TÌM HIỂU THỰC TẬP NGHIỆP VỤ TẠI TTSXD
3.3 Công đoạn trải vải, cắt.
Khi kiểm tra nguyên liệu xong thì nguyên liệu được chuyển tới tổ cắt.
Công đoạn trải vải:là công đoạn ra bàn vải đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật đúng chiều dài, chiều rộng, khớp với sơ đồ giác và đảm bảo số lớp vải đủ theo kế hoạch sản xuất.Thường quy trình trải vải diễn ra khi tổ cắt nhận được kế hoạch giản xuất và sơ đồ cắt.Khi đó nhân viên trải vải dựa vào bảng hướng dẫn NPL, các tiêu chẩn và quy trình trải vải - cắt của mã hàng đó.
- Đối với các mã hàng truyền thống của công ty, là các hàng dệt kim thì phải tở vải trước 24h trước khi cắt vải để cho hồi canh.
- Yêu cầu trải vải êm phẳng, không bị trùng ngang, mặt phải của vải để lên trên, đặt mép của hai lớp vải liên tiếp trùng khít lên nhau.Trải vải xong, đặt sơ đồ nên trên mặt, chú ý kiểm tra lại số lớp vải xem đã đủ chưa và độ dư đầu của bàn vải với sơ đồ không quá lớn.Bàn vải phải đảm bảo ba cạnh đứng thành:hai đầu và mép bằng, không để độ dư ở hai đâù bản quá lớn, tiêu chuẩn cho phép là 2 – 3cm.
- Đối với vải dệt kim kẻ, khi trải vải cần ghim mép với lớp giấy lót dưới của mặt bàn sao cho thẳng kẻ, mặt vải không bị nhăn, sole.
- Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nói trên, phải đảm bảo đúng tiêu chẩn kỹ thuật về thao tác trên bàn vải, trải vải thành nhiều lớp, sau đó mới đặt sơ đồ nên trên khớp.
- Kết thúc quá trình trải vải nhân viên phải đo lại đầu tấm để thanh toán với kho nguyên liệu, đồng thời kiểm tra lại chất lượng bàn vải.
Công đoạn cắt:
- Công đoạn cắt dùng hai loại máy là máy cắt phá (di động) để cắt những chi tiết lớn và máy cắt gọt (cố định) để cắt chính xác các chi tiết nhỏ.
- Để đảm bảo các chi tiết một cách chính xác, cần chú ý các bước sau: + Kiểm tra mẫu, sơ đồ trước khi trải vải.
+ Kiểm tra bàn cắt: chiều dài, chiều rộng. + Kiểm tra số lớp vải sau khi trải.
+ Độ đứng thành của ba cạnh
+ Kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải.
+ Kiểm tra các tập bán thành phẩm sau khi cắt phá.
Sơ đồ cắt được đặt lên trên bàn vải đã trải xong sao cho sơ đồ đặt cân đối với bàn vải.
- Quy trình cắt bán thành phẩm được thực hiện qua các bước sau: + Dùng kẹp, kẹp xung quanh bàn vải và các tấm đè để lên trên bàn vải.
+ Dùng máy cắt phá để cắt các chi tiết theo sơ đồ gắn ở trên, vì bàn vải lớn nên người ta thường cắt ở dìa, biên vải trước, sau đó cắt các chi tiết lớn. Dùng máy cắt di động, đẩy tay cắt phá các chi tiêt nhỏ. Các chi tiết như thân trước, thân sau, tay áo hoặc các đường thẳng đòi hỏi độ chính xác cao, khi cắt cần đảm bảo không bị xô lệch giưa các lớp vải. Sau khi cắt phá xong, người ta dùng kẹp để kẹp các chi tiết bán thành phẩm, trên mỗi tập vẫn còn gắn mảnh giấy sơ đồ để tránh nhầm lẫn giữa các chi tiết, bán thành phẩm.
- Khi cắt được một lốc đo thông số bán thành phẩm lá đầu, lá giữa, lá cuối, kiểm tra đối xứng, nếu đạt yêu cầu chất lượng bán thành phẩm mới tiếp tục cắt hết. Nếu bán thành phẩm không ổn định về thông số báo kĩ thuật cắt triển khai cho công nhân sử lý.Nếu bán thành phẩm so le, không đạt phải gọt sửa trước khi chuyển sang.
- Tiếp theo công nghệ cắt gọt sẽ nhận các tập chi tiết bán thành phẩm sau quá trình cắt phá để cắt gọt. Lưỡi dao của máy cắt gọt có dạng vòng lên được đặt cố định. Công nghệ dùng tay đẩy các tập chi tiết để cắt theo đúng chu vi trên giấy sơ đồ. Chi tiết cắt xong phải đảm bảo đúng số lượng và đầy đủ các kí hiệu tránh nhầm lẫn.
Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp đánh số.
Sau khi bán thành phẩm đã được cắt gọt chính xác sẽ được chuyển sang bàn đánh số đồng thời kèm theo việc kiểm tra lỗi trên bán thành phẩm. Kiểm tra lỗi bằng cách kiểm tra từng chi tiết, nếu chi tiết nào bị lỗi, rách cần loại bỏ và thay thế. Sau khi kiểm tra xong, công nhân đánh số cần tiến hành đánh số các tập chi tiết, bán thành phẩm theo thứ tự đã quy định đối với từng mã hàng nhất định. Công việc đánh số cần đảm bảo chính xác sao cho khi may lắp ráp các chi tiết của một sản phẩm nằm trên cùng một lá vải, không bị sai màu.
- Quy định về đánh số: Chiều cao của chữ số đã được quy định trong tiêu chuẩn, số thứ tự bắt đầu là kí hiệu bàn cắt và được đánh vào mặt phải của lá vải ( tùy mã hàng ). Các chữ số đánh phải chính xác, rõ ràng cho đến khi lắp ráp và kiểm tra sản phẩm
Ép mex ( nếu cần ).
- Sau khi bán thành phẩm được đánh số xong, những chi tiết cần ép mex được chuyển qua bàn ép. Trước khi ép mex, ép mùng cần phải đợi máy cho nóng chờ 5 – 10 phút.úp mặt phải bán thành phẩm xuống dưới, đặt mặt có keo của mex, mùng vào mặt trái của bán thành phẩm. Đầu bên kia công nhân tiếp nhận bán thành phẩm, sau đó kiểm tra độ kết dính của bán thành phẩm để điều chỉnh độ nén, nhiệt độ sao cho phù hợp với nguyên liệu.Nếu phát hiện bị dộp keo nhăn nhúm, bạc màu báo bộ phận kĩ thuật theo dõi, điều chỉnh lại.
Sơ đồ mặt bằng của tổ cắt
Bố trí phân xưởng cắt phụ thuộc vào đường giao nhận nguyên liệu – bán thành phẩm từ kho – phân xưởng cắt – phân xưởng may và phương tiện vận chuyển.
Ưu điểm:
Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại(cắt phá, cắt gọt, cắt vòng, cắt đầu bàn)
Cắt được nhiều lá vải cùng một lúc.
Nhược điểm:
Bàn cắt mấp mô dẫn đến khi trải vải không được phẳng.
Cách khắc phục:
Cần phải thay đổi bàn cắt cho bằng phẳng.