Phương pháp nghiên cứu biện pháp trị bệnh tiên mao trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Kit chẩn đoán và thử nghiệm phác đồ điều trị hiệu quả bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 40)

3.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng mẫn cảm của T. evansi với một số thuốc trị tiên mao trùng trên chuột bạch số thuốc trị tiên mao trùng trên chuột bạch

Thí nghiệm được bố trí trên 160 chuột/4 loại thuốc, mỗi loại sử dụng ở 3 mức liều: thấp hơn, cao hơn và đúng liều khuyến cáo của nhà sản xuất.

40 chuột gây nhiễm T. evansi được bố trí thí nghiệm đối với một loại thuốc. Sau gây nhiễm 3 ngày (máu ngoại vi có khoảng 80 - 100 TMT /vi trường) thì chia thành 2 lô:

- Lô thí nghiệm (gồm 30 chuột): mỗi mức liều tiêm cho 10 chuột. - Lô đối chứng (gồm 10 chuột): không tiêm thuốc.

Sau dùng thuốc, hàng ngày trích máu đuôi chuột kiểm tra bằng phương pháp soi tươi để xác định thời gian sạch tiên mao trùng trong máu. Nếu cả 10 chuột đều sạch tiên mao trùng, sau 15, 20, 30 ngày không thấy tiên mao trùng xuất hiện trở lại thì xác định thuốc có tác dụng tốt với tiên mao trùng ở liều sử dụng. Nếu có chuột không sạch tiên mao trùng hoặc sạch nhưng sau đó xuất hiện trở lại tiên mao trùng thì thuốc có hiệu lực thấp ở liều sử dụng. So sánh với kết quả theo lô đối chứng.

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Kết quả thí nghiệm này cho phép xác định được thuốc nào còn hiệu lực cao với tiên mao trùng, thuốc nào đã có thể bị tiên mao trùng quen và kháng lại.

3.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu biện pháp trị bệnh tiên mao trùng * Xây dựng phác đồđiều trị: * Xây dựng phác đồđiều trị:

- Qua nghiên cứu về khả năng mẫn cảm của T. evansi trên chuột bạch, chúng tôi lựa chọn thuốc có hiệu lực cao, an toàn để xây dựng 3 phác đồđiều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu. Mỗi phác đồ gồm có:

+ Thuốc diệt tiên mao trùng + Thuốc trợ tim

+ Thuốc trợ sức, trợ lực.

* Thử nghiệm phác đồđiều trị trên diện hẹp:

Mỗi phác đồ được điều trị thử nghiệm cho 3 trâu (có kết quả dương tính với T. evansi bằng Kit chẩn đoán). Xét nghiệm máu trâu sau 5, 10, 15 và 20 ngày điều trị để kiểm tra tác dụng của phác đồ điều trị bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch.

* Thử nghiệm trên diện rộng:

Sau khi thử nghiệm trên diện hẹp, tiếp tục thử nghiệm trên số lượng trâu nhiễm tiên mao trùng nhiều hơn để xác định hiệu quả của mỗi phác đồ điều trị bệnh.Xét nghiệm máu trâu để xác định hiệu lực điều trị bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch. Từ đó, chọn một phác đồ tốt nhất để áp dụng rộng rãi ở các địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Kit chẩn đoán và thử nghiệm phác đồ điều trị hiệu quả bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 40)