C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
LUYỆN ĐỀ “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân –
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. 2. Kĩ năng: Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Thực hành vận dụng.
2. Học sinh:
- Đọc lại nội dung đoạn 1, bài “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. - Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (43’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Đề bài: Phân tích nét tính cách hung bạo của con sông Đà
trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
mới. (1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
(3’)
HS phân tích yêu cầu của đề: - Vấn đề cần nghị luận. - Nội dung của vấn đề. - Thao tác chủ yếu.
Hoạt động 3: Luyện tập. (37’)
- HS: Thực hiện lập dàn ý chi tiết cho bài viết theo hướng dẫn của GV.
- GV:
+ Ra đề, hướng dẫn HS làm bài.
1) Mở bài: (5’)
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và tuỳ bút Người lái đò sông Đà.
- Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cần phân tích.
2) Thân bài: (30’) a) Lời đề từ:
- Thơ Nguyễn Quang Bích:“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
→ Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, không giống ai của Sông Đà → Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.
- Thơ của nhà thơ Ba Lan:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông → hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
b) Phân tích hình tượng con Sông Đà:
Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động, có diện mạo, tính cách, nội tâm, hoạt động như con người → hiện lên như một nhân vật văn học với 2 tính cách nổi bật: vừa hung bạo, dữ dội, hùng vĩ vừa trữ tình, dịu dàng, nên thơ.
* Tính cách hung bạo, vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ:
- Khúc thượng nguồn: lắm thác, nhiều ghềnh, độ dốc lớn, nước chảy xiết.
- Vách đá: “dựng vách thành”, được đặc tả bằng một loạt các liên tưởng, so sánh cụ thể, độc đáo.
+ Mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời + Chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.
+ Có quãng con nai con hổ đã có lân nọt từ bờ này sang bờ
+ HS trình bày dàn ý của mình vào vở ghi theo hướng dẫn chi tiết của GV. + GV kiểm tra vở ghi của một
số HS.
kia.
+ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh…
+ Hẹp, sâu, dốc thẳng đứng, tạo cảm giác rợn lạnh. - Âm thanh tiếng nước:
+ Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. + Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
+ Nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.
+ Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng → gợi không khí của một trận cuồng lửa, hủy diệt, dùng lửa để tả nước – hai yếu tố vồn tương khắc, giờ lại hòa hợp để tương sinh một so sánh độc đáo, gợi cảm → nhấn mạnh đặc tính hủy diệt ghê gớm của Sông Đà.
→ Câu văn có kết cấu trùng điệp, liên hoàn, nhịp ngắn tạo giọng văn dồn dập, gấp gáp, cắng thẳng, từ ngữ cực tả trạng thái dữ dội → ấn tượng hãi hùng, rùng rợn và sức tàn phá khủng khiếp.
- Hút nước:
+ Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
+ Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh.
+ Cốc pha lê nước khổng lồ.
+ Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.
Nhận xét:
+ Đặc tả hút nước Sông Đà: sâu, sáng, xanh trong thăm thẳm.
+ Kết hợp thủ pháp của văn học và thủ pháp của điện ảnh > truyền đến độc giả cảm giác chân thực, sống động như tận mắt chứng kiến > Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn nên thơ một cách hùng vĩ.
- Thạch trận:
Thạch trận không chỉ có vẻ hung hãn, dữ dằn của vách đá, hút nước mà còn bộc lộ bản chất nham hiểm, xảo quyệt + Đá: Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, “nhăn nhúm”, méo
mó.
Đứng, ngồi, nằm, nghiêng với những nhiệm vụ riêng → bày sẵn thạch trận thành 3 tuyến.
+ Bày 3 trùng vi nhằm tước đoạt và hủy diệt đến cùng sự sống của con người: giở mọi thủ đoạn, miêu ma chước quỷ để dẫn dụ, phục kích → “binh pháp” sâu hiểm của “thần sông thần đá”.
+ Chọn khúc ngoặt – khi tầm nhìn bị hạn chế để đánh phục kích.
+ Dụ người vào sâu thế trận, đánh quật vu hồiο → cô lập hóa, chặn mọi đường sinh.
+ Khi giáp lá cà: giở mọi ngón đòn hiểm ác: nước thác reo hò làm thanh viện…→ uy hiếp tinh thần đối phương. Nhận xét:
- Ngôn từ phong phú, sử dụng thuật ngữ, hệ từ vựng của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau (quân sự, võ thuật, thể thao…)
- Diễn tả tính chất cuộc đấu tranh giữa con người – tự nhiên: quyết liệt, căng thẳng, một mất một còn.
→ Bản chất Sông Đà: vừa “khắc nghiệt như gì ghẻ, chúa
Hoạt động 4: (2’)
Hướng dẫn tự học.
- Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học.
đất”, vừa hùng vĩ dữ dội.
Thần thoại “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: lý giải cái hung bạo, khắc nghiệt của Sông Đà bằng tư duy thần thoại cổ xơ “năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Nguyễn Tuân lại dựng lên vẻ đẹp dữ dội, hung bạo, hùng vĩ của Sông Đà bằng những trang văn cụ thể, chân xác, giàu liên tưởng.
3) Kết bài: (5’)
- Sông Đà từ lâu là mạch thơ, nguồn hoạ, ý nhạc. Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà một cách độc đáo. Qua ngòi bút của Nguyễn, Sông Đà không đơn thuần là một cái tên trên bản đồ địa lí mà hoá một sinh thể sống động với những nét tính cách phong phú.
- Gắn với phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nắm được cách giải quyết đề văn về Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Người lái đò sông Đà”