Hồ Văn Nam (1963) [17] và Trịnh Văn Thịnh (1982) [23] cho biết: Trâu bị bệnh cấp tính có triệu chứng sốt cao, bỏ ăn, điên loạn, chết nhanh. Trâu nhiễm bệnh thể mãn tính thường sốt gián đoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng, liệt chân sau, chết do kiệt sức. Đối với bệnh tiên mao trùng bò, những biểu hiện lâm sàng gần giống như ở trâu, ít thấy các trường hợp cấp tính, con vật có triệu chứng sốt gián đoạn, chậm chạp, hạch lâm ba trước đùi sưng, một số con thủy thũng ở vùng hàm, vùng cổ nhưng không đau, gần chết thì bại liệt.
Lê Ngọc Mỹ (1994) [16] đã điều tra tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu bò Việt Nam. Kết quả cho thấy, trâu bò nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (21,27%), trong đó trâu bò nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhiễm T. evansi cao hơn ởđồng bằng.
thú y các tỉnh miền bắc và cho biết số trâu, bò bị thiệt hại do bệnh tiên mao trùng như sau: Từ năm 1960 - 1965 số gia súc mắc bệnh là 1776, chết 520 con; từ năm 1979 - 1983 số gia súc ốm là 4629, chết 3243 con; từ năm 1984 - 1988 số gia súc ốm là 4028, chết 3710 con; bình quân số trâu bò hàng năm trong thời gian này ở miền Bắc là 1871362 trâu và 894453 bò.
Phan Lục và Nguyễn Văn Thọ (1995) [14] cho biết: tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của bò ở một sốđịa phương miền Bắc là 5,9%.
Lê Đức Quyết và cs (1995) [21] cho biết: trâu ở một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên nhiễm tiên mao trùng là 22,12%; bò là 6,6% - 10,3%.
Theo Hà Viết Lượng (1998) [15], tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng ở các tỉnh miền Trung là 8,99%.
Nguyễn Quốc Doanh (1999) [3] đã nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của T. evansi, bệnh học do chúng gây ra và quy trình bảo quản và sử dụng giống T. evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.
Vương Thị Lan Phương (2004) [20] đã tiến hành nghiên cứu về kháng nguyên bề mặt T. evansi phân lập từ miền Bắc Việt Nam để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp.