I. Tìm hiểu đề
3. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên đó?(Ta phải học tập nt n)
Ta phải học tập ntn để có kết quả? Trước hết chúng ta phải xác định mục đích học tập, nội dng học tập và phương pháp học tập. Nếu nắm vững, xác định mục đích học, chúng ta sẽ học tạp có kết quả.
Học, học nữa, học mãi là mục đích cần đạt tới của thanh niên hôm nay: học để hiểu biết, học để có một nghề nuôi sống bản thân, học để rèn luyện kĩ năng lao động, học để bước vào cuộc sống vững vàng hơn. Ta phải học trong sách vở, ở nhà trường, ở thực tế cuộc sống. “Học” bao gồm cả học văn hóa, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống. Vì vậy “học tập ” là nhiệm vụ suốt đời của mỗi người.
Việc học có tầm quan trọng rất lớn trong việc quyết định thành bại của một con người. Tuy vậy, hiện nay vãn có một số người coi thường việc học với suy nghĩ thiển cận là không cần học cũng kiếm ra tiền, vẫn sống. Họ
không biết thất học là sự thiệt thòi, là nỗi bất hạnh của con người và nêu dân trí thấp thì một đất nước khó có thể phát triển về mọi mặt.
Kết bài:
Lời nhắn nhủ của Lê nin là một bài học quý giá giúp ta ý thức hơn nhiệm vụ học tập của mình. Tuổi trẻ chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của việc học, phải nỗ lực học tập không ngừng để nâng cao hiểu biết, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Bài làm 2: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê nin: Học! Học nưa! Học mãi!. Em có ý kiến gì trước lời khuyên đó
Dàn bài:
1. Mở bài:
- Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú.
- Cuộc sóng không ngừng phát triển, cho nên con người phải nỗ lực học tập suốt đời.
- Lê nin khuyên thanh niên: Học! Học nưa! Học mãi! 2. Thân bài:
a. ý nghĩa của lời khuyên:
- Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Phải thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức
b. Tại sao cần phải học tập?
- Có học tập mới tiếp thu được tri thức:
+ Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, để làm việc có hiệu quả hơn.
+ Nếu không học tập sẽ lạc hậu trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay.
- Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo nhận thức của mỗi người . Có chịu khó học tập thì mới gặt hái được thành công
+ Ông giám đốc học tập để làm tốt công việc quản lí + Công nhân học tập để nâng cao tay nghề.
+ Nông dân học tập để nắm vững khoa học kĩ thuật tròng trọt, chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất.
+ Nhà khoa học cũng phải nghiên cứu , học tạp trong một quá trình lâu dài…
c. Mở rộng vấn đề:
- Hiện nay, vẫn còn 1 số người giữ cách suy nghĩ thiển cận không cần học cho nên không quan tâm động viên nhắc nhở con cái học hành. Trình độ dân trí thấp là 1 trong những nguyên nhân làm cho đất nước kém phát triển.
bản thân. Học để nâng cao kĩ năng lao động , để bước vào đời vững vàng hơn
- Học kiến thức trong sách vở và học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Học là nhiệm vụ quan trọng suốt cả đời người
- Liên hệ: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường…….. 3. Kết bài:
- Ngày nay tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có đủ tài đức xây dựng đất nước, quê hương giàu ngày càng giàu đẹp.
Đề 8 (Đề a trang 98 sgk)
Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ .để tham dự cuộc thi đó ,em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc
Đi một ngày đang ,học một sàng khôn Thất bại là mẹ thành công
Thương người như thể thương thân
Đề 9(đề b –SGK trang 98)Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan
Bội Châu lại được NAQ gọi là những trò lố ?
Tác phẩm Những trò lố hay là Va ren và PBCcủa NAQlà một tác phẩm giầu chất trí tuệ và tính hiện đại ,thể hiện một quan niêm lấy văn chương để phục vụ chính trị và dân tộc .Cuộc chạm trán giữa Va ren và PBC cho thấy ngòi bút châm biếm sâu sắc của NAQ, những tấn trò mà Va ren bày ra với PBCđược NAQ gọi là những trò lố,tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để tạo nên tính chiến đấu sắc bén .
