Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 32)

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [11], ấu trùng Cysticercus tenuicollis là những dạng hình túi có cổ mỏng, kích thước 8 – 80 x 8 – 100 mm, chứa dịch bên trong. Thành bên trong túi có một đầu sán dây có cổ.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5], cho biết, ấu trùng Cysticercus

tenuicollis là một bọc có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể bằng hạt đậu, quả cam hoặc quả bưởi, trong bọc có nhiều nước. Có một đầu sán bám vào màng trong của bọc, đầu sán có 4 giác bám, có 29 – 44 móc.

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2], cho biết: căn bệnh là ấu trùng

Cysticercus tenuicollis ký sinh ở gan, màng mỡ chài, màng treo ruột, lách của lợn, dê, cừu, bò, hươu, đôi khi thấy ở ngựa, người. Kích thước ấu trùng khác nhau, có khi bằng hạt đậu, quả cam, hoặc to hơn, có hình bọc, bên ngoài là mô liên kết, bên trong chứa thể dịch trong và một đầu sán trưởng thành, lộn ra phía ngoài. Ở những vùng nuôi nhiều chó tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis ở trâu, bò, dê, lợn càng nhiều. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng dần theo tuổi, điều này được các tác giả lý giải do thời gian tiếp xúc với căn bệnh tăng.

Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của lợn và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán trưởng thành. Lợn nuôi gần với chó dễ nhiễm ấu trùng hơn, còn trâu, bò thả trên bãi chăn nhiễm ít hơn.

Mổ khám 589 dê có nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thấy tỷ lệ nhiễm ấu sán cổ nhỏ ở dê là 23,8% và cường độ nhiễm sán là 1 - 18 ấu sán/dê. Tuổi gia súc càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng tăng lên và mức độ nhiễm càng nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [5].

Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Quyên, Phạm Công Hoạt (2011) [7] đã mổ khám 1273 trâu, bò, lợn của ba huyện thành tỉnh Phú Thọ phát hiện 294 con nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis (23,10%), trong đó tỷ lệ ở trâu biến động từ 10,59 - 31,78%, ở bò từ 9,82 - 28,10% và ở lợn từ 10,28 - 37,66% với cường độ nhiễm từ 1 - 56 ấu sán/con. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu sán Cysticercus

tenuicollis ở trâu, bò, lợn là tương quan thuận rất chặt với hệ số tương quan R

= 0,881; 0,990 và 0,997.

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2]:

- Phân bố của bệnh: phổ biến khắp các vùng, lợn nước ta nhiễm khoảng 44%. Ở những nơi nuôi nhiều chó, bệnh càng phổ biến và gây nhiều thiệt hại.

- Biến động nhiễm ấu sán theo tuổi: nhìn chung tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi lợn, vì số lần tiếp xúc với căn bệnh tăng theo tuổi.

+ Lợn con dưới 2 tháng: tỷ lệ 48,2% + Lợn từ 3 - 4 tháng: tỷ lệ 46,3% + Lợn từ 5 - 7 tháng: tỷ lệ 65,7% + Lợn trên 8 tháng: tỷ lệ 60,0%

Tình hình nhiễm của lợn và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán dây trưởng thành. Bệnh thường có ở lợn nuôi gần với chó. Còn trâu, bò thả trên bãi chăn ít bị hơn.

Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [2], bệnh thường ở thể mãn tính, triệu chứng không rõ ràng. Khi bị nặng, giai đoạn đầu con vật gầy yếu, hoàng đản, tiếp đó là viêm màng bụng cấp tính, thường sốt cao, khi ấn mạnh vào bụng con vật thấy đau, bụng to và căng, một số trường hợp thấy xoang bụng xuất huyết. Khi cấp tính gan sưng to, mặt gan gồ ghề, màng fibrin phủ kín, có nhiều điểm tụ huyết, có nhiều rãnh do ấu trùng di hành trong gan. Thời kỳ đầu nhiều

nước, thời kỳ cuối nước màu vàng. Một vài trường hợp viêm màng bụng cấp tính có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu, đầu sán có trong dịch đó.

