LUYỆN ĐỀ “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân – (Tiếp)

Một phần của tài liệu Giao an 12 (Chuan khong can chinh - tchk1) (Trang 42)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

LUYỆN ĐỀ “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân – (Tiếp)

---

Tiết tự chọn 17: Làm văn Ngày soạn: 10/12/2010

LUYỆN ĐỀ “Người lái đò sông Đà ” – Nguyễn Tuân –(Tiếp) (Tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. 2. Kĩ năng: Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Thực hành vận dụng.

2. Học sinh:

- Đọc lại nội dung đoạn 1, bài “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. - Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (43’)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

mới. (1’)

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.

(3’)

HS phân tích yêu cầu của đề: - Vấn đề cần nghị luận. - Nội dung của vấn đề. - Thao tác chủ yếu.

Hoạt động 3: Luyện tập. (37’)

- HS: Thực hiện lập dàn ý chi tiết cho bài viết theo hướng dẫn của GV.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà trong

đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.

* Dàn ý bài viết:

1) Mở bài: (5’)

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và tuỳ bút Người lái đò sông Đà.

- Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cần phân tích.

2) Thân bài: (30’) a) Lời đề từ:

- Thơ Nguyễn Quang Bích:“Chúng thủy giai đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu”

→ Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, không giống ai của Sông Đà → Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.

- Thơ của nhà thơ Ba Lan:

“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông → hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.

b) Phân tích hình tượng con Sông Đà:

Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động, có diện mạo, tính cách, nội tâm, hoạt động như con người → hiện lên như một nhân vật văn học với 2 tính cách nổi bật:

- GV:

+ Ra đề, hướng dẫn HS làm bài.

+ HS trình bày dàn ý của mình vào vở ghi theo hướng dẫn chi tiết của GV. + GV kiểm tra vở ghi của một

số HS.

vừa hung bạo, dữ dội, hùng vĩ vừa trữ tình, dịu dàng, nên thơ.

* Vẻ đẹp nên thơ và trữ tình:

Tập trung ở khúc hạ lưu → dòng chảy êm, phẳng, rộng → nét tính cách tương phản với sự hung bạo được miêu tả cụ thể, chân thực bằng rất nhiều hình ảnh gợi cảm.

- Điểm nhìn động: theo mùa; trên cao, xa; ngồi thuyền đi trên mặt sông.

+ Dây thừng ngoằn nghèo.

+ Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân → vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, e ấp như mang cả hương thơm quyến rũ của núi rừng (áng tóc thơm hương hoa ban hoa gạo).

+ Theo mùa: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà

không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

→ Khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ nhờ những so sánh độc đáo, chuẩn xác.

- Cảm nhận con sông Đà gợi cảm trên tư cách một “cố nhân”:

+ Màu nắng tháng ba Đường thi → liên tưởng độc đáo → nắng sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa.

+ Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

- Hình ảnh: đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ: Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi ra những nõn búp, con nai thơ ngộ, áng cỏ sương → tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ.

Hoạt động 4: (2’)

Hướng dẫn tự học.

- Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học.

khứ → chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm. Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa → không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm hồn người Việt trong những trang viết cổ sơ → lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh → vĩnh viễn hóa bờ bãi sông Đà.

Nhận xét:

- Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất.

- Sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình → nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.

- Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên

3) Kết bài: (5’)

- Sông Đà từ lâu là mạch thơ, nguồn hoạ, ý nhạc. Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà một cách độc đáo. Qua ngòi bút của Nguyễn, Sông Đà không đơn thuần là một cái tên trên bản đồ địa lí mà hoá một sinh thể sống động với những nét tính cách phong phú.

- Gắn với phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Nắm được cách giải quyết đề văn về Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.

- Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tiết tự chọn 18: Làm văn Ngày soạn: 15/12/2010

Một phần của tài liệu Giao an 12 (Chuan khong can chinh - tchk1) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w