nên các Bộ và UBND các cấp phải bố trí đủ vốn cho công tác giải phóng mặt bằng.

Hơn nữa, đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải đƣợc sản xuất trƣớc để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tƣ phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tƣ thống nhất với nhà thầu.

* Thu hồi vốn tạm ứng

Công tác thu hồi vốn tạm ứng đƣợc thực hiện qua các lần thanh toán khối lƣợng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lƣợng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tƣ thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng.

* Thanh toán khối lượng hoàn thành

Đối với các công việc đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng, việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải đƣợc quy định rõ trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng trọn gói, thanh toán theo tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lƣợng công việc tƣơng ứng với các giai đoạn thanh toán đƣợc ghi trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, thanh toán trên cơ sở khối lƣợng thực tế hoàn thành (kể cả khối lƣợng tăng hoặc giảm đƣợc phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) đƣợc nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thanh toán trên cơ sở khối lƣợng thực tế hoàn thành (kể cả khối lƣợng tăng hoặc giảm đƣợc phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) đƣợc nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trƣợt giá theo đúng các thoả thuận trong của hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo thời gian, chi phí cho chuyên gia đƣợc xác định trên cơ sở mức lƣơng cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế đƣợc nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ); các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phƣơng thức quy định trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%), thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lƣợng công việc đã hoàn thành đƣợc quy định trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng kết hợp các loại giá hợp đồng, việc thanh toán đƣợc thực hiện tƣơng ứng với các loại hợp đồng nhƣ đã nêu trên.

* Thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng

Việc thanh toán các khối lƣợng phát sinh (ngoài hợp đồng) chƣa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trƣớc khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Trƣờng hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tƣ và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng.

Trƣờng hợp khối lƣợng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lƣợng công việc tƣơng ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lƣợng phát sinh chƣa có đơn giá trong hợp đồng thì đƣợc thanh toán trên cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lƣợng phát sinh.

Trƣờng hợp khối lƣợng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lƣợng công việc tƣơng ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã đƣợc điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán.

1.3.3. Công tác quyết toán

Quyết toán là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng nhƣ các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua. Với hàm nghĩa đó, quyết toán trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách đến các cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lực tối cao của mỗi quốc gia. Quyết toán vốn đầu tƣ của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tƣ.

Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã đƣợc thực hiện trong quá trình đầu tƣ để đƣa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí đƣợc thực hiện đúng với thiết kế, dự toán đƣợc phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)