Vật còn sống rất khó chẩn đoán, có thể chọc dò để tìm đầu sán trong dịch xoang ngực và bụng. Thường chẩn đoán sau khi chết, mổ con vật tìm ấu sán nơi chúng ký sinh (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [2].

2.2.2. Tình hình nghiên cu nước ngoài

Theo Johannes Kaufmann (1996) [26], ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh ở bề mặt gan, mỡ màng chài ở khoang bụng của cừu và gia súc. Gia súc nhiễm ấu sán thường không có biểu hiện triệu chứng bệnh, trừ khi nhiễm một số lượng lớn ấu trùng ở nhu mô gan, tình trạng thiếu máu và chết có thể xảy ra. Bệnh Cysticercus tenuicollis xảy ra trên toàn thế giới, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ nhiễm ở các khu vực thay đổi rất nhiều. Dịch bất ngờ có thể xảy ra do điều kiện khí hậu có lợi cho sự tồn tại của trứng trong đồng cỏ hoặc các hoạt động của động vật hoang dã mang bệnh (P. Junquera, 2013) [29].

Các vật chủ trung gian bị nhiễm bệnh khi ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm trứng hoặc phân mang trứng của Taenia hydatigena qua cây dạng cỏ hoặc thức ăn lưu trữ. Một đoạn mang trứng duy nhất chứa hàng ngàn trứng. Ô nhiễm thức ăn có thể xảy ra thông qua phân chó. Trứng có thể tồn tại ngoài môi trường trong vài tháng.

Trong quá trình hoàn thành giai đoạn ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở KCTG, các ấu trùng 6 móc chui qua niêm mạc ruột, theo máu đến bề mặt gan, màng treo ruột, phổi, gây ra những tổn thương lớn ở các cơ quan này (Woinshet Sammuel – Girma G. Zewde, 2010 [31]).

Khi nhiễm nhẹ, các chức năng rối loạn không rõ. Thai 6 móc của ấu sán chui qua thành ruột, sau 24h vào gan, dừng lại ở các nhánh tĩnh mạch cửa, rồi vào gan đào thành rãnh, gây viêm gan cấp tính, có khi viêm màng bụng.

Ấu trùng di hành chui qua mặt gan vào xoang bụng, ký sinh ở màng treo ruột, màng mỡ chài, phổi.

Trong gan, ấu trùng di chuyển thông qua các mô gan tới các bề mặt cơ quan (thanh mạc) trong thời gian khoảng 30 ngày. Trên bề mặt các cơ quan bụng khác nó hình thành các nang nước. Phát triển thành u nang cần 35 đến

55 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các nang có thể lây nhiễm cho chó trong vài tháng (P. Junquera, 2013) [29].

Các bệnh lý của bệnh Cysticercus tenuicollis ở dê đã được nghiên cứu vào ngày 7, 15, 30 và 60 sau khi gây nhiễm. Các tổn thương đặc trưng thể hiện vào ngày thứ 15 sau khi nhiễm bệnh bao gồm tích tụ của một số lượng lớn chất lỏng fibrin trong xoang phúc mạc và ngực. Xuất huyết cũng xuất hiện trên bề mặt gan và trong nhu mô do di cư Cysticercus tenuicollis. Các tổn thương nhỏ trong gan bao gồm các u nang với một khối lượng của fibrin và hồng cầu. Các tế bào gan bị thoái hóa chủ yếu là do sự phá hủy nhu mô. Xoang được giãn ra và ống mật bắt đầu có những thay đổi thoái hóa. Lá phổi của động vật bị giết chết vào ngày 15, thể hiện những đặc trưng của bệnh khí thũng và xuất huyết với tác hại của Cysticercus tenuicollis. Màng phổi xuất hiện phù nề. Phế nang cho thấy sự hiện diện của dịch rỉ huyết thanh.

