Kết quả thử nghiệm thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ từ bản đồ địa hình 1 10 000 phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 49)

3.2.1. Hiện trạng thông tin tư liệu

3.2.1.1 Lưới khống chế toạ độ Nhà nước

Điểm toạ độ Nhà nƣớc hạng II gồm: 16 điểm; Điểm địa chính cơ sở: gồm 195 điểm;

Toàn bộ các điểm tọa độ Nhà nƣớc hạng II và điểm địa chính cơ sở đã đƣợc bình sai và tính chuyển về hệ toạ độ Quốc gia VN- 2000.

3.2.1.2. Lưới khống chế độ cao Nhà nước

+ Hạng I: có tuyến Vĩnh Linh - Hà Tiên gồm 22 điểm: I(VL-HT) 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82A, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90A, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97.

+ Hạng II: có tuyến Thạch Trụ - Kon Tum gồm 11 điểm: II(TT - KT) 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

+ Hạng III: gồm 84 điểm, phân bố theo các tuyến nhƣ sau: - Măng Ri - Hà Thành có 12 điểm;

- Hà Thành - An Bình có 3 điểm; - Hà Thành - Tích Niên có 3 điểm; - Tích Niên - Làng Trũi có 6 điểm; - Minh Long - Suối Loa có 7 điểm; - Long Vĩnh - Mỹ Lộc có 16 điểm; - Long Vĩnh - Chánh Lộ có 15 điểm; - An Bình - Bình Hòa B có 8 điểm; - Tích Niên - Minh Long có 3 điểm; - Minh Long - Chánh Lộ có 7 điểm; - Tài Năng - An Lão có 4 điểm; - Mỹ Chánh - An Lão có 4 điểm.

Mạng lƣới toạ độ, độ cao Nhà nƣớc trong khu đo nêu trên đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ phát triển các lƣới cấp thấp phục vụ thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ. Các điểm độ cao mới xây dựng thuộc Dự án hoàn thiện lƣới độ cao hạng I, II, III, đã thực hiện bổ sung cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phủ trùm cho toàn tỉnh.

3.2.1.3. Hiện trạng tư liệu ảnh và bản đồ - Ảnh hàng không:

Khu vực có tƣ liệu ảnh hàng không thuộc các phân khu bay chụp sau: Phân khu bay chụp D3-88 (chụp năm 1988); phân khu bay chụp D1-95 (chụp năm 1995); phân khu D3-98 (Quảng Ngãi- Bình Định), (chụp năm 1998); phân khu bay chụp Quảng Nam D1-03 (chụp tháng 5 năm 2003); phân khu Tây Nguyên TN5-02 (chụp năm 2002); phân khu D1-06 (Chu Lai – Dung Quất) (chụp năm 2006).

- Ảnh vệ tinh:

Ảnh vệ tinh SPOT5 thƣờng đƣợc sử dụng để thành lập bình đồ ảnh vệ tinh tỷ lệ 1/10.000 phục vụ cập nhật, bổ sung các địa vật mới xuất hiện hoặc bị mây che trên diện rộng không có trên ảnh hàng không.

- Tư liệu bản đồ:

Ngoài hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ hơn 1:100.000 hệ VN-2000 dùng để tham khảo; trong khu đo có hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000, 1:25.000 hệ VN- 2000. Cụ thể:

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000, gồm 27 mảnh, đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp ảnh số từ ảnh chụp năm 1998-1999 thuộc khu đo Quảng Ngãi - Bình Định do Công ty Đo đạc ảnh địa hình thi công. Bản đồ đƣợc thành lập trên cơ sở lƣới chiếu UTM, múi 60

, Elipsoid WGS-84, kinh tuyến trục 1110 Đông, hệ tọa độ VN-2000, hệ độ cao Quốc gia Việt Nam. Khoảng cao đều đƣờng bình độ cơ bản là 10m cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1/ 25.000. Bản đồ đƣợc lƣu giữ ở dạng giấy và số.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, gồm 18 mảnh, đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 do Nhà xuất Bản bản đồ thực hiện trong các năm từ 2001. Bản đồ đƣợc thành lập trên cơ sở múi chiếu UTM, múi 60, Elipsoid WGS-84, kinh tuyến trục 1110 Đông, hệ tọa độ VN-2000, hệ độ cao Quốc gia Việt Nam. Khoảng cao đều đƣờng bình độ cơ bản là 20m cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000. Bản đồ đƣợc lƣu giữ ở dạng giấy và số.

+ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, gồm 99 mảnh: đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp biên vẽ từ ảnh hàng không do Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thực hiện năm 2011. Bản đồ đƣợc thành lập trên cơ sở múi chiếu UTM, múi 30, Elipsoid WGS-84, kinh tuyến trục 1110 Đông, hệ tọa độ VN-2000, hệ độ cao Quốc gia Việt Nam. Khoảng cao đều đƣờng bình độ cơ bản là 5m cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000. Bản đồ đƣợc lƣu trữ ở dạng giấy và số.

3.2.2. Kết quả thử nghiệm

3.2.2.1. Xây dựng DLĐL từ nội dung bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10.000

Trong môi trƣờng Microstation, đối tƣợng nội dung bản đồ đã đƣợc phân loại theo 7 nhóm đối tƣợng gồm: Cơ sở toán học, Dân cƣ; Địa hình; Ranh giới; Thủy hệ; Giao thông; Thực vật. Trong mỗi nhóm, các đối tƣợng đƣợc phân biệt với nhau bởi các thuộc tính đồ họa theo quy định: Lớp (level), màu (color), lực nét (weight), kiểu ký hiệu (cell, line styles). Nếu chất lƣợng dữ liệu đảm bảo yêu cầu thì hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tách lọc tự động từ 7 nhóm lớp này thành những nhóm đối tƣợng mới để thuận tiện cho chuẩn hóa và đóng gói DLĐL theo quy định tổ chức dữ liệu với cấu trúc trong lƣợc đồ ứng dụng. Tuy nhiên trong 7 nhóm lớp đối tƣợng nội dung bản đồ bao gồm cả những nội dung không phải ĐTĐL hoặc những nội dung mang những thông tin trung gian có thể đƣợc sử dụng để chuẩn hóa DLĐL. Nên để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của đối tƣợng ta tổ chức lại các nhóm lớp đối tƣợng bằng các biện pháp bán tự động: Kết hợp giữa phần mềm và tách gộp thủ công để hình thành các nhóm ĐTĐL gốc theo chủ đề đã quy định trong danh mục ĐTĐL nền 1:10.000.

Đối với nhóm thông tin mà nội dung không phải là ĐTĐL thì loại bỏ nhƣ: mũi tên chỉ phƣơng bắc trên bản đồ, thƣớc chỉ độ dốc, hoặc những ghi chú mang tính thuyết minh,...

3.2.2.2. Chuẩn hóa thông tin

- Chuẩn hóa thuộc tính không gian của đối tƣợng thƣờng đƣợc đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công. Các đối tƣợng khi chuẩn hóa tuân theo những quy định về: level, color, style, weight, cell, scale,... để đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu.

- Chuẩn hóa thuộc tính phi không gian: Các đối tƣợng sau khi đã chuẩn hóa không gian sẽ chuẩn hóa thuộc tính phi không gian bằng phƣơng pháp tự động với phần mềm chuyên dụng (trong luận văn này, tác giả sử dụng phần mềm GisDataBuilder của công ty phần mềm eKTool) thông qua các tệp dữ liệu hoặc bằng các nhãn text từ ghi chú bản đồ.

3.2.2.3. Gán thông tin thuộc tính cho ĐTĐL

Một lớp thông tin địa lý có thể có rất nhiều đối tƣợng, cho nên việc gán thuộc tính cho nhiều đối tƣợng bằng công cụ hỗ trợ của phần mềm Microstation gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ta nên sử dụng phần mềm GisDataBuilder để gán tự động cho toàn bộ các ĐTĐL trong lớp thông tin đó. Mục đích của phần mềm này là tạo ra các lớp ĐTĐL thỏa mãn các yêu cầu về mô hình dữ liệu không gian trong lƣợc đồ ứng dụng.

Trƣớc khi gán thông tin cho các đối tƣợng thì thuộc tính ban đầu đƣợc khởi tạo của các đối tƣợng là rỗng. Chức năng gán thông tin cho phép gán thông tin thuộc tính cho tất cả các đối tƣợng của lớp thông tin lựa chọn từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Đó là:

- Gán thông tin từ nhãn: Các ghi chú bản đồ thƣờng ở dạng text hoặc textnode. Muốn sử dụng các ghi chú này để gán thì chúng phải thỏa mãn các điều kiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với đối tƣợng dạng điểm: Tâm của ghi chú cần phải đƣợc bắt vào vị trí tâm của đối tƣợng.

