Giải pháp tuyên truyền và vận động

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 85)

2030 gắn liền với quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.2.4.Giải pháp tuyên truyền và vận động

Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra từ khâu xây dựng phƣơng án đến khâu triển khai thực hiện. Từng thôn, đội phải tổ chức cho các hộ học tập chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Chính quyền hƣớng dẫn cho các hộ trao đổi thảo luận công khai từ diện tích, hạng đất, quy mô đất, từng vùng, từng loại đất cụ thể, cách thức chuyển đổi để mọi ngƣời nhận thức đƣợc đúng lợi ích và tính cấp thiết của chuyển đổi ruộng đất. Dựa vào ý kiến thảo luận dân chủ của nhân dân, chính quyền xã, thôn xây dựng phƣơng án phù hợp pháp lý và thuận lòng dân. Để dân biết, dân bàn đảm bảo công bằng xã hội. Cán bộ đảng viên nhận ruộng bình đẳng nhƣ dân.

DĐĐT là một công việc khó khăn, phức tạp có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới tiến độ thực hiện, triển khai, trong đó phải kể đến nhận thức của ngƣời dân, một đặc điểm của nông dân Việt Nam là tính bảo thủ, nhận thức chƣa cao vì vậy các nông hộ chƣa hiểu hết vai trò ý nghĩa của công tác DĐĐT, gây khó khăn không nhỏ cho công tác này. Để tháo gỡ điều này phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi ngƣời hiểu chủ trƣơng và chính sách của Đảng, thấy đƣợc ý nghĩa của việc DĐĐT, và đầu tiên là cán bộ ở xã, thôn phải hiểu và thông suốt

trƣớc. Trong các cuộc họp dân, cán bộ đƣa ra một số địa phƣơng cụ thể đã thành công tác DĐĐT, tạo niềm tin cho các hộ nông dân.

Để có thể vận động, giáo dục và tuyên truyền để ngƣời dân biết và làm theo thì trƣớc hết phải tạo cho ngƣời dân có lòng tin, qua thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân cản trở công tác tƣ tƣởng này, gây mất lòng tin.

81

- Ở nhiều nơi đã hoàn thành HSĐC và cấp GCNQSDĐ lâu dài, vì vậy ngƣời nông dân coi sử dụng đất là ổn định, lâu dài không muốn chuyển đổi.

- Nhiều ngƣời dân không tin vào tiến trình DĐĐT, do việc thực hiện nó chƣa đảm bảo tính công bằng, dân chủ thực sự giữa những ngƣời sử dụng đất với nhau và giữa những ngƣời sử dụng đất với Nhà nƣớc, đặc biệt là những ngƣời trực tiếp tham gia tổ chức triển khai ở địa phƣơng. Chủ trƣơng trong Nghị định 64/CP là rất đúng đắn, phù hợp với lòng dân nhƣng khi thực hiện triển khai thì lại làm sai lệch, không đúng. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên ở địa phƣơng tự ý giao cho mình, họ hàng, ngƣời thân ruộng tốt, ruộng gần. Ngoài ra một số cán bộ còn có hiện tƣợng con số sử dụng diện tích thực tế và trên sổ sách khác nhau, sử dụng đất tốt nhƣng lại đóng thuế đất xấu. Nhƣ vậy để đảm bảo chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng thì phải có sự kiểm tra đôn đốc, giám sát trong quá trình triển khai.

- Một số bộ phận hộ nông dân, do khi chia đất theo kiểu bốc phiếu, vì vậy đã nhận đƣợc những mảnh đất màu mỡ, tiện đƣờng giao thông, thuận lợi cho sản xuất cũng không muốn DĐĐT. Vì họ sợ sau khi thực hiện DĐĐT thì họ không có đƣợc mảnh đất có nhiều thuận lợi nhƣ trƣớc nữa.

