Thiết kế dây chuyền may có tính quyết định đến năng suất trong sản xuất.Thiết kế dây chuyền nhằm hợp lý hóa quá trình tổ chứ sản xuất, giảm những thao tác thừa có điều kiện phát huy sang kiến, sử dụng các máy chuyên dùng để đạt năng suất cao.
Thiết kế dây chuyền may phải đạt các yêu cầu: -Hệ thống sản xuất đồng bộ
-Phù hợp với sản xuất hàng loạt. -Quy trình tổ chức cân đối. -Phù hợp với công nhân. -Chuyên môn hóa cao.
-Khoảng cách chuyển giao công nghệ là ngắn nhất. -Máy móc trang thiết bị được sắp xếp hợp lý.
-Năng suất và nhịp dây chuyền hợp lý. -Dựa trên số lao động trên chuyền. +Bố trí mặt bằng phân xưởng may:
-Chuyền may áp dụng công nghệ Lean vào sản xuất lên việc thiết kế dây chuyền và mặt bằng cũng được bố trí khác với chuyền may cơ bản.Chuyền may được sắp xếp gồm hai hàng máy được sắp xếp thẳng hàng và quay đầu vào nhau, ở giữa là băng chuyền.Chuyền được sắp xếp khá gọn gàng và sạch sẽ.Trên chuyền có hệ thống đèn báo.Khi có sự cố như:máy hỏng, công nhân chờ hàng, cần cán bộ kỹ thuật thì công nhân chỉ việc bấm đèn.Trong đó:đèn đỏ - cần cơ điện và các vấn đề liên quan đến thiết bị;đèn vàng – giới hạn hàng tồn vượt mức cho phép, chờ việc hết hàng,rời khỏi vị trí;đèn xanh –phát hiện sản phẩm lỗi,gặp khó khăn trong công tác kỹ thuật.Như vậy, khu vực gặp sự cố chỉ cần bấm đèn, trong thời gian ngắn nhất sẽ có cán bộ đến trợ giúp.Đảm bảo không để công nhân phải ngồi đợi.Đầu chuyền có bảng báo điện tử gồm các thông tin: tên mã hàng, tên khách hàng, định mức trong ngày, năng suất hàng giờ.
Ví dụ:Mã hàng:RYHYNG 11342 Định mức /ngày:165sp/pcs
Sản lượng kế hoạch:1164 pcs Lao động trên chuyền:32 LĐ Lũy kế thực hiện:159 sp/ pcs Nhịp sản xuất:203 s
Ngoài ra công ty còn áp dụng công nghệ 5s vào sản xuất kèm theo với lean để giúp người quản lý tốt công việc của mình và công nhân hoàn thành tốt công việc của mình.
Chuyền sẽ nhận BTP theo giờ, nhờ vậy xưởng sẽ nhìn gọn gàng hơn, số lượng BTP nhập vào mỗi ngày sẽ do bộ phận kỹ thuật đưa ra dựa vào SMV của MH (SMV này khác với SMV MH > SMV KH).
Trong quá trình sản xuất TT chú trọng vào hiệu suất sản xuất (output).Khi hàng vào nhiều nhưng gặp sự cố ở một vài công đoạn không ra hàng thì sẽ ngừng nhận hàng mới tập trung lao động cuối chuyền hỗ trợ các công đoạn tồn hàng để hàng ra được.
3.7. giác sơ đồ trên máy và thiết kế chuyển cỡ.
-Mục đích: Cung cấp sơ đồ mẫu cắt để có thể cắt các bàn vải đồng thời xác định định mức tiêu hao vải trên một đầu sản phẩm hoặc trên cả lô hàng. -Mẫu cắt phải được sắp xếp đảm bảo các chi tiết kỹ thuật, canh sợi, tiêu chuẩn kỹ thuật.
-Sau khi đã hoàn thiện bộ mẫu cứng, ta căn cứ vào bảng liệt kê cấu tạo các chi tiết và yêu cầu kỹ thuật từng chi tiết tiến hành lập tác và giác sơ đồ.
-Đối với mỗi loại vải khác nhau ta chọn các giác khác nhau: +Với loại vải hoa một chiều, có tuyết ta giác cùng chiều.
+Đối với loại vải kẻ đuổi, kẻ caro trước khi giác ta phải tiến hành căn kẻ theo chu kỳ kẻ và bám sát yêu cầu kỹ thuật.
Các hình thức giác sơ đồ:
a) Giác đối đầu:các chi tiết của mẫu trong quy trình sắp xếp đặt trên mẫu sơ đồ chỉ cần chú ý đến hướng đặt của các chi tiết sao cho sơ đồ kín.
b) Giác đuổi:các chi tiết của mẫu cứng căn đúng canh sợi, xác định hướng đặt các chi tiết đúng chiều với hình trang trí trên mặt vải và theo chiều xuôi của tuyết.
c) Giác đối xứng hoặc vừa đối xứng vừa đuổi:các chi tiết gồm các bộ phận đối xứng của cơ thể phải xếp đặt sao cho trên bề mặt của sản phẩm phải đảm bảo kết cấu của hình trang trí có hướng và theo một chu kỳ nhất định.
Sau khi đã giác sơ đồ xong tiến hành in và kiểm tra lại mẫu sơ đồ và đánh dấu các chi tiết chính – phụ trước khi đưa xuống sản xuất.
-Chú ý canh sợi và số lượng chi tiết. -Để tránh sai mầu chi tiết cần:
+Túi cần phải để gần nách.
+Lá cổ chính đi liền với chân cổ chính. +Cầu vai đi cùng với thân sau.
+Hai tay để gần nhau, măng sét gần nhau, TT liền nhau... +Khi giác phải để ý tới định mức.