Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ từ bản đồ địa hình 1 10 000 phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 25)

Trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực hiện nay không có nhu cầu thiết lập một hệ thống quản lý hành chính thống nhất (mang tính khu vực hoặc toàn cầu) nhƣng đã xuất hiện nhu cầu tổ chức các cơ sở dữ liệu toàn cầu hoặc khu vực để giải quyết các vấn đề chung nhƣ môi trƣờng, lƣơng thực, tài nguyên thiên nhiên, dân số. Một trong những dạng CSDL toàn cầu có dạng phân tán hiện nay là Internet, đã tạo ra một bƣớc ngoặt trong đời sống chính trị toàn cầu về một thế giới mở và cũng đã tạo ra triển vọng cho những bƣớc phát triển kinh tế tiếp theo với khái niệm thƣ điện tử và thƣơng mại điện tử. Một định hƣớng tƣơng tự nhƣ Internet cho các cơ sở dữ liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi trƣờng đang đƣợc các nhà quản lý quan tâm [15].

Công việc đầu tiên là hình thành một hệ thống tọa độ toàn cầu đã đƣợc đƣa ra từ thập kỷ 70. Đến năm 1984 hệ thống tọa độ toàn cầu đã đƣợc hình thành khá ổn định với hệ quy chiếu WGS-84 bao gồm 4 trạm định vị cố định và 24 vệ tinh NAVSTAR. Cho đến đầu thập kỷ 90 ngƣời ta đã thấy có một hệ thống tọa độ cố định toàn cầu không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn trong nghiên cứu các hiện tƣợng động nữa: biến động vỏ trái đất, dịch chuyển lục địa... Đã đến lúc cần thiết lập hệ thống tọa độ động với mật độ điểm khá dày đặc phân bố đều trên phạm vi toàn cầu với các điểm cố định thu tín hiệu vệ tinh GPS 24 giờ trong ngày. Hệ thống lƣới tọa độ toàn cầu IGS đã thành lập năm 1994 và ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, ngƣời ta thiết lập đƣợc những mô hình vật lý trái đất toàn cầu nhƣ trƣờng trọng lực, mô hình toàn cầu về tầng đối lƣu với phân bố nhiệt độ, áp xuất, độ ẩm theo thời gian, mô hình từ trƣờng trái đất,... [15].

đất đai toàn cầu. Đây là chƣơng trình Bản đồ Toàn cầu (Global Mapping) đƣợc bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ nền theo chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1/1.000.000 bao gồm các lớp thông tin [15]:

- Hệ quy chiếu; - Địa hình (raster); - Thực phủ (raster); - Sử dụng đất (raster);

- Đƣờng giao thông (vector); - Thủy văn (vector);

- Địa giới hành chính cấp tỉnh (vector).

Bƣớc tiếp theo ngƣời ta bắt đầu tƣ duy tới một hạ tầng dữ liệu không gian thống nhất mang tên GSDI (Global Spatial Data Infrastructure). Những nghiên cứu khả thi về hạ tầng dữ liệu này đang đƣợc tiến hành do Mỹ, Australia, Nhật chủ trì từ năm 1996. Có thể tới năm 2000 ngƣời ta triển khai xây dựng hạ tầng dữ liệu này [15].

Đối với các nƣớc trong khu vực chúng ta phải kể tới chƣơng trình Cơ sở hạ tầng về Thông tin Địa lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng (GIS Infrastructure for Asia and the Pacific) do Liên hợp quốc chủ trì đƣợc bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Tại hội nghị thành lập chƣơng trình này đã đƣa ra chƣơng trình hoạt động với 4 nhóm làm việc (working group) về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hóa thông tin. Qua hội nghị lần thứ 2 vào năm 1996 tại Băng Cốc, đến năm 1997 tại hội nghị lần thứ 3 ở Sydney đã tổng kết lại kết quả làm việc, trong đó chủ yếu đề cập về việc tập trung về xây dựng hệ quy chiếu - hệ tọa độ khu vực và cơ sở dữ liệu không gian khu vực [15].