Để làm tốt công tác này thì phải tổ chức các hội nghị tại thôn để vận động và thuyết phục ngƣời sử dụng đất thấy đƣợc cái lợi nhiều mặt của chủ trƣơng đúng đắn này, cần phải áp dụng nhiều phƣơng pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính thiết thực và phù hợp. Bên cạnh đó trong nội bộ của Đảng phải thảo luận kỹ, từ chính quyền địa phƣơng đến ngƣời dân về chủ trƣơng, các bƣớc tiến hành, nội dung phƣơng pháp tiến hành, quy hoạch chi tiết và phƣơng án DĐĐT để mọi ngƣời dân hiểu và nắm vững đi đến thống nhất dƣới sự lãnh đạo của các cấp Đảng uỷ, quản lý của chính quyền và sự tham gia đông đảo của quần chúng sao cho đảm bảo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, thực hiện nguyên tắc: “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.

3.2.5. Xây dựng phương án DĐĐT đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch

82

Vấn đề dồn đổi ruộng liên quan trực tiếp tới ngƣời nông dân, việc xây dựng đề án trƣớc hết đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo chung của UBND huyện, lãnh đạo xã cần xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể để triển khai trong xã, thôn, đội.

* Các bước tiến hành dồn điền đổi thửa:

Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị:

a) Thành lập ban chỉ đạo cấp xã và cấp thôn, đội

- Thành phần: số lƣợng thành viên tham gia tuỳ thuộc vào cấp xã, thôn; - Nhiệm vụ: Giúp Đảng uỷ, UBND xã xây dựng phƣơng án chuyển đổi ruộng đất và tổ chức thực hiện phƣơng án sau khi đã đƣợc UBND huyện phê duyệt.

b) Xây dựng quy hoạch tổng thể về sử dụng các loại đất, gắn xây dựng NTM vào trong các quy hoạch này

Lập sơ đồ DĐĐT, lấy ý kiến của cán bộ và nhân dân. Tổng hợp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh sơ đồ.

c) Lập phƣơng án đổi ruộng và sơ đồ dự kiến giao ruộng d) Thảo luận, góp ý, bổ sung các quy hoạch và các phƣơng án.

đ) Hoàn thiện phƣơng án trên cơ sở tổng hợp những ý kiến bổ sung của quần chúng rồi tiến hành xét duyệt.

Bƣớc 2: Đo ruộng và giao ruộng

- Vẽ sơ đồ giải thửa đồng với việc giao nhận ruộng;

- Cân đối đƣợc số diện tích thực giao so với số diện tích ghi trong sổ mục kê và số diện tích ghi trong bản đồ địa chính;

- Từ sơ đồ DĐĐT đã đƣợc thông qua, tổ chức các hộ tự nguyện nhận ruộng. - Đo và giao ruộng tại thực địa theo kết quả gắp phiếu.

Bƣớc 3: Hoàn thiện hồ sơ đổi ruộng đất và lập sổ thuế đến từng hộ

Bƣớc 4: Tổ chức lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho các hộ và Sao nhân hồ sơ địa chính, hoàn thiện hồ sơ quản lý địa chính ở cấp xã và cấp huyện.

Chỉnh lý bản đồ giải thửa và sơ đồ chuyển đổi ruộng đất trƣớc đây tại thực địa theo đúng ranh giới từng cánh, xứ dồng, đúng hộ, đúng loại đất trong quá trình DĐĐT cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

- Lập sổ mục kê mới theo bản đồ và sơ đồ DĐĐT theo cánh, xứ đồng của từng địa phƣơng. Tên chủ hộ, diện tích giữa sơ đồ, bản dồ, sổ mụch kê cùng chung một số liệu. Đánh lại số thửa, bỏ số thửa cũ;

83

- Lập sổ bộ thuế đến từng hộ tƣơng ứng với hạng đất từng khu vực của hộ đƣợc giao, nhận theo hƣớng dẫn của Chi cục thuế;

- Kiểm tra và thu GCNQSD đất nông nghiệp đã đƣợc UBND huyện cấp đợt I về UBND xã tổng hợp. Trình UBND huyện ra quyết định thu hồi; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức kê khai đăng ký và xét duyệt đơn xin đăng ký cấp GCNQSD đất. Sau khi hoàn chỉnh vẽ mới bản dồ, sổ mục kê trong quá trình DĐĐT, tổ chức hội nghị đăng ký thống kê. Cho nhân dân viết đơn xin kê khai đăng ký đề nghị cấp GCNQSD đất nông nghiệp theo mẫu quy định của Tổng cục Địa Chính hƣớng dẫn.