+ Đối với đối tƣợng dạng đƣờng: Tâm của ghi chú phải đƣợc bắt vào một đỉnh (vetex) của đối tƣợng.

+ Đối với đối tƣợng dạng vùng: Tâm của ghi chú phải nằm trong đối tƣợng.

Hình 3.2. Gán thông tin từ nhãn bản đồ

- Gán thông tin từ tệp: Cho phép gán thông tin cho các đối tƣợng trên bản đồ từ một tệp thông tin đã đƣợc định dạng trƣớc (hình 3.3).

Hình 3.3. Gán thông tin từ tệp 3.2.2.4. Chuyển dữ liệu từ các file *.dgn vào Geodatabase

Sử dụng phần mềm eKConvert để chuyển dữ liệu từ file *.dgn vào Geodatabase:

Sau khi chuyển dữ liệu xong ta có các gói dữ liệu trong geodatabase nhƣ sau:

Hình 3.5. Các gói dữ liệu trong geodatabase

Hình 3.6. Bảng các trường thuộc tính của địa giới xã và địa phận xã trong gói BienGioiDiaGioi tỷ lệ 1:10.000

3.2.2.5. Xây dựng CSDLNĐL tỷ lệ 1:25.000 có phạm vi tương đương với 01 mảnh bản đồ địa hình 1:10.000 từ CSDLNĐL tỷ lệ 1:10.000

- Nguồn dữ liệu: 01 mảnh CSDLNĐL tỷ lệ 1:10.000.

- Trên dữ liệu có trong CSDLNĐL tỷ lệ 1:10.000 đã tác giả tiến hành lọc bỏ đối tƣợng không có trong quy định và tổng quát hóa các đối tƣợng theo quy định mô hình

CSDLNĐL tỷ lệ 1:25.000.

Hình 3.7. Bảng các trường thuộc tính của điểm độ cao và đường bình độ trong gói DiaHinh tỷ lệ 1:25.000

3.2.2.6. Xây dựng CSDLNĐL tỷ lệ 1:50.000 có phạm vi tương đương 01 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 từ CSDLNĐL tỷ lệ 1:25.000

- Nguồn dữ liệu: Từ mảnh CSDLNĐL tỷ lệ 1:25.000 xây dựng ở phần trên.

- Với những dữ liệu có trong CSDLNĐL tỷ lệ 1:25.000 tác giả tiến hành tổng quát hóa các đối tƣợng theo quy định mô hình CSDLNĐL tỷ lệ 1:50.000.

Hình 3.8. Bảng các trường thuộc tính của đường địa giới và địa phận trong gói BienGioiDiaGioi tỷ lệ 1:50.000

3.2.2.7. Xây dựng siêu dữ liệu

Việc đầu tiên khi xây dựng siêu dữ liệu là tiến hành thu thập tƣ liệu bao gồm: tài liệu thiết kế xây dựng DLĐL của khu vực, lý lịch bản đồ, các tài liệu sử dụng trong quá trình xây dựng bản đồ địa hình và các báo cáo kết quả đánh giá chất lƣợng dữ liệu.

Tiếp theo sử dụng phần mềm VMP Editor xây dựng Metadata. Trong quá trình xây dựng siêu dữ liệu, tác giả nhập các thông tin có liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng, kiểm tra, cập nhật và phân phối dữ liệu. Các thông tin này bao gồm:

+ Tên của tập dữ liệu siêu dữ liệu: CSDL nền địa hình;

+ Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để xây dựng siêu dữ liệu: Tiếng Việt; + Bảng mã ký tự đƣợc sử dụng để xây dựng siêu dữ liệu: UTF-8; + Ngày hoàn thành việc xây dựng dữ liệu siêu dữ liệu.

Ngoài ra còn có phiên bản của dữ liệu, tên địa chỉ của ngƣời đại diện đơn vị thi công...

Sau khi nhập dữ liệu vào Metadata ta kiểm tra lại xem các thông tin đã đƣợc nhập đầy đủ hay chƣa. Phần mềm VMP Editor có chức năng tự động phát hiện các thông tin bắt buộc phải có trong tài liệu siêu dữ liệu nhƣng chƣa nhập các thông tin này (hình 3.8).