Bác tưởng tượng ra chuyến công du của Va ren –tên toàn quyền đông Dương làm rùm beng rằng sang VN để đem tự do cho nhà cách mạng PBC,nhưng tất cả chỉ là cái vỏ giả dối để lừa công luận .Hắn nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ PBC.Hắn chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuoi ở bên ấy đã .
Thực chất chuyến đi Đông Dương của Va Ren là một chuyến du lịch hưởng thụ của cá nhân hắn ;hắn không hề quan tâm đến PBC.Tất cả chặng đường hắn đi qua ,hắn như một con rối diễn những trò lố –những trò lố bịch .Lố bịch nhất là khi hắn vào nhà giam gặp nhà cách mạng PBC,dụ dỗ Phan phản bội nhân dân ,phản bội tổ quốc một cách trơ chẽn .
Bằng trí tưởng tượng kỳ diệu ,tg đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt ,giả nhân giả nghiã ,thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc của tên thực dân cáo già .Va ren tay phải giơ ra bắt tay PBC,còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt PBC trong nhà tù ảm đạm .Va ren dụ dỗ PBc hãy trung thành ,cộng tác, hợp lực với nước Pháp vì sự nghiệp khai hoá và công lý .Hắn khuyên nhà cách mạng VN đừng xúi giục đồng bào ta nổi lên chống Pháp .Cuối cùng hắn tự vạch trần chân tướng hắn là một kẻ phản bội ,một tên cơ hội hãnh tiến .Những trò lố chính thức đã diễn ra thật nực cười và hắn bị thua đau khi nhà cách mạng cười khẩy khinh bỉ ,coi thường hắn và nhổ vào mặt hắn .
Đề 10(đề c sgk trang 98)
Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?
PDT là một trong số ít người có thành tựu về thể loại truyện ngắn hiện đại.SCMB được coi là tác phẩm thành công nhất của ông .Đây là nhan đề hay ,có nhiều ý nghĩa sâu sắc ,góp phần tạo nên sức hấp dẫn và lí thú của tác phẩm .
Dân tộc ta có câu Sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi ,PDT đã dựa vào câu tục ngữ để đặt tên cho tác phẩm của mình .Câu tục ngữ sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi phê phán những kẻ thấy người gặp hoạn nạn mà không quan tâm chỉ lo cho cuộc sống riêng của mình .Hơn nữa câu tục ngữ phê phán bọn bất lương vô nhân đạo ,chỉ biết vì bản thân mà không hề có chút lương tâm lo cho người khác .Tác giả đã lựa chọn và đặt nhan đề SCMB cho ta thấy được bản chất của bọ quan lại thời phong kiến .Quan chỉ biết hưởng lạc ,lo cho lợi ích và cuộc sống của bản thân mình ,vơ vét của cải của dân chứ không hề lo lắng cho cuộc sống của người dân .Dù cuộc sống của dân có bên bờ vực thẳm ,quan cũng mặc kệ .Nhà văn PDT không lấy cả câu tục ngữ đặt nhan đề của truyện ngắn mà ông chỉ lấy phần đầu đặt nhan đề để lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú .Qua đó tác giả bày tỏ niềm cảm thương trước cảnhnghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai gây ra và cũng do thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền .Truyện ngắn của tác giả được đặt tiêu đề như vậy còn là do xuất phát từ hình tượng nhân vật quan phụ mẫu trong cảnh đi hộ đê .Quan phụ mẫu hiện lên uy nghi chễm chệ ,có kẻ hầu , người hạ .Qua cách bài trí trong đình ta thấy được sự trang nghiêm uy nghi và giàu có của quan lại thời phong kiến .ở ngoài đê mưa gió ầm ầm ,dân phu rối rít hộ đe thì trong đình vẫn tĩnh mịch ,quan vẫn ngồi chơi bài lúc khoan ,lúc mau ,ung dung, êm ái khi cười nói dịu dàng thật là tôn kính ,xứng với một vị phúc tinh .Nếu quan mà quan tâm đến tình tình đê điều thì nhân dân hạnh phúc biết bao .Nhưng quan chỉ biết hưởng lạc với
đỏ mặt tía tai mà quát rằng :ông cách cổ chúng mày, ông bỏ tù chúng mày .đến đây ta gặp một tên quan chỉ biết hưởng lạc ,không lo cho cuộc sống của nhân dân .Dù dân có cận kề cái chết ,quan cũng không quan tâm ,không lo tròn bổn phận của mình .Vì vậy mà khi đe vỡ trách nhiệm thuộc về quan nhưng quan lại đổ lỗi cho dân .Hơn nữa trong lúc này quan lại còn quan tâm đến phép tắc của triều đình .Ngoài ra còn rất nhiều người khác vô trách nhiệm .Chính vì vậy mà PDTdax lấy phần đầu của câu tục ngữ để đặt cho nhan đề tác phẩm của mình.Qua nhan đề này ta thấy được sự đối lập tương phản giữa người dân với bọn quan lại .Thông qua đó tác phẩm còn lên án gay gắt tên quan phụ mẫu và niềm cảm thương trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai gây ra .Từ đó truyện ngắn còn khuyên chúng ta phải sống có trách nhiệm ,quan tâm đến người khác ,phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau .
