NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2008 –

Một phần của tài liệu Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (39) (Trang 63)

I. Tìm hiểu đề

Tuyển tập Đề thi môn Ngữ Văn 7 cuối năm

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2008 –

NĂM HỌC 2008 – 2009

MÔN: VĂN 7

Câu 1: Thế nào là tục ngữ? Tục ngữ khác ca dao ở điểm nào?

Câu 2: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?

a. xấu đều hơn tốt lỏi b. con dại cái mang

c. giấy rách phải giữ lấy lề d. già đòn non nhẽ

e. dai như đỉa đói

f. tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa g. giàu nứt đố đổ vách h. cái khó bó cái khôn i. lươn ngắn chê trạch dài

Câu 3: Sau khi học văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, em có cảm nhận gì?

Câu 4: Em hiểu biết thêm được gì sau khi tìm hiểu văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả Đặng Thai Mai?

Câu 5: Sau khi học văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng, theo em đời sống vật chất và tác phong giản dị của Bác Hồ thể hiện phẩm chất cao quý nào ở Bác?

Câu 6: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng, em rút ra được bài học gì về lối sống, tác phong sinh hoạt, nói và viết cho bản thân?

Câu 7: Nêu ý nghĩa tiêu đề của truyện “Sống chết mặc bay” của tác giả “Phạm Duy Tốn”. Với nội dung của truyện ngắn này, có thể đặt những tiêu đề như thế nào?

Câu 8: Tóm tắt truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

Câu 9: Trong quá trình khắc họa chân dung quan phụ mẫu, tác giả không chỉ miêu tả thái độ, hành động, việc làm của quan phụ mẫu mà còn để cho tính cách nhân vật bộc lộ qua ngôn ngữ đối thoại. Hãy chọn và phân tích ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa bóc trần bản chất của viên quan phụ mẫu.

Câu 10: Tại sao nói nghe ca Huế là một thú vui

Câu 11: Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ.

Người ta có thể rút gọn câu những trường hợp nào?

Câu 12: Câu rút gọn khác câu đặc biệt ở điểm nào? Cho ví dụ.

Câu 13: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:

Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà vẫn chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. (Tô Hoài)

Câu 14: Hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt, mỗi loại cho một ví dụ minh họa.

- Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không nhỉ? - Không.

- Vậy ”Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?

- Cũng không phải.

- Thế biển đề ”Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?

- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.

Qua câu chuyện của hai bạn, em thấy đúng sai thế nào?

Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, nếu bỏ quan hệ từ và dấu phẩy thì có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ được không? Vì sao?

a. Ở xóm tôi, học sinh học chưa giỏi. b. Học sinh, ở xóm tôi, học chưa giỏi.

Câu 17: Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

a. Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?

Câu 18: Thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu? Mỗi trường hợp cho một ví dụ minh họa.

Câu 19: Xác định và chỉ ra các kiểu liệt kê trong các câu sau: a. Bác ngồi đó, lớn mênh mông

Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. (Tố Hữu)

b. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Hồ Chí Minh)

Câu 20: Một nhà văn có nói: ”Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích câu nói trên.

C U HÂ ỎI THAM KHẢO PHẦN TẬP L M VÀ ĂN

Một phần của tài liệu Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (39) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w