3.2.6. Giải pháp về tài chính

Đa dạng hóa nguồn kinh phí phục vụ công tác DĐĐT

Quá trình thực hiện DĐĐT trải qua nhiều bƣớc, tuỳ thuộc vào cách làm ở từng địa phƣơng, ở những nơi mà nông dân tự nguyện đổi cho nhau thì tiến trình thực hiện rất chậm. Để triển khai tốt công tác này thì phải có sự kết hợp giữa chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân, chính quyền đứng ra chỉ đạo kết hợp với sự tự nguyện tham gia của ngƣời dân và cần thiết một nguồn kinh phí nhất định, qua thực tế ở các địa phƣơng thì trung bình mỗi xã đã chi phí hết 80-150 triệu đồng.

Theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm thì phần kinh phí do nhân dân đóng góp gồm: kinh phí hội họp, kinh phí đo đạc, cắm mốc để chia cho từng hộ gia đình và xây dựng phƣơng án cho từng hộ nông dân đóng góp theo đầu sào là từ 1,5-2 kg thóc. Để đảm bảo tính khách quan trung thực sử dụng khoản kinh phí này thì mỗi trƣởng thôn chịu trách nhiệm thu, điều hành toàn bộ kinh phí và cuối cùng phải thông qua hội nghị của thôn.

Bên cạnh đó là phần kinh phí của Nhà nƣớc để thực hiện các việc sau: -Lập bản đồ;

- Rà soát xây dựng quy hoạch sử dụng đất lâu dài;

- Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân;

Ngoài ra, giải pháp về tài chính còn phải chú ý tới những hộ mà nhận ruộng một mảnh ở xa, ruộng xấu thì cho làm nhà tạm để tiện chăm sóc, quản lý sản xuất và cho phép chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, hỗ trợ về tài chính để thiết kế lại đồng ruộng, phục vụ sản xuất hiệu quả.

84

Cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng địa phƣơng cần kịp thời hƣớng dẫn trình tự thủ tục kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ NN sau DĐĐT

a) Hồ sơ gồm

- Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận của từng hộ gia đình, cá nhân.

- Bản gốc GCN đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trƣờng hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

- Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất NN của hộ gia đình, cá nhân hoặc biên bản công nhận kết quả bốc thăm thửa đất sản xuất NN do ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã xác lập .

- Phƣơng án chuyển đổi quyền sử dụng đất NN của UBND cấp xã đã đƣợc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

- Biên bản giao nhận ruộng đất theo phƣơng án “DĐĐT”. - Trích lục sơ đồ thửa đất.

- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thƣ nhân dân của ngƣời xin cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ

b) Trình tự giải quyết

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: - Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn xin cấp GCNQSDĐ, đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. c) Thời gian giải quyết

Không quá 10 ngày làm việc (không thể thời gian ngƣời sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định).

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

1. DĐĐT tác động điều chỉnh quan hệ đất đai ở huyện Mỹ Đức, làm giảm số thửa đất/ hộ từ 6 đến 7 thửa xuống còn 2 đến 4 thửa, quy mô thửa đất tăng lên từ 500 m2 đến 1.500 m2, số thửa giảm đã hạn chế tình trạng manh mún ruộng đất NN, nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên 13 triệu/ ngƣời/ năm (năm 2012). DĐĐT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất chuyên trồng lúa giảm, diện tích giao thông, thủy lợi tăng, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng.

