Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ từ bản đồ địa hình 1 10 000 phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 46)

* Địa hình:

Khu vực tỉnh Quảng Ngãi có độ cao từ 4m đến 1603m so với mặt nƣớc biển. Địa hình phức tạp tồn tại ở dạng núi cao, đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng và đồng bằng duyên hải. Diện tích khu vực núi cao và đồi núi trong toàn khu vực chiếm khoảng 63% diện tích tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Khu vực phía Đông Nam ven biển địa hình thấp hơn, đồi núi đột xuất xen kẽ các cánh đồng nhỏ hẹp theo sông Lam, sông Con, vùng ven biển.

* Khí hậu:

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mƣa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Lƣợng mƣa trung bình năm trên 2.000 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau (chiếm 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm); bình quân 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng trực tiếp đến Quảng Ngãi.

* Địa vật:

Địa vật tập trung phức tạp và đa dạng ở những đầu mối giao thông thủy, bộ; ở các khu công nghiệp; khu dân cƣ và khu vực trụ sở của cơ quan hành chính các cấp. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các yếu tố kinh tế - xã hội luôn có xu hƣớng biến động theo thời gian làm cho nội dung bản đồ địa hình luôn thay đổi. Vì vậy việc đo mới hoặc bổ sung cập nhật các biến động là một đòi hỏi của thực tế.

* Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông đƣờng bộ trong khu đo, ngoài tuyến Quốc lộ 1A chạy dọc theo tỉnh, còn có: Quốc lộ 24A nối liền Quốc lộ 1A (đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) với Kon Tum và Quốc lộ 24B; Đƣờng ven biển Dung Quất- Sa Huỳnh đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tƣ Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và TP Quảng Ngãi. Đây là tuyến đƣờng góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội dọc vùng ven biển, nâng cao đời sống ngƣời dân, vừa gắn với củng cố tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng - an ninh khu vực này và các tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ,...

Giao thông đƣờng sắt có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam chạy suốt chiều dài tỉnh.

* Hệ thống thủy văn:

(nhƣ: sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Bồng, sông Trà Câu,...) giúp cho việc điều tiết khí hậu, cung cấp nƣớc phục vụ nông nghiệp và giao thông đƣờng thủy. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có bờ biển dài 144 km với nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ nhƣ: Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,... có tiềm năng về giao thông đƣờng thủy, thƣơng mại và du lịch.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống

phân loại của FAO - UNESCO trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. 9 nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lƣu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu,...

Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.Tiềm năng đất chƣa sử dụng còn nhiều. Đây là địa bàn để phân bổ các cơ sở công nghiệp, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Tài nguyên rừng: Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích đất rừng toàn tỉnh năm 1999 có 102,1 nghìn ha, trong đó: diện tích đất rừng tự nhiên 67,4 nghìn ha, diện tích trồng rừng 34,7 nghìn ha. Tỷ lệ che phủ của rừng mới đạt 27,6% (so với cả nƣớc là 33,2%, duyên hải miền Trung là 34,5%).

Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ nhƣ: trắc, huỳnh, đinh hƣơng, sến, kiền kiền, gụ, giồi... Trữ lƣợng gỗ khoảng 9,8 triệu m3. So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Song, so về trữ lƣợng (tính trên 1 ha) thì trữ lƣợng các loại rừng của Quảng Ngãi cao hơn mức trung bình của cả nƣớc.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nƣớc khoáng và một số khoáng sản khác.

Những khoáng sản có thể khai thác trong 10 năm tới là: graphít trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng cho phép đƣa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lƣợng cácbon trung bình 20%, có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lƣợng 1 triệu tấn, phân bổ ở Hƣng Nhƣợng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ lƣợng 476 nghìn m3; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lƣợng khoảng 4 triệu

tấn. Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đƣờng giao thông, áp tƣờng, lát nền, trữ lƣợng trên 7 tỷ m3, phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện khác; nƣớc khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tƣ Nghĩa) và Sơn Tịnh [7].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ từ bản đồ địa hình 1 10 000 phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 46)