CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng về vốn và nhân lực. Hiện nay, Chi nhánh Đông Anh mới chỉ sử dụng khoảng 30% tổng nguồn vốn huy động vào hoạt động tín dụng, số lượng vốn lớn còn lại một phần được dùng vào hoạt động đầu tư khác, một phần được gửi tại ngân hàng Trung Ương nhằm điều hoà vốn và cho các tổ chức tín dụng khác vay. Điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Hơn nữa, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đông Anh cũng chưa tận dụng hết khả năng của các cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình.
Thứ hai, dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng còn thấp và chiếm một tỉ lệ chưa cao trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Mặc dù chi nhánh Đông Anh được thành lập với chức năng thực hiện nghiệp vụ là ngân hàng bán lẻ nhưng dư nợ tín dụng tiêu dùng vẫn còn rất thấp và chiếm một tỷ lệ chưa cao trong hoạt động tín dụng.
Thứ ba, số lượng khách hàng vay còn hạn chế. Các hình thức tín dụng tiêu dùng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đông Anh ít đa dạng và
phong phú nên số lượng khách hàng biết và sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, điều kiện để khách hàng có được một khoản tín dụng tiêu dùng còn khó khăn. Đây là hạn chế chung của cả hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nó thể hiện ở điều kiện về tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm.
2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, việc thực hiện bước đầu tiên trong cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng dó là nghiên cứu thị trường để đánh giá nhu cầu người tiêu dùng vẫn chưa được thực hiện tốt. Nhu cầu người tiêu dùng là một khái lượng trừu tượng không thể định lượng một cách chính xác, tuy nhiên nắm bắt nhu cầu một cách nhạy bén và nhanh chóng có thể giúp ngân hàng đưa ra những hướng phát triển cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại địa bàn mình hoạt động.
- Thứ hai, do hệ quả của việc thiếu thông tin về nhu cầu người tiêu dùng nên việc lập ra các định hướng, chính sách phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Đông Anh gặp khó khăn. Một chính sách hay chiến lược đúng đắn có mục tiêu cụ thể, có các bước thực hiện đầy đủ rõ ràng sẽ là tiền đề và nền tảng cho sự thành công của công tác triển khai sau này.
- Thứ ba, Ngân hàng chưa chú trọng khai thác và phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đúng mức cả về chất lượng và số lượng. Các khoản cho vay tiêu dùng có giá trị nhỏ nên phát sinh nhiều chi phí và rủi ro hơn là các khoản tài trợ vốn khác. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng tiêu dùng thường cao hơn so với các hình thức tín dụng khác do lãi suất các khoản tín dụng tiêu dùng thường cao hơn. Nếu quy mô hoạt động của tín dụng tiêu dùng lớn thì lợi nhuận thu được từ loại hình này cũng sẽ tương xứng với quy mô đó.
Với thuận lợi là đa phần các cán bộ của chi nhánh đều được đào tạo vững vàng về kiến thức và chuyên môn nên đội ngũ cán bộ đã có những đóng góp tích cực hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, không phải cán bộ ngân hàng nào cũng có khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin khách hàng một cách khoa học và chính xác.
- Thứ năm, do quy trình tín dụng và thủ tục chưa đơn giản và nhanh gọn. Khách hàng mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của Ngân hàng. Như vậy, nếu quy trình, thủ tục cho vay đơn giản hơn, thuận tiện hơn, gây tốn ít thời gian hơn thì chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng là cá nhân đến và sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, một quy trình tín dụng tiêu dùng nhanh gọn sẽ góp phần đơn giản hóa hồ sơ tín dụng, từ đó lượng thông tin và các yếu tố có liên quan sẽ ngắn ngắn gọn và cô đọng, giúp công tác quản lý thông tin về khách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Thứ sáu, Chi nhánh chưa chú trọng công tác quảng bá, khuếch trương các sản phẩm ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng đến với khách hàng, nên không thu hút được nhiều khách hàng. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các khách hàng truyền thống, còn số lượng khách hàng mới không cao. Đối tượng vay vốn tiêu dùng tại chi nhánh chủ yếu là các cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập cao và ổn định. Còn đối tượng là các gia đình, những người có thu nhập trung bình, thấp thì lại chưa có sản phẩm hoặc khuyến khích họ tham gia vào thị trường cho vay tiêu dùng
- Thứ bảy, do công nghệ ngân hàng chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng. Việc ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ tín dụng còn hạn chế. Các công nghệ chưa được ứng dụng một cách đồng bộ và hoàn thiện gây khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện đánh giá và phân tích khách hàng.
* Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn chưa đầy đủ. Do CVTD là hoạt động tín dụng mới ở Việt nam nên cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phậm pháp luật nào mang tính thống nhất, cụ thể về hoạt động CVTD nên các ngân hàng thương mại chưa yên tâm đầu tư, phát triển nó một cách mạnh mẽ, vì lo sợ cơ chế, chính sách có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn bản luật của nước ta còn rất chồng chéo, không đồng nhất với nhau, vì thế mà hiện nay các ngân hàng thực hiện việc cho vay tiêu dùng này chỉ căn cứ vào các quyết định, nghị định, hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay để thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.
- Thứ hai, do khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng. Như chúng ta đã biết nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm qua, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện nâng cao mức sống. Tuy vậy, mức thu nhập tăng lên không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư (tầng lớp có thu nhập cao hiện nay chỉ chiếm 2%-5% dân số) làm cho khoảng cách giàu nghèo không những không rút ngắn mà còn có khả năng bị nới rộng hơn. Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đông Anh thì lại chỉ tập trung chủ yếu vào nhóm các khách hàng có thu nhập cao, có tài chính ổn định đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng.Chính vì vậy mà quy mô cho vay tiêu dùng cũng bị hạn chế.
- Thứ ba, do môi trường cạnh tranh trong thị trường cho vay tiêu dùng. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có định hướng phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Do đó, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng sẽ càng trở nên gay gắt. Cùng với sự nới lỏng của cơ chế tín dụng, chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thử thách khó khăn vì lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tuy còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực khá phổ biến và phát triển tại các ngân hàng trên thế giới. Sau khi gia nhập WTO, thị trường tài
chính - tiền tệ của Việt nam trở thành một thị trường đầy tiềm năng không chỉ với các ngân hàng trpng nước mà cả các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này có nguồn vốn lớn, trình độ quản lý cao và công nghệ tiên tiến đang thực sự trở thành thách thức to lớn đối với các ngân hàng Việt Nam. Điều này làm cho các ngân hàng Cổ phần lớn và các ngân hàng Quốc doanh lớn ở Việt Nam không ngừng cải tiến, đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính sự cạnh tranh gay gắt này đã hạn chế việc mở rộng thị phần của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đông Anh.