1. Trả lời câu hỏi.
C1:...C2:...C3:...Câu trả lời tuỳ thuộc vào từng thí nghiệm của HS đặc biệt là vào nhiệt kế dùng trong thí nghiệm của mỗi nhóm.
C4: Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng.
2.Rút ra kết luận:
C5: Bình đúng. C6: (1) - 1000C.
Thuỷ ngân 357
Đồng 2580
Sắt 3050
-Chú ý : Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
(2) - nhiệt độ sôi. (3) - không thay đổi. (4) - bọt khí.
(5) - mặt thoáng.
Kết luận: Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng. 3.
Hoạt động 2: Vận dụng. (10 phút):
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức cơ bản giải thích các hiện tượng trong đời sống. - Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
-Hướng dẫn HS thảo luận về các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3. Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào ?
-GV nêu đáp án đúng.
Sự bay hơi Sự sôi
-Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. -Xảy ra ở một nhiệt độ xác định. -Chất lỏng biến thành hơi chỉ xảy ra ở mặt thoáng. -Chất lỏng biến thành hơi xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và ở trong lòng chất lỏng. III. VẬN DỤNG C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
4.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (5 phút) * Tổng kết:
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” tr.88.
- Giải thích vì sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường ? - Nêu một số ứng dụng trong thực tế.
- GV: hướng dẫn HS ôn tập để chuẩn bị cho việc tổng kết chương II cũng như kiểm tra học kì II.
* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Xem lại toàn bộ nội dung của bài học ? - Chuẩn bị bài học mới: Ôn tập chương II. - Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Ngày soạn: 25/4/2011
Ngày giảng Lớp 6A: 27/4/2011
Tiết 34: ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II - NHIỆT HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2. Kĩ năng:
+ Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ:
+ Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thầy: SGK. - Trò : SGK. III. PHƯƠNG PHÁP: - Dạy học tích cực và học hợp tác. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Mở bài: (5 phút)
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề. - Cách tiến hành:
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc ? Cho ví dụ. - Thế nào là sự bay hơi và ngưng tụ ? Cho ví dụ.
* Bài mới:
2.
Hoạt động 1: Ôn tập (15 phút)
- Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
- Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV nêu vấn đề để HS trả lời và thảo luận về các câu trả lời khi cần thiết.
- Đối với mỗi nội dung ôn tập GV cần yêu cầu HS tóm tắt lại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung này.