Hình 3.9. Bảng thông tin siêu dữ liệu

Sau khi siêu dữ liệu đã đầy đủ những thông tin cần thiết, luận văn tiến hành tích hợp chúng vào CSDL. Siêu dữ liệu đƣợc thể hiện trong ArcCatalog nhƣ trên hình 3.9.

Hình 3.10. Xem siêu dữ liệu trong ArcCatalog 3.2.2.8. Sản phẩm thu được

Sản phẩm của quá trình thử nghiệm gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 01 CSDLNĐL tỷ lệ 1:10.000 (N10ND4826Ad4) có phạm vi tƣơng đƣơng với 01 mảnh bản đồ địa hình 1:10.000 (xem phần phụ lục 2).

+ 01 CSDLNĐL tỷ lệ 1:25.000 (N25ND4926Ad) có phạm vi tƣơng đƣơng với 01 mảnh bản đồ địa hình 1:10.000 (xem phần phụ lục 3).

+ 01 CSDLNĐL tỷ lệ 1:50.000 (N50ND4926A) có phạm vi tƣơng đƣơng với 01 mảnh bản đồ địa hình 1:10.000 (xem phần phụ lục 4).

3.3. Đánh giá về ứng dụng của cơ sở dữ liệu nền địa lý trong công tác quản lý đất đai và môi trƣờng lý đất đai và môi trƣờng

Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực quản lý quan trọng, và càng quan trọng hơn trong hoàn cảnh của các nƣớc đang phát triển. Đất đai quan trọng vì đó là nguồn lực để tạo vốn đầu tƣ phát triển, đó là tài sản không thể thiếu của mỗi ngƣời dân, là thị trƣờng đầu vào cho mọi quá trình sản xuất, đó là nơi tiếp nhận mọi hậu quả tốt cũng nhƣ xấu của môi trƣờng,...

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sửdụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó;

+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính;

+ Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất;

+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; + Quản lý bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất;

+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất;

+ Thống kê, kiểm kê đất đai;

+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai; + Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;

+ Quản lý, giám sát việc thực hiện, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạmpháp luật đất đai;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;

+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai;

+ Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Trong giai đoạn phát triển của nƣớc ta hiện nay, sau quá trình xây dựng xã hội công nghiệp là việc xây dựng xã hội thông tin. Đặc trƣng chung của xã hội thông tin là sử dụng máy móc. Việc áp dụng công nghệ vào trong ngành địa chính nói chung và lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng là một nhu cầu tất yếu. Trọng tâm của công tác hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai là hình thành một hệ thống hồ sơ địa chính số thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để đƣa vào quản lý, lƣu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng theo qui địnhmột cách hiệu quả nhất. Tiến đến là phục vụ các yêu cầu về cải cách hành chính cũng nhƣ công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai phù hợp với chiến lƣợc và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trƣờng đến năm 2015 và định hƣớng

2020 về công tác hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai đến năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải đáp ứng đƣợc tính thống nhất từ Trung ƣơng đến các tỉnh, thành phố và các quận, huyện.

Do vậy, việc ứng dụng, khai thác các thông tin có trong bộ cơ sở dữ liệu nền địa lý phủ trùm toàn quốc giúp cho các nhà quản lý đất đai thực hiện một số hoạt động có hiệu quả nhƣ:

- Chỉ cần nhấp chuột là có thể tìm đƣợc đối tƣợng cần tìm kiếm nhƣ loại đất, thửa đất, diện tích đất cụ thể nhƣ thế nào. Việc cập nhật biến động cũng trở nên dễ dàng hơn trƣớc.

-Với bộ CSDL NĐL, các nhà quản lý có đƣợc các lớp thông tin phong phú, chi tiết đến từng đơn vị xã, phƣờng. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu nền địa lý ở tỷ lệ 1:10.000 gắn với mô hình số độ cao còn có ý nghĩa quan trọng trong những trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ lũ lụt, sạt lở đất, lựa chọn những điểm cao và tính khoảng cách tới đó để có kế hoạch di dân. Những thông tin này phục vụ hữu hiệu cho các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu,...

- Khác với bản đồ bằng giấy truyền thống, cơ sở dữ liệu nền địa lý (trong đó có bản đồ số) đã thể hiện bức tranh về tự nhiên, dân cƣ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đƣờng bộ, mạng lƣới đƣờng bộ, mạng lƣới sông, suối,... tƣơng đối chi tiết. Với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ từ bản đồ địa hình 1 10 000 phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 49)