Các ấu trùng của Taenia hydatigena gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi do tác hại bệnh lý và tỷ lệ tử vong cao (Abidi và cs, 1989) [20]. Di cư của

Cysticercus tenuicollis trong gan có thể gây ra xuất huyết và viêm phúc mạc (Blazek và cs, 1985 [21]) .

Theo P. Junquera (2013) [29], cho đến nay chẩn đoán bệnh do ấu trùng

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cu:

- Chó, dê nuôi tại một số địa phương của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra.

* Vt liu nghiên cu:

- Chó ở các lứa tuổi (mổ khám tìm sán dây).

- Dê ở các lứa tuổi (mổ khám tìm ấu trùng Cysticerscus tenuicollis). - Thuốc tẩy sán dây ở chó: - Niclosamid (100 mg/kg TT)

- Praziquantel (10 mg/kg TT) - Các loại mẫu dùng trong nghiên cứu:

+ Mẫu ấu trùng sán dây Cysticerscus tenuicollis thu thập ở dê. + Mẫu sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa chó.

- Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: + Kính hiển vi quang học, kính lúp.

+ Máy xác định các chỉ số huyết học Osmetech OPTI – CCA/Blood Gas Analfzen.

+ Lọ đựng hoá chất, lamen, lam kính, đĩa petri, chậu thủy tinh, cốc thủy tinh, chén nhuộm, ống đong, giá đựng tiêu bản,...

+ Hóa chất gồm: glyxerin, axit lactic, formol, thuốc nhuộm Carmin, cồn (từ 70º đến 100º), nước cất, xylen, Baume-Canada ...

* Thi gian nghiên cu: từ ngày 9/12/2013 đến ngày 31/5/2014

* Địa đim nghiên cu:

- Đề tài được thực hiện ở một số xã của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể là xã Tân Phú, Tân Hương và Trung Thành.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu:

+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cu đặc đim dch t bnh do u trùng Cysticercus tenuicollis gây

ra dê nuôi ti mt s xã thuc huyn Ph Yên, tnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tuổi. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tính biệt.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo các tháng.

3.2.1.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê với tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở đường tiêu hoá chó.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena chó tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó với tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của dê.

3.2.2.Đề xut bin pháp phòng chng bnh do u trùng Cysticercus

tenuicollis gây ra cho dê

- Thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho chó.

- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus

tenuicollis trên dê nuôi tại Thái Nguyên.

3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. B trí điu tra và phương pháp xác định tình hình nhim u trùng

Cysticercus tenuicollis

3.3.1.1. Bố trí điều tra tình hình nhiễm

Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng (Nguyễn Như Thanh, 2001) [14]. Mổ khám dê ở 3 xã thuộc huyện Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể như sau:

STT Địa phương (xã) Số dê mổ khám (con) 1 Tân Phú 67 2 Tân Hương 71 3 Trung Thành 65 Tổng 203

3.3.1.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê

Mổ khám dê bằng phương pháp phi toàn diện:

Bộc lộ xoang ngực và xoang bụng dê, phát hiện ấu trùng Cysticercus

tenuicollis ký sinh trên bề mặt gan, lách, màng treo ruột, màng mỡ chài… đếm số lượng ấu trùng và bảo quản ấu trùng trong cồn 70º.

Ấu trùng Cysticercus tenuicollis có dạng bọc to nhỏ không đều, trong bọc có nhiều nước và một đầu sán dây dính ở màng trong của bọc. Có thể phát hiện Cysticercus tenuicollis dễ dàng khi xem tươi bằng mắt thường.

3.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê

* Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

- Tuổi dê: Tuổi dê được phân ra theo 4 lứa tuổi: ≤ 6 tháng

> 6 – 12 tháng > 12 – 24 tháng > 24 tháng

3.3.2. B trí điu tra và phương pháp xác định tình hình nhim sán dây chó

3.3.2.1. Bố trí điều tra tình hình nhiễm sán dây ở chó

Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng (Nguyễn Như Thanh, 2001) [14]. Mổ khám, kiểm tra nội tạng và thu thập sán dây của chó tại các địa phương tiến hành mổ khám dê.

