Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. (Trang 48)

2.3.4.1. Phương pháp theo dõi thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp cân trực tiếp lợn con theo 3 giai đoạn: sơ sinh, 21 ngày tuổi và cai sữa.

- Đánh dấu lợn sơ sinh.

- Cân khối lượng sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh, ghi nhận khối lượng sinh theo giới tính.

- Cân khối lượng 21 ngày.

- Cân khối lượng cai sữa (26 ngày cai sữa).

- Tính hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh (x) và khối lượng cai sữa (y).

* Khả năng sinh trưởng:

- Sinh trưởng tích lũy (kg/con): Là khối lượng của lợn được xác định tại các thời điểm. Cân lợn vào buổi sáng trước khi cho ăn, đảm bảo cân cùng một loại cân và cố định người cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.

Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau: A (g/con) = P2 - P1

t2 - t1

Trong đó: A: Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (g) P2: Là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t2 (g) t1: Là thời điểm bắt đầu theo dõi

t2: Là thời điểm kết thúc theo dõi

- Sinh trưởng tương đối R(%): Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể giữa 2 lần khảo sát. Được tính theo công thức:

40

R(%) = P2 – P1 100 (P2 + P1) / 2

Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

* Tỷ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con theo dõi

* Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết x 100 Tổng số con đẻ ra

2.3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp xử lý thống kê trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (1997) [27], trên phần mềm Minitab 14.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. (Trang 48)