LUYỆN ĐỀ “Đàn ghita của Lor-ca” – Thanh Thảo – (Tiếp)

Một phần của tài liệu Giao an 12 (Chuan khong can chinh - tchk1) (Trang 35)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

LUYỆN ĐỀ “Đàn ghita của Lor-ca” – Thanh Thảo – (Tiếp)

---

Tiết tự chọn 15 : Làm văn Ngày soạn: 3/12/2010

LUYỆN ĐỀ “Đàn ghi ta của Lor-ca ” – Thanh Thảo –(Tiếp) (Tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

2. Kĩ năng: Nghị luận về một đoạn thơ.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Thực hành vận dụng.

2. Học sinh:

- Đọc lại nội dung đoạn 1, bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

- Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (43’)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

mới. (1’)

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.

(3’)

HS nhắc lại cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Hoạt động 3: Luyện tập. (37’)

- HS

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Không ai chôn cất tiếng đàn Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Giọt nước mắt vầng trăng Long lanh trong đáy giếng.

(Trích Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)

* Dàn ý bài viết:

1) Mở bài: (7’)

- Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

- Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cần phân tích.

2) Thân bài: (30’) a) Nhan đề và đề từ:

- Đàn ghita - còn gọi là Tây Ban cầm- gắn liền với đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp và hào phóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- “Đàn ghita của Lorca”: tiếng nói nghệ thuật của riêng Lor-ca - không thuần tuý chỉ là âm thanh, giai đỉệu mà còn là toàn bộ con người Lor-ca với tinh thần đấu tranh vàd khát vọng đổi mới nghệ thuật. Trong trường hợp này, cây đàn ghita đã gắn bó và biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của Lor- ca - tình yêu cuộc sống và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhập trái tim mình với quần chúng nhân dân.

- Câu thơ của Lor-ca “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây

đàn”: ước nguyện của Lor-ca gắn với cây đàn. Sử dụng câu

thơ này làm đề từ, Thanh Thảo có lẽ muốn khẳng định rằng Lor-ca sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ kéo dài sự sống, nốí dài khát vọng của Lor-ca.

+ Chép đề bài.

+ Phân tích yêu cầu của đề. + Thực hiện lập dàn ý chi tiết

cho bài viết theo hướng dẫn của GV.

- GV

+ Ra đề, hướng dẫn HS làm bài.

+ HS trình bày dàn ý của mình vào vở ghi theo hướng dẫn chi tiết của GV. + GV kiểm tra vở ghi của một

số HS.

Hoạt động 4: (2’)

Hướng dẫn tự học.

- Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học.

b) Phân tích đoạn thơ :

Đoạn thơ như đặc tả cho một sự sống khác, mãnh liệt, âm thầm mà bất tử :

- Đoạn thơ tái hiện khoảnh khắc kẻ thù của Lorca hèn hạ thủ tiêu chàng, ném xác xuống giếng, nhưng qua hình tượng âm thanh tiếng đàn ta nhận ra một sức sống mãnh liệt vẫn tiếp tục. kẻ thù có thể vùi chôn thân xác của Lor- ca nhưng không thể vùi lấp và tiêu diệt được tinh thần và linh hồn của ông.

+ Thanh Thảo rất có ý thức khi so sánh tiếng đàn với cỏ mọc hoang để cảm nhận về sức lan toả của sự sống mãnh liệt không gì có thể hủy hoại được.

+ Sau khi Lor-ca chết, tiếng đàn ấy vẫn ngân vang như loài cỏ mọc hoang man dại đầy sức sống.

- Nghĩa khác: Lor-ca chết đi giữa lúc khát vọng chưa thành. Khát vọng cách tân nền nghệ thuật già nua bị dừng lại giữa đường. Kẻ dẫn đường đã hi sinh. Nghệ thuật thiếu kẻ dẫn đường thì sẽ như cỏ mọc hoang mà thôi.

Giọt nước mắt vầng trăng Long lanh trong đáy giếng

+ Hai câu thơ bắt nguồn từ một sự việc thực: kẻ thù giết chết Lor-ca và quẳng xác ông xuống giếng để phi tang. Lor-ca và tâm hồn của ông cao khiết như vầng trăng. + Nước mắt vầng trăng là sự thương tiếc cho vầng trăng

hay nước mắt sáng trong và vĩnh cửu như vầng trăng? Giếng nước nơi kẻ thù vứt xác anh lại là nơi tỏa sáng long lanh tâm hồn anh.

 Sự vùi lấp hóa thành sự thăng hoa, sự thê thảm chuyển hóa thành sự tôn vinh. Và đó là sự bất tử của người anh hùng.

3) Kết bài: (5’)

- “Đàn ghita của Lorca” là một bài thơ hay. Hay ở chỗ không chỉ tạo dựng chân dung người nghệ sĩ - chiến sĩ Phêđêricô Gaxia Lorca một cách trung thực và gợi cảm mà còn giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn và tính cách ®ậm chất Tây Ban Nha của Lor-ca.

- “Đàn ghita của Lorca” là tiếng nói tri âm của người nghệ

sĩ với một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ với một người chiến sĩ.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Nắm được cách giải quyết đề văn về đoạn trích trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Người lái đò sông Đà”

của Nguyễn Tuân.

---

Tiết tự chọn 15 : Làm văn Ngày soạn: 8/12/2010

Một phần của tài liệu Giao an 12 (Chuan khong can chinh - tchk1) (Trang 35)