Tình hình chỉ tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đức Hồng- Huyện trùng khánh - Tỉnh Cao Bằng. (Trang 69)

4. Bốc ục khóa luận

3.6.5. Tình hình chỉ tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của nhóm hộ năm 2013

Các khoản chi phí Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Giá tri (1000đ) cấu (%) Giá tri (1000đ) cấu (%) Giá tri (1000đ) cấu (%) Thu thập hỗn hợp 29.125,18 100 13.439,41 100 6.547,814 100 1.Chi cho đời sng sinh hot 18000 61,8 9.700 72,2 6.200 94,7 - Lương thực: Gạo và lương thực khác 50000 27,8 3200 33 1200 32,8 - Thực phẩm: Thịt, trứng, cá, rau… 7500 41,7 4000 41,2 3500 24,8 Các khoản khác:Giáo dục,y tế, văn hóa… 5500 30,5 2500 25,8 1500 42,4 2. Tích lũy 11.125,18 38.2 3.739,41 27,8 347,814 5,3

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Mức chi tiêu của hộ phụ thuộc vào thu nhập của người dân rất nhiều, hộ khá ngoài các khoản đầu tư vào các ngành nghề như ngành dịch vụ thì

lượng chi tiêu của nhóm hộ khá cũng cao hơn hai nhóm hộ còn lại. Với tổng thu nhập của hộ 29.125,18 đồng, thì chi cho đời sống sinh hoạt hàng ngày 18000 đồng/năm (Chiếm 59,3%.). Còn tích lũy của nhóm hộ khá 11.125,18

đồng/năm (Chiếm 38,2%).

Hộ trung bình cơ cấu chỉ tiêu vừa phải, nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, phù hợp với thu nhập đầu ra với tổng thu nhập trung bình 13.439,41 đồng/năm thì chi cho đời sống sinh hoạt 9.700 đồng/năm (chiếm 72,2%).

Hộ nghèo thu nhập của nhóm hộ này còn thấp tổng thu nhập 6.547,814

đồng/năm, chi cho đời sống sinh hoạt 6.200 đồng/năm (chiếm 94,7%) Sau khi trừ tất cả khoản chi thì còn 347,814 đồng/năm, tích lũy.

Nhận xét chung về thực trạng sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ. Nhìn chung bước đầu họđã biết cách hòa nhập với nền kinh tế của thị trường. Họ đã định hướng được nền kinh tế hộ ga đình, xác định sản xuất nông nghiệp làm nền tảng.

Trình độ văn hóa ca ch h

Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ

và những lao động chính trong gia đình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng tiến bộ

khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới tư duy, cách nghĩ, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả.

Bảng 3.17: Trình độ học vẫn nhóm hộ điều tra

Nhóm hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Tính chung

Chỉ tiêu Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Tổng số hộ điều tra 13 100 37 100 10 100 60 100 Trình độ văn hóa của chủ hộ - Cấp I 0 0 3 8,1 5 50 8 13,3 - Cấp II 2 15,3 13 35,1 4 40 19 31,7 - Cấp III 8 61,5 20 54,1 1 10 29 48,3 - Trên cấp III 3 23 1 2,7 0 0 4 6,7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng số liệu có 8 nhân khẩu trong 60 hộ trình độ cấp I chiếm 13,3%, Trình độ văn hóa từ cấp II trở lên chiếm 31,7%, Trình độ văn hóa cấp III chiếm 48,3%, trình độ trên cấp III chiếm 6,7%.

Trình độ văn hóa của chủ hộ cũng liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất kinh doanh vì vậy nhóm hộ nghèo và hộ trung bình cần được cải tạo tay nghề, kỹ thuật canh tác kiến thức về thị trường để các chủ hộ đem lại thu nhập cho gia đình.

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ ĐỨC HỒNG 4.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ tại xã Đức Hồng

Phát huy vai trò kinh tế hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Cần tạo mọi điều kiện khuyến khích nông dân làm giàu, biến mỗi hộ thành một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ sản xuất ngành nông nghiệp phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây con, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của hộ dựa trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tận dụng mọi nguồn lực thâm canh hóa đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống dựa trên lợi thế so sánh của xã, của huyện, của vùng. Góp phần giải quyết lao động dư thừa trong phường, đồng thơi tăng thu nhập cho nông hộ. Việc bố trí các ngành nghề sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành nghề khác. Đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

Tận dụng các thế mạnh sẵn có của địa phương nhằm phát triển kinh tế.

Bước đầu tích tụ ruộng đất giữa các thành viên trong hộ, làm cơ sở nền tảng trong quá trình tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn tạo tiên đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn. Giúp người dân hội nhập kinh tế trong vùng, trong nước và trên thế giới

4.2. Những giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ dân tại xã Đức Hồng

Giải pháp về đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ dân. Trước hết cần thực hiện triệt để

chủ trương đổi mới về ruộng đất, thực hiện giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ dân, mà trước hết là đất nông nghiệp. Có như vậy các hộ mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử

dụng lâu dài của mình.

Trong chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các hộ có thể chuyên canh, thâm canh, không còn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mũn, không mang lại hiệu quả.

Đảm bảo an ninh lương thực và tăng khối lượng nông sản hàng hoá trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất từng bước nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, đặc biệt

đối với các hộ nghèo đói.

Giải pháp về vốn:

Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần phát triển các hoạt động tài chính tín dụng ở nông thôn thông qua các chương trình, dự án cụ thể, ưu tiên tập trung cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn. Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm phát triển kinh tế trang trại và khai thác các tài nguyên khác của vùng một cách hợp lý.

