thông tin và các quyết định, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận của Ford
TẬP TRUNG & PHI TẬP TRUNG
a. Tập trung là phương thức tổ chức trong đó phần lớn quyền ra quyết định được tập trung vào cấp quản lý cao nhất của tổ chức.
b. Phi tập trung là phương thức tổ chức trong đó các nhà quản lý cấp cao trao cho cấp dưới quyền ra quyết định, hành động và tự chịu trách nhiệm trong những phạm vi nhất định.
Có 2 dạng phi tập trung trong quản lý tổ chức là: ủy quyền và trao quyền
* Uỷ quyền là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một số
quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định.
* Trao quyền là hành vi của cấp trên cho phép cấp dưới thực hiện công việc nhất định một cách độc lập.
Phân biệt ủy quyền/trao quyền
Ủy quyền: người ủy quyền cho phép người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc nhất định, trao cho họ đủ quyền hạn để thực hiện công việc đó, người được uỷ quyền có trách nhiệm báo cáo lên người uỷ quyền không chỉ kết quả thực hiện mà cả tiến trình thực hiện công việc và
nguồn lực sử dụng. Nếu công việc không thành công, cả người ủy quyền và người được uỷ quyền đều phải chịu trách nhiệm trước tổ chức và môi trường.
Trao quyền: người trao quyền giao cho người được trao quyền nghĩa vụ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định; trao cho họ đủ quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ; người được trao quyền chỉ có trách nhiệm báo cáo kết quả
thực hiện, không phải báo cáo lên người trao quyền tiến trình thực hiện công việc và nguồn lực sử dụng. Nếu công việc không thành công, với trao quyền không hoàn toàn, cả người trao quyền và người được trao quyền đều phải chịu trách nhiệm trước tổ chức và môi trường. Với trao quyền hoàn toàn, chỉ người được trao quyền phải chịu trách nhiệm trước tổ chức và môi trường.
ỦY QUYỀN VÀ TRAO QUYỀN KO HOÀN TOÀN GẮN LIỀN VỚI CHẾ ĐỘ “CHỊU TRÁCH NHIỆM KÉP” “CHỊU TRÁCH NHIỆM KÉP”
Ƣu/Nhƣợc điểm của tập trung & phi tập trung
* Tập trung quá cao sẽ làm giảm chất lượng của các quyết định mang tính chiến lược khi các nhà quản lý cấp cao bị sa lầy trong các quyết định tác nghiệp. Sự ôm đồm của họ đã gạt các cấp quản lý thấp hơn ra khỏi quá trình ra quyết định và như vậy làm giảm sự quan tâm, tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ.
* Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng phi tập trung hóa không phải bao giờ cũng có lợi. Những nguy cơ tiềm ẩn của phi tập trung là sự thiếu nhất quán trong chính sách, tình trạng mất đi khả năng kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới, tình trạng cát cứ của các nhà quản lý bộ phận.
* Bên cạnh đó, khi thực hiện phi tập trung ở mức độ cao, các nhà quản lý có xu hướng trở thành những người điều hành độc lập của các tổ chức nhỏ. Họ cũng cần đến bộ máy tham mưu về thống kê, kế toán, kỹ thuật cho riêng mình dẫn đến tình trạng trùng lắp chức năng, gây thiệt hại về tài