3.3.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó

* Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán dây ở chó

Để tìm sán dây ký sinh ở hệ tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hoá, thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột của chó (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) [6].

Sán dây sau khi thu thập được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau khi làm sạch bằng nước cất bảo quản trong cồn 70º. Phân loại sơ bộ các loài sán dây đã thu thập được dưới kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định loại của Phan Thế Việt và cs (1977) [18], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4]. Việc xác định chính xác thành phần loài sán dây ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

- Định loài sán dây: Định loài sán dây theo hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev, 1970 trên tiêu bản nhuộm Carmin (Phan Thế Việt 1977 và cs [18], Nguyễn Thị Kỳ 2003 [4]).

Làm tiêu bản tạm thời (làm tiêu bản trong): Sử dụng hỗn hợp dung dịch gồm: glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1. Phương pháp này có thể quan sát cấu tạo sơ bộ của đầu, giúp cho việc định loài sán dây được nhanh chóng.

Làm tiêu bản cốđịnh:

Quy trình nhuộm như sau:

+ Tách mẫu: tách những sán mà cơ thể có đầy đủ các bộ phận (đầu, cổ, thân).

+ Chọn những mẫu đẹp nhất có cấu tạo đầy đủ (đầu, cổ, thân, đốt già) + Rửa mẫu trong nước cất với thời gian 10 – 15 phút.

+ Ép mẫu: đặt mẫu vào giữa hai lam kính để ép cho mẫu thẳng, các mẫu khác làm tương tự, sau đó đặt các mẫu chồng lên nhau, ngâm trong nước với thời gian 15 phút, sau đó mở ra từ từ.

(Trường hợp mẫu tươi: thu mẫu, rửa nhẹ nhàng cho sạch, gắp từng con đặt cẩn thận lên lam kính cho thẳng rồi đặt lam kính khác lên; tiếp tục với những mẫu khác như vậy. Sau đó đặt chồng lên nhau trong một chậu nhựa có nắp đậy,cho cồn 70º vào ngập mẫu, để trong 10 ngày nhấc ra cho vào chậu nước 5 – 10 phút để sán tự bong ra, gắp cho vào cồn 70º, sau 1 tuần đem nhuộm).

+ Mẫu sán lấy ra từ cồn 70º được cho vào thuốc nhuộm Carmin từ 10 – 15 phút, rồi chuyển sang cồn 70º, 80º, 96º, 100º với thời gian 15 – 30 phút (tùy kích thước từng mẫu); rồi làm trong bằng xylen.

+ Chuẩn bị lamen và lam kính, nhỏ 1 – 2 giọt Baume – Canada lên lam kính, sau đó lấy que gắp gắp sán đặt lên giọt Baume – Canada, đậy lamen lên. Sau một ngày đem ra soi kính hiển vi.

+ Sau khi làm xong mẫu, điền đầy đủ thông tin về mẫu lên lam kính.

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây:

Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng sán dây ký sinh/chó bằng phương pháp mổ khám, thu thập và đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi chó.

3.3.2.3. Phương pháp xác định mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó

Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại từng xã, sau đó nhập số liệu vào phần mềm Minitab 14.0 để xác định hệ số tương quan và vẽ đồ thị.

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh do Cysticercus tenuicollis

* Thử nghiệm thuốc tẩy sán cho chó

Xét nghiệm mẫu phân chó tại một số địa phương bằng phương pháp lắng cặn Benedek. Chọn 40 chó có cường độ nhiễm cao để thử nghiệm hiệu lực thuốc tẩy. Sử dụng 2 loại thuốc Niclosamid (100 mg/kg TT),Praziquantel (10 mg/kg TT) để tẩy sán dây cho chó. Sau 15 ngày kiểm tra lại phân chó để đánh giá hiệu lực của thuốc:

- Nếu số lượng sán dây bình quân/lần thải phân không giảm so với trước khi dùng thuốc thì đánh giá thuốc không có hiệu quả với sán dây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)