Huyện Mỹ Đức về cơ bản đã hoàn thành công tác DĐĐT đất NN đợt I và đạt một số kết quả: có 21/22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã DĐĐT, số hộ còn 1- 2 thửa/ hộ là 13.751 hộ (= 37% số hộ NN trên địa bàn). Tổng diện tích đã DĐĐT còn 1- 2 thửa/ hộ là 2.775 ha (đạt 36% diện tích đất lúa). Sau DĐĐT tổng số ô thửa đã giảm đáng kể chỉ còn 69.978 ô thửa (giảm 47.000 ô thửa so trƣớc khi DĐĐT). Để đạt đƣợc kết quả này, huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tích cực, đồng nhất từ cấp huyện, xã, thôn, và sự đồng tình của toàn bộ ngƣời dân. Kết quả này đã mang đến niềm tin cho ngƣời dân, tin vào chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, từ đó có kế hoạch thực hiện dồn đổi phần diện tích còn lại trong thời gian sớm nhất.

2. Quá trình DĐĐT đang thực hiện ở trên địa bàn huyện Mỹ Đức còn một số tồn tại: chƣa có quy trình cụ thể, thực hiện tới đâu gặp khó khăn thì ban hành hƣớng dẫn tới đó. Công tác tuyên truyền tới hộ nông còn chƣa sâu nên triển khai họp dân còn có ý kiến chƣa tán thành; cán bộ thôn, xã chƣa chủ động, sát sao trong quá trình thực hiện công tác; kinh phí hỗ trợ từ nhà nƣớc còn hạn chế.

3. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Luận văn đã nghiên cứu đề xuất bảy nhóm giải pháp, gồm:

86

- Giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý DĐĐT: Tạo hành lang pháp lý mang tính chất định hƣớng chung nhất tiếp tục thực hiện DĐĐT, có thêm chính sách về vốn cho hộ nông dân vay để đầu tƣ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải pháp về quy hoạch: Nâng cao chất lƣợng quy hoạch xây dựng NN, nông thôn gắn liền với các tiêu chí xây dựng NTM, hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa.

- Giải pháp về giao thông, thủy lợi: Đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch chung, vận đồng ngƣời dân đóng góp sức ngƣời cùng với hỗ trợ của nhà nƣớc xây dựng các tuyến giao thông, thủy lợi chủ trốt, quan trọng trƣớc.

- Giải pháp tuyên truyền và vận động: Thƣờng xuyên tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trên các phƣơng tiện truyền thông xã, huyện để ngƣời dân hiểu đúng lợi ích của công tác DĐĐT mang lại.

- Xây dựng phƣơng án DĐĐT đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch: Cán bộ thôn, xóm tham mƣu cho cán bộ xã để đƣa ra các phƣơng án DĐĐT chia ruộng đảm bảo tính công bằng giữa ngƣời sử dụng đất.

- Giải pháp về tài chính: Đa dạng hóa nguồn kinh phí phục vụ công tác DĐĐT

- Giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau DĐĐT: Cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng địa phƣơng cần kịp thời hƣớng dẫn trình tự thủ tục kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ NN sau DĐĐT.

II. Kiến Nghị

- Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ kinh phí cho vật tƣ kỹ thuật để xã thực hiện đo đạc, chỉnh lý và xây dựng bản đồ địa chính, đầu tƣ kinh phí cho việc cấp lại GCNQSDĐ NN cho các hộ dân sau DĐĐT.

- Xây dựng kế hoạch cho việc đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ NN, hoàn thiện HSĐC để nhà nƣớc quản lý sau DĐĐT..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Báo cáo nghiên cứu đề xuất

giải pháp khắc phục các tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở ĐBSH (phần thực trạng và giải pháp chủ yếu).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(2003), Báo cáo thực trạng ruộng đất hiện nay và giải pháp tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Hà Nội.

3. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986- 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.

4. Đinh Thị Dung, (2004), Những kinh nghiệm và hiệu quả dồn điền đổi thửa ở

Ninh Bình, Báo Đảng, số 10/2004.

5. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất luợng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chi khoa

học đất số 11.

6. Lã Bình Minh, 2011, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 85)