Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 25)

bnh do sán dây chó gây ra

2.1.3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis

Bệnh Cysticercus tenuicollis xảy ra trên toàn thế giới, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ nhiễm ở các khu vực thay đổi rất nhiều. Dịch bất ngờ có thể xảy ra do điều kiện khí hậu có lợi cho sự tồn tại của trứng trong đồng cỏ hoặc các hoạt động của động vật hoang dã mang bệnh (P. Junquera, 2013) [29].

Mổ khám 589 dê có nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thấy tỷ lệ nhiễm ấu sán cổ nhỏ ở dê là 23,8% và cường độ nhiễm sán là 1 - 18 ấu sán/dê. Tuổi gia súc càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng tăng lên và mức độ nhiễm càng nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [5].

Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Quyên, Phạm Công Hoạt (2011) [7] đã mổ khám 1273 trâu, bò, lợn của ba huyện thành tỉnh Phú Thọ phát hiện

294 con nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis (23,10%), trong đó tỷ lệ ở trâu biến động từ 10,59 - 31,78%, ở bò từ 9,82 - 28,10% và ở lợn từ 10,28 - 37,66% với cường độ nhiễm từ 1 - 56 ấu sán/con. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu sán Cysticercus

tenuicollis ở trâu, bò, lợn là tương quan thuận rất chặt với hệ số tương quan R

= 0,881; 0,990 và 0,997.

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2]:

- Phân bố của bệnh: phổ biến khắp các vùng, lợn nước ta nhiễm khoảng 44%. Ở những nơi nuôi nhiều chó, bệnh càng phổ biến và gây nhiều thiệt hại.

- Biến động nhiễm ấu sán theo tuổi: nhìn chung tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi lợn, vì số lần tiếp xúc với căn bệnh tăng theo tuổi.

+ Lợn con dưới 2 tháng: tỷ lệ 48,2% + Lợn từ 3 - 4 tháng: tỷ lệ 46,3% + Lợn từ 5-7 tháng: tỷ lệ 65,7% + Lợn trên 8 tháng: tỷ lệ 60,0%

Tình hình nhiễm của lợn và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán dây trưởng thành. Bệnh thường có ở lợn nuôi gần với chó. Còn trâu, bò thả trên bãi chăn ít bị hơn.

2.1.3.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây chó

Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán dây gây ra đã được nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và chưa hệ thống nên chưa phản ánh đầy đủ những vấn đề liên quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) [16], chó săn thường nhiễm sán dây do ăn thịt thỏ chứa ấu trùng. Chó của những người chăn cừu, chăn bò, chó ở lò sát sinh mắc sán do ăn phủ tạng của bò, cừu, lợn. Chó nuôi trong nhà mắc sán do ăn bọ chó trên mình nó chứa ấu trùng. Ấu trùng sán ở thỏ, bò, cừu, lợn, bọ chó… là ấu trùng của những loài sán khác nhau, nên chó là một trong những loài vật bị nhiều loài sán dây ký sinh nhất.

Skarabin và Petrov (1963) [19], cho biết, nếu như đường xâm nhập của các giun sán địa lý thường là qua nước hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn, thì nhiều loại giun sán sinh vật xâm nhập vào cơ thể ký chủ cuối cùng khi ký chủ đó ăn

phải các mô và các cơ quan của KCTG chứa ấu trùng giun sán ở giai đoạn cảm nhiễm. Với cách xâm nhập này, chó sói cảm nhiễm sán dây Taenia hydatigena do ăn phải cừu có ấu trùng sán.

Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1975) [13], chó nhiễm

sán dây loài Dipylidium canium do ăn phải các KCTG sống trên mình chó

như bọ, rận. Chó nhiễm sán dây loài Taenia hydatigena do ăn phủ tạng loài nhai lại hay lợn chứa ấu trùng Cysticercus tenuicollis.

Theo kết quả nghiên cứu của Dalimi A. và cs (2006) [22], kiểm tra 83 chó ở các tỉnh phía Tây của Iran cho thấy: có 38,55% chó nhiễm Dipylidium caninum; 53,01% chó nhiễm Taenia hydatigena; 7,23% chó nhiễm Taenia ovis; 4,82% chó nhiễm Multiceps multiceps; 13,25% chó nhiễm Echinococcus granulosus.

Theo kết quả nghiên cứu của Yotko K. và cs (2009) [33], tỷ lệ nhiễm

loài Taenia hydatigena của chó ở vùng Tây Bắc Bulgaria là 47,85%.

Một nghiên cứu khác của Xhaxhiu D. và cs (2010) [32], từ năm 2004 – 2009: mổ khám 111 chó từ các vùng ngoại ô Tirana của Albania để kiểm tra giun sán đường tiêu hóa, phát hiện được 3 loài sán dây là Dipylidium caninum (65,8%);

Taenia hydatigena (16,2%); Echinococcus granulosus (2,7%).

Ở nước ta, các loài Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia

pisiformis, Multiceps multiceps được phân bố rộng ở cả 3 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi với những kiểu khí hậu khác nhau (Nguyễn Thị Kỳ, 1994) [3].

Kết quả kiểm tra 130 mẫu phân chó của Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ (2000) [12], ở Thành phố Huế cho thấy: chó nhiễm sán dây từ rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến 1 năm tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao.

Biến động nhiễm sán dây ở chó tùy theo giai đoạn tuổi. Chó con bị nhiễm từ rất sớm. Theo dõi 138 chó bị bệnh sán dây ở Hà Nội cho thấy, chó con từ 27 - 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán (Phạm Sỹ Lăng, 2002 [8]).

Dịch tễ học của bệnh sán dây ở chó liên quan chặt chẽ đến số lượng chó nuôi và chế độ kiểm soát giết mổ. Ở những nơi mà chế độ kiểm soát sát sinh không chặt chẽ thì chó dễ mắc bệnh sán dây do ăn phải những khí quan của gia súc có ấu trùng (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [5]).

Tuổi thọ của sán trưởng thành dài, có thể tới hàng chục năm nên loài ăn thịt mang sán là nguồn gieo rắc căn bệnh nguy hiểm. Mỗi đốt sán chửa chứa hàng nghìn trứng sán. Chó mang trứng sán phát tán khắp nơi.

Sức đề kháng của mầm bệnh ở ngoài tự nhiên cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh. Trứng sán dây có sức đề kháng mạnh ở ngoại cảnh, có thể sống lâu ở những nơi ẩm ướt.

Sán dây là động vật sống ký sinh trong ruột động vật có xương sống, trong chu trình phát triển chúng cần sự tham gia của một hoặc hai vật chủ trung gian, vật chủ chứa. Vì vậy sự phân bố của sán dây phụ thuộc rất nhiều vào vật chủ. Ngoài quy luật phân bố của vật chủ, quy luật sinh thái học của cả vật chủ và sán dây là yếu tố quan trọng nhất chi phối sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây ở vật chủ (Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [4]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)