Tóm lai văn bản SCMBlà một truyện ngắn hay và có ý nghĩa sâu sắc,nhan đề SCMB góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lí thú của tác phẩm .
Đề 10 b
Tìm một câu tục ngữ trái ngược với câu Sống chết mặc bay và giải thích chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn ?
Lòng yêu thương nhân ái vốn là truyền thống sáng ngời của người VN.Cuộc sống có lúc thăng trầm ,vui buồn sướng khổ song truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta không bao giờ phai mờ .Văn học dân gian của ta có rất nhiều câu tục ngữ khuyên con người phải có một cách sống trái ngược với lối sống “sống chết mặc bay “của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm của Phạm Duy Tốn .Một trong những câu đó là:
Thương người như thể thương thân
Câu tục ngữ là một lời khuyên chân thành ,nhắc nhở mọi người phải biết giúp đỡ yêu thương người khác như lo cho chính bản thân mình .Câu tục ngữ chia làm hai vế so sánh rất rõ :một vế là thương người qua từ dùng so sánh như thể cân đối với vế bên kia là thương thân .Cách nói ngắn gon lại vận dụng so sánh đã làm sáng ngời lên một lối sống vì mọi người .Nếu thương người xung quanh mà lại như thương thân mình thì mức độ yêu thương là tuyệt đối và chân thật ,hết lòng và tận tuỵ rồi .Sự đùm bọc thương yêu ,tình tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong khó khăn đã làm nên đạo lí làm người cao đẹp .Ta thương và giúp đỡ người không phải là thương hại .Đa dạng hơn nữa ,không chỉ giúp người nghèo đói ,mà còn phải động viên an ủi ,chia sẻ cảm thông với những nỗi cô đơn ,bất hạnh của những mảnh đờikhông may mắn ,giúp họ tin yêu vào cuộc đời .
Trong xa hội ta đã có nhiều việc làm đẹp thể hiện nội dung của câu tục ngữ trên :đó là việc lập ra những trại trẻ mồ côi dành cho những trẻ em bất hạnh không gia đình .Đó là việc lập ra các tổ bán báo xa mẹ ,khiến các em cảm
thấy tình gắn bó ,có ích với xã hội ,cảm nhận thấy một tình thương yêucủa đại gia đình cộng đồng .đó là những gia đình bất hạnh trong làng xóm đã được chính quyền và đòn thể giúp đỡ cưu mang .Chiến tranh đã để lại bao đau thương mất mát ,thiệt thòi cho nhiều gia đình ,hoặc có nhiều gia đình đã dâng hiến cả những người con duy nhất cho tổ quốc .Giờ đay họ sống ra sao ,nên chia sẻ với họ như thế nào ?Chúng ta đã và đang có những hành động cụ thể .Trong lớp ,trong trường có bạn nào gia đình nghèo khó bất hạnh chúng ta tìm mọi cách giúp đỡ để các bạn bớt khổ ,yên tâm học tập .đó là cách thương người như thể thương thân đang trở thành một lối sống đẹp trong xã hội ta .
