Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về việc thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã Trưng Trắc nhiệm kỳ 2005 – 2010 (Trang 25)

+ Mẫu khí

Xác định SO2 theo phương pháp Tetracloromercurat (TCM/pararosanilin) theo TCVN 5971-1995.

Xác định NOx bằng phương pháp Griss-Saltman theo ISO 6768/1995. Xác định NH3 theo TCVN 5293 – 1995

Xác định hơi axit HCl và các hơi hữu cơ bằng máy sắc ký GC ver.2.1 của Shimadzu.

+ Mẫu nước

Lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 5992-1995; TCVN 5993-1995; TCVN 5994-1995. Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN 6663-14:2000, ISO 5667-14:1998.

Phân tích các chỉ tiêu trong nước bằng phương pháp chuẩn độ, trắc quang (so màu) và các phương pháp hóa lý hiện đại, cụ thể:

Xác định sắt tổng (Fe) bằng phương pháp so màu với thuốc thử axit sunphosalicinic trong môi trường kiềm tại bước sóng 430nm;

Xác định NO2- bằng thuốc thử Griss và tiến hành so màu tại bước sóng 510nm;

Xác định NO3- bằng phương pháp so màu với thuốc thử axit đisunphophenic tại bước sóng 430nm;

Xác định NH4+ bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nestle tại bước sóng 430nm;

Xác định PO43- bằng phương pháp so màu xanh molipđen tại bước sóng 710nm;

Xác định SO42- bằng phương pháp phương pháp dùng baricromat (theo Xlap);

Xác định độ cứng của nước thông qua tổng canxi và magiê trong nước bằng phương pháp chuẩn độ EDTA với chỉ thị ETOO tại môi trường pH=10.

Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ ngược với K2Cr2O7 làm chất ôxi hoá dưới xúc tác của HgSO4 và Ag2SO4.

Xác định BOD5 bằng phương pháp ủ 5 ngày tại nhiệt độ 200C theo TCVN 6621-2000.

Xác định TSS (tổng chất rắn lơ lửng) và TDS (tổng chất rắn hoà tan) bằng phương pháp khối lượng;

Xác định As, Cd, Pb, Zn, Mn bằng máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 6800 của Shimadzu, Nhật.

Xác định Cl- bằng phương pháp chuẩn độ với AgNO3

Xác định dầu mỡ theo phương pháp khối lượng theo TCVN 5070:1995

+ Mẫu đất

Với các vị trí đã xác định, việc lấy mẫu được tiến hành theo các TCVN 4046 và 4047 - 1985. Mẫu đất được lấy phải mang tính chất đại diện cho cả khu vực.

Mẫu được lấy ở tầng 0 – 25cm và được lấy theo phương pháp hỗn hợp tại nhiều điểm khác nhau trong cùng một khu vực lấy ở cùng độ sâu. Mỗi điểm lấy khoảng 0,5kg, sau đó gộp lại và trộn đều (Hình 2.1)

Hình 4. Mô hình lấy mẫu đất theo phương pháp hỗn hợp

Mẫu đất được gói bằng túi vải, túi nilông. Các mẫu đất sau khi lấy được mang về phòng phân tích Bộ môn Thổ nhưỡng - Môi trường đất để phơi khô không khí (phơi khô tự nhiên trong bóng râm, không có ánh nắng mặt trời, không có bụi và không có các khí NH3, HCl... cho đến khi khô).

Sau đó nghiền nhỏ các mẫu bằng cối sứ có chày sức bọc cao su hoặc bằng máy và rây theo các kích thước khác nhau tuỳ theo mức độ yêu cầu đối với từng chỉ tiêu phân tích, đồng thời loại bỏ các loại đá tạp, rễ thực vật có trong mẫu. ở đây, mẫu được rây trên rây có kích thước 1mm.

Trộn đều mẫu đất, rải thành lớp mỏng hình vuông. Vẽ hai đường chéo hình vuông tạo thành 4 hình tam giác. Lấy đất ở hai tam giác đối đỉnh và bỏ đất ở hai tam giác kia. Tiếp tục trộn đều và rải thành lớp mỏng hình vuông tạo thành

4 hình tam giác. Lấy đất ở hai tam giác đối đỉnh. Quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi khối lượng đất lấy được đủ để phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu (Hình 5)

Hình 5. Mô hình trộn và lấy mẫu đất sau khi phơi

2

1 3 4 4

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về việc thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã Trưng Trắc nhiệm kỳ 2005 – 2010 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w