2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Để nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi lợn nái ngoại giai đoạn đẻ và nuôi con thì ta cần phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn con. Muốn cai sữa sớm cho lợn con đạt được kết quả tốt nhất thì ta phải thực hiện quy trình tập cho lợn con ăn sớm. Vấn đề này đang được nhiều tác giả nghiên cứu:
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [22], cho rằng: Khi lợn con đã lớn hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường
34
bên ngoài. Vào thời gian này, phần lớn lợn con theo mẹ đã được 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng này là tăng khối lượng có hiệu quả, do đó người chăn nuôi nên cố gắng giảm stress vì stress làm giảm năng suất.
Một cách để đạt khối lượng tối đa là cho lợn con bắt đầu ăn thức ăn càng sớm càng tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm. Lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh và cần nhận được thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó. Lợn con cần được tập ăn từ lúc 1 -2 tuần tuổi.
Theo Cù Xuân Dần và cs, (1996) [8]: Cần tập cho lợn ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl và enzym vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa.
Phạm Sỹ Lăng và cs, (1995) [17] đã khẳng định: Sau sơ sinh, tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng cao từ 2 - 3 lần đến 10 - 12 lần, đòi hỏi sữa lợn mẹ nhiều dinh dưỡng. Nhưng sữa lợn mẹ giảm dần theo 3 tuần tiết sữa, giảm nhanh theo tuần thứ 4, vì lẽ đó chúng ta phải đảm bảo vấn đề tập ăn sớm cho lợn con để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con.
Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003) [9]: Khẳng định dù cho lợn nái ăn tốt và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con dùng thức ăn tập ăn sớm để tăng khối lượng sau khi cai sữa, thêm vào đó giúp lợn con làm quen với thức ăn khô sau khi cai sữa 3 - 4 tuần tuổi. Cho lợn con tập ăn ở 7 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, dễ cọ rửa, cho lợn con ăn bằng cách rải một ít cám phía trước, tạo cho chúng niềm vui thích và mong muốn được ăn, không để máng ăn trực tiếp dưới bóng đèn sưởi và gần vòi nước uống. Cho lợn tập ăn 3 - 4 lần/ngày, dần dần tăng lượng cám lên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn con.
35
mà các nhà chăn nuôi phải cho lợn tập ăn sớm từ 3 - 4 ngày là:
+ Sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nó chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng của lợn con.
+ Cho lợn con tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hoá của lợn con phát triển sớm. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hoá và hấp thu thức ăn tốt, làm giảm được sự hao mòn của lợn mẹ.
+ Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở những lứa tiếp theo.
+ Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái trong thời gian này.
+ Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái/năm cao
Vì vậy trong thời gian lợn con lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho lợn con trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách tập cho lợn con ăn sớm.
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [22], cho biết, khả năng sinh sản của một số giống lợn ngoại nuôi tại Việt Nam như sau:
- Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ bình quân 10 - 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con. Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra bình quân là 9,57, khối lượng sơ sinh đạt 1,24 kg/con, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55 - 60 kg.
- Lợn Duroc có khả năng sinh sản trung bình. Khả năng sinh sản của lợn Duroc nuôi tại Việt Nam đạt: Số con/lứa: 9 con, khối lượng sơ sinh: 1,33 kg, khối lượng cai sữa lúc 45 ngày: 8,43 kg/con, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%.
- Lợn Pietrain có tuổi đẻ lứa đầu dài hơn so với lợn Yorkshire (418 ngày so với 366 ngày). Khi cai sữa ở 35 ngày thì số con/lứa là 10,2, số con cai sữa/nái/năm là 18,3 con.
36
2001) [13], thông báo kết quả như sau: tuổi động dục lần đầu là 197,3 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 96,03 ngày, khối lượng phối giống lần đầu là 115,11 kg, chu kỳ động dục là 20,06 ngày, thời gian động dục là 5,86 ngày và tỷ lệ thụ thai là 82,82 %.
- Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (1996) [30], về khả năng sinh sản của Landrace cho biết: trên 140 ổ đẻ trung bình đạt 8,66 con sơ sinh còn sống/ ổ với khối lượng sơ sinh bình quân là 1,42 kg/ con. Số con sơ sinh đạt cao nhất là dòng là dòng Landrace Nhật (9,02 con) và thấp nhất là dòng Landrace Bỉ (8,04 con). Dòng Landrace Bỉ có khối lượng sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con) và thấp nhất ở dòng landrace Nhật (1,29 kg/con). Khả năng tiết sữa bình quân đạt 76,50 kg, dòng Landrace Cu Ba cao hơn hai dòng Landrace Nhật (1,29 kg/con) và không có biểu hiện sai khác rõ giữa 3 dòng Landrace. Khối lượng toàn ổ cai sữa bình quân 76,50 kg, dòng Landrace Cu Ba cao hơn 2 dòng Landrace Nhật, Bỉ nhưng không đáng kể.