- Tại Hoa Kỳ, công nghệ GIS đƣợc sử dụng khá phổ biến. Các tổ chức Chính phủ thƣờng sử dụng GIS nhƣ một công cụ để khắc phục thiên tai, quản lý đất, giải quyết những vấn đề xã hội và môi trƣờng. Trên thực tế, Chính phủ Hoa Kỳ đã phải chi tới hàng tỷ USD cho 14 cơ quan thƣờng xuyên thu thập dữ liệu địa lý [18]. Mặc dù quản lý ở trình độ cao nhƣng vẫn xẩy ra nhiều trƣờng hợp dữ liệu bị trùng lặp. Công nghệ viễn thông phát triển mạnh nhƣng việc trao đổi và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nƣớc vẫn rất khó khăn. Nhận thức đƣợc tình trạng nhƣ vậy, Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ đã quyết định phát triển Hạ tầng thông tin không gian quốc gia nhƣ một giải pháp để hạn chế những khó khăn trong sử dụng dữ liệu không gian. Các giải pháp đƣa ra bao gồm [18]:.

+ Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu và xây dựng dữ liệu;

+ Xây dựng một mạng lƣới kết nối các kho dữ liệu không gian phân tán để dễ dàng tìm kiếm, truy cập, xử lý dữ liệu qua mạng đƣợc gọi là “Geo-spatial Clearinghouse Network”;

+ Xây dựng những thủ tục chuẩn theo hƣớng dịch vụ để tìm kiếm, truy cập và xử lý dữ liệu.

Ngoài ra Ủy ban Dữ liệu địa lý Liên bang đã triển khai xây dựng 6 khối của “Hạ tầng thông tin không gian quốc gia” bao gồm: Siêu dữ liệu, Mạng dữ liệu trao đổi, Chuẩn, Khung quy chiếu, Dữ liệu không gian và Đối tác hợp tác [18].

- Ở Thụy Điển, từ năm 2006 Chính phủ đã giao nhiệm vụ chủ trì phát triển Hạ tầng không gian Quốc gia cho Cơ quan đo đạc bản đồ và đăng ký đất đai quốc gia Thụy Điển với trách nhiệm điều phối việc sản xuất, hợp tác, phổ biến, nghiên cứu và phát triển cũng nhƣ thực hiện các quy định của Liên minh Châu Âu về việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian INSPIRE cho toàn Châu Âu [18].

Chỉ thị INSPIRE yêu cầu các nƣớc thành viên trong Liên minh Châu Âu thiết lập một cổng thông tin địa lý chung, qua đó các thành viên đƣợc quyền truy cập vào hệ thống thông tin không gian. Tháng 11/2011, một bản phát hành đầu tiên của INSPIRE Geoportal đƣợc xuất bản cho các nƣớc thành viên đã cập nhật thông tin và truy cập dịch vụ theo INSPIRE về dịch vụ mạng. Các INSPIRE Geoportal cung cấp phƣơng tiện để tìm kiếm thông tin không gian và các dịch vụ dữ liệu không gian từ các nƣớc thành viên Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ INSPIRE.

Mục tiêu chiến lƣợc:

+ Hỗ trợ phát triển khu vực tƣ nhân và tạo ra tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao chất lƣợng hơn nữa của các dữ liệu địa lý;

+ Góp phần cho sự phát triển Chính phủ điện tử Thụy Điển. Việc cung cấp dữ liệu địa lý có thể tận dụng các giải pháp hiện hành liên quan tới Chính phủ điện tử;

+ Nhu cầu của ngƣời sử dụng sẽ kích thích việc sử dụng dữ liệu địa lý ở các cấp địa phƣơng, quốc gia, khu vực và toàn cầu;

+ Sự hợp tác các bên liên quan cũng đƣợc phát triển mạnh và thực hiện hiệu quả nhằm làm giảm chi phí cho việc sử dụng dữ liệu địa lý [18].

Qua phân tích trên cho ta thấy vấn đề xây dựng các CS DLĐL toàn cầu và khu vực đã và đang là một nhu cầu lớn đƣợc nhiều nƣớc quan tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ từ bản đồ địa hình 1 10 000 phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 25)