Trong sách ngữ văn 7chúng ta cũng được học Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Thánh thơ Đỗ Phủ ,thơ ông làm xúc động lòng người bởi lòng nhân ái :
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian ,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan .
Như vậy chúng ta đã bàn đến một lối sống đẹp ,nhân ái ;ngược lại với lối sống của tên quan hộ đê vô trách nhiệm ,ích kỉ vô nhân đạo trong Sống chết mặc bay .Dân gian còn nhiều câu hay tương tự như câu thương người như thể thương thân như Lá lành đùm lá rách ,Chị ngã em nâng .Bầu ơi thương lấy bí cùng ...Nhiễu điều phủ lấy giá gương ...Đó là những tấm lòng nhân ái ,đó là lối sống đẹp đã trở thành truyền thống của người VNmà chúng ta phải thấm nhuần học tập và hành động-sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
Đề 11a(đề d SGK trang 98)
Em thường đọc những sách gì ?Hãy giải thích vì sao em lại thích đọc những sách ấy ?
Một quyển scáh tốt là một người bạn hiền , một nhà văn đã từng khẳng định với chúng ta như thế !Điều đó cho ta thấy rằng :đọc sách rất có lợi –thế nhưng sách lại có rất nhiều loại và không phải sách nào ta cũng thích đọc .Hơn thê trong thực tế có loại sách tốt có loại sách không tốt –cho nên đến với sách ta sẽ mở rộng được tầm hiểu biết của mình –nhưng phải hiểu nó thì mới chiếm lĩnh được nó ..
Sách đã tổng hợp mọi tất cả mọi tinh hoa trí tuệ của con người .Cả thế giới đã thu nhỏ vào sách .Cho nên sách sẽ giúp ta đi vào thế giới bao la,vô tận của thiên nhiên ,của lịch sử phát triển xã hội loài người .Chúng ta có thể tìm hiểu bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống thông qua sách lịch sử , địa lí, toán học ,văn học ,sinh học , triết học...Sách cung cấp cho con người những tri thức cần thiết để tồn tại và phát triển ngày càng tốt đẹp hơn .
Ngồi một chô mà ta hiểu biết cả mọi điều lạ lẫm của của thế giới mênh mông bao la thì thật là thú vị .Không phải chỉ hiện tại sách còn đưa ta trở về lịch sử xa xưa của loài người ,có những sự kiện cách đây hàng mấy nghàn năm tưởng đã xoá mờ vùi lấp nhưng nhờ co dòng chữ , trang sách mà ngày nay lịch sử lại hiển hiện sinh động trước mắt .Sách còn cho ta những chuyến du lich vòng quanh thế giới đầy thu vị .Qua sách ta có thể thăm các kì quan của thế giới ,có thể đi khắp cả năm châu .Ta sẽ cùng sách lên những đỉng núi cao ,ra tận những vùng biển xa xôi ....Sách sẽ chắp cho ta đôi cánh để ta bay cao bay xa vào chân trời rộng mở .Hơn thế sách còn là phương tiện giao lưu có hiệu quả giữa các dân tộc trên thế giới .Những cuốn sách lịch sử ,những bộ tiểu thuyết ,những tập truyện ngắn nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới giúp ta hình dung ra đời sống tinh thần phong phú và vẻ đẹp độc đáo của từng dân tộc .
Đọc sách có nhiều điều thật bổ ích .Nhiều loại sách ,nhiều vấn đề nhiều lĩnh vực ,chúng ta không thể cùng một lúc mà đọc hết tất cả các loại sách để ôm cả thế giới vào lòng .Do vậy tuỳ theo từng lứa tuổi ,từng nhu cầu học tập và sở thích của cá nhân mình mà chọn sách để đọc .Người thích nghiên cứu khoa học ,kẻ thích tìm hiểu lịch sử ,thế giới loài vật ,kẻ muốn thám hiểm không gian ...sách sẽ đáp ứng cho chúng ta một cách thích hợp nhất .Riêng