Nguyễn Thiện (1986) [26], điều tra khả năng sinh sản của 6118 lứa đẻ ở lợn ỉ cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái ỉ là 416,16 ngày.
Khoảng cách lứa đẻ đối với lợn nái là thời gian từ khi con nái đẻ lứa trước đến khi đẻ lứa tiếp theo. Tình trạng này giúp ta xác định được số lần đẻ trong một đơn vị thời gian, đây là một tính trạng tổng hợp bao gồm: thời gian có chửa, thời gian bú sữa, thời gian chờ phối ( từ cai sữa đến khi phối giống lứa sau). Theo Lê Xuân Cương (1985) [5], cai sữa 3 tuần tuổi có thể đạt 2,5 lứa/nái/năm với chi phí thấp, đã có rất nhiều bằng chứng về việc sử dụng hoocmon sinh sản làm giảm thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại. Theo Đặng Vũ Bình (1994) [1], nghiên cứu trên đàn lợn ở 3 trại: An Khánh, Tam Đảo và Thụy Phương cho thấy khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Yorkshire là 203,79 ngày và lợn nái Landrace là 202,67 ngày.
37
đới nhiệt độ tăng từ 210
C – 320C sẽ giảm tỷ lệ thụ thai và số phôi sống, do vậy mùa hè số con sơ sinh/ổ và tỷ lệ thụ thai thấp hơn mùa đông. Đối với lợn nái chửa ở nhiệt độ 200C số phôi sống trung bình là 11,2 phôi, ở 330C số phôi sống chỉ còn 8,4 phôi.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các tác giả David C.England trường Đại học bang Oregn Hobart, W.Jones trường Đại học Purdue Steven Pollman, Decatur, Indiana đã khẳng định: Thức ăn tiền khởi động (khoảng 20% protein) hoặc thức ăn tiền khởi động thường giúp cho lợn con tập ăn dễ hơn trong giai đoạn lợn con theo mẹ.
(Trích Nguyễn Đức Hưng và cs, 2005) [14]. Theo Frank Aherne trường Đại học Alberta, Maynrd G.Hogberg trường Đại học Michigan, Koregay trường Đại học Bang và viện nghiên cứu bách khoa Virginia cho rằng: Cho lợn con ăn thức ăn sớm từ khi 7 - 10 ngày tuổi để cai sữa sớm cho lợn con thì rất có lợi, mục đích cho lợn con ăn thức ăn sơ sinh là để duy trì mức tăng trưởng sau khi ăn được 3 - 4 tuần tuổi khi lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, thức ăn với lợn con cai sữa sau 21 ngày tuổi có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá phát triển làm tăng khả năng sản sinh enzym tiêu hoá, axit HCl trong dạ dày và chuẩn bị cho lợn con sau khi cai sữa quen với khẩu phần ăn, có protein từ hạt ngũ cốc. Trong thực tế thức ăn dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, có tác dụng làm cho lợn con cai sữa sớm khi được 24 -28 ngày tuổi lớn nhanh, nặng cân, tiêu hoá tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong 1 - 2 tuần đầu cai sữa.
Bzowska và cs (1997) [34], cho biết, năng suất sinh sản của lợn Large white Ba Lan, Landrace Ba Lan, Landrace Bỉ, Duroc, Pietranin như sau:
Số con sơ sinh sống/ổ là: 11,08; 11,17; 10,05; 9,6 và 10 con. Số con 21 ngày/ổ là: 10,43; 10,47; 9,6; 8,79 và 9,26.
Tuổi đẻ lứa đầu là: 326; 347; 378; 371 và 379 ngày. Khoảng cách lứa đẻ: 192; 194; 186; 188 và 197 ngày
38
3633 lợn Landrace Pháp, 612 lợn Pietranin, 957 lợn Landrace Bỉ cho biết: Khoảng cách trung bình giữa các lứa đẻ lần lượt là 170,7; 160,5; 176,4 và 169 ngày.
Tuổi cai sữa: 31,9; 30,2; 40,2 và 51,1 ngày.
Số con đẻ ra còn sống/ lứa: 10,2; 9,95; 9,5 và 9,5 con. Số con cai sữa/lứa: 8,8; 8,7; 7,9 và 7,9 con.
Tuổi đẻ lứa đầu lần lượt: 363;358;383 và 379 ngày.
Trung bình số con cai sữa/nái/năm: 20; 19,7; 16,4 và 16,7 con.