Giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau DĐĐT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 88)

2030 gắn liền với quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.2.7.Giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau DĐĐT

84

Cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng địa phƣơng cần kịp thời hƣớng dẫn trình tự thủ tục kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ NN sau DĐĐT

a) Hồ sơ gồm

- Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận của từng hộ gia đình, cá nhân.

- Bản gốc GCN đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trƣờng hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

- Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất NN của hộ gia đình, cá nhân hoặc biên bản công nhận kết quả bốc thăm thửa đất sản xuất NN do ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã xác lập .

- Phƣơng án chuyển đổi quyền sử dụng đất NN của UBND cấp xã đã đƣợc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

- Biên bản giao nhận ruộng đất theo phƣơng án “DĐĐT”. - Trích lục sơ đồ thửa đất.

- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thƣ nhân dân của ngƣời xin cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ

b) Trình tự giải quyết

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: - Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn xin cấp GCNQSDĐ, đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. c) Thời gian giải quyết

Không quá 10 ngày làm việc (không thể thời gian ngƣời sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định).

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

1. DĐĐT tác động điều chỉnh quan hệ đất đai ở huyện Mỹ Đức, làm giảm số thửa đất/ hộ từ 6 đến 7 thửa xuống còn 2 đến 4 thửa, quy mô thửa đất tăng lên từ 500 m2 đến 1.500 m2, số thửa giảm đã hạn chế tình trạng manh mún ruộng đất NN, nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên 13 triệu/ ngƣời/ năm (năm 2012). DĐĐT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất chuyên trồng lúa giảm, diện tích giao thông, thủy lợi tăng, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng.

Huyện Mỹ Đức về cơ bản đã hoàn thành công tác DĐĐT đất NN đợt I và đạt một số kết quả: có 21/22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã DĐĐT, số hộ còn 1- 2 thửa/ hộ là 13.751 hộ (= 37% số hộ NN trên địa bàn). Tổng diện tích đã DĐĐT còn 1- 2 thửa/ hộ là 2.775 ha (đạt 36% diện tích đất lúa). Sau DĐĐT tổng số ô thửa đã giảm đáng kể chỉ còn 69.978 ô thửa (giảm 47.000 ô thửa so trƣớc khi DĐĐT). Để đạt đƣợc kết quả này, huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tích cực, đồng nhất từ cấp huyện, xã, thôn, và sự đồng tình của toàn bộ ngƣời dân. Kết quả này đã mang đến niềm tin cho ngƣời dân, tin vào chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, từ đó có kế hoạch thực hiện dồn đổi phần diện tích còn lại trong thời gian sớm nhất.

2. Quá trình DĐĐT đang thực hiện ở trên địa bàn huyện Mỹ Đức còn một số tồn tại: chƣa có quy trình cụ thể, thực hiện tới đâu gặp khó khăn thì ban hành hƣớng dẫn tới đó. Công tác tuyên truyền tới hộ nông còn chƣa sâu nên triển khai họp dân còn có ý kiến chƣa tán thành; cán bộ thôn, xã chƣa chủ động, sát sao trong quá trình thực hiện công tác; kinh phí hỗ trợ từ nhà nƣớc còn hạn chế.

3. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Luận văn đã nghiên cứu đề xuất bảy nhóm giải pháp, gồm:

86

- Giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý DĐĐT: Tạo hành lang pháp lý mang tính chất định hƣớng chung nhất tiếp tục thực hiện DĐĐT, có thêm chính sách về vốn cho hộ nông dân vay để đầu tƣ sản xuất.

- Giải pháp về quy hoạch: Nâng cao chất lƣợng quy hoạch xây dựng NN, nông thôn gắn liền với các tiêu chí xây dựng NTM, hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa.

- Giải pháp về giao thông, thủy lợi: Đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch chung, vận đồng ngƣời dân đóng góp sức ngƣời cùng với hỗ trợ của nhà nƣớc xây dựng các tuyến giao thông, thủy lợi chủ trốt, quan trọng trƣớc.

- Giải pháp tuyên truyền và vận động: Thƣờng xuyên tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trên các phƣơng tiện truyền thông xã, huyện để ngƣời dân hiểu đúng lợi ích của công tác DĐĐT mang lại.

- Xây dựng phƣơng án DĐĐT đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch: Cán bộ thôn, xóm tham mƣu cho cán bộ xã để đƣa ra các phƣơng án DĐĐT chia ruộng đảm bảo tính công bằng giữa ngƣời sử dụng đất.

- Giải pháp về tài chính: Đa dạng hóa nguồn kinh phí phục vụ công tác DĐĐT

- Giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau DĐĐT: Cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng địa phƣơng cần kịp thời hƣớng dẫn trình tự thủ tục kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ NN sau DĐĐT.

II. Kiến Nghị

- Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ kinh phí cho vật tƣ kỹ thuật để xã thực hiện đo đạc, chỉnh lý và xây dựng bản đồ địa chính, đầu tƣ kinh phí cho việc cấp lại GCNQSDĐ NN cho các hộ dân sau DĐĐT.

- Xây dựng kế hoạch cho việc đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ NN, hoàn thiện HSĐC để nhà nƣớc quản lý sau DĐĐT..

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Báo cáo nghiên cứu đề xuất

giải pháp khắc phục các tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở ĐBSH (phần thực trạng và giải pháp chủ yếu).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(2003), Báo cáo thực trạng ruộng đất hiện nay và giải pháp tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Hà Nội.

3. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986- 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.

4. Đinh Thị Dung, (2004), Những kinh nghiệm và hiệu quả dồn điền đổi thửa ở

Ninh Bình, Báo Đảng, số 10/2004.

5. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất luợng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chi khoa

học đất số 11.

6. Lã Bình Minh, 2011, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương.

7. Luật Đất đai (1993) NXB Chính trị Quốc gia

8. Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức, Niêm giám thống kê năm 2011.

9. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Mỹ Đức: Báo cáo kiểm kê đất đai, năm 2012, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, 2030.

10. UBND xã Mỹ Thành, Báo cáo Kết quả công tác xây dựng Đảng năm 2013.

Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 xã Mỹ Thành.

11. UBND xã Phù Lƣu Tế, Báo cáo: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã năm 2013 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2014 xã Phù Lưu Tế.

12. Tài liệu tập huấn (1998) phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tập I- II), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đặng Tuấn, QLĐĐ, 2010, Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách “Dồn điền đổi thửa” trên địa bàn xã Đông Hà huyện Đông hưng tỉnh Thái Bình.

14. Chu Mạnh Tuấn, 2008, Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến

hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

15. Tổng cục thống kê, Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006.

16. Tổng cục địa chính (1998), Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất năm 1998.

17. Sổ tay Hƣớng dẫn xây dựng Nông thôn mới (cấp xã).

18. Lê Thanh Xuân, 2008, Đánh giá tác động của chính sách dồn điền đổi thửa

đến việc quản lý sử dụng đất NN huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

19. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Báo cáo Phân tích

yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đât và các tác động tại Việt Nam.

20. Viện KHKTNN Việt nam, Bộ Môn hệ thống NN, Báo cáo tổng kết đề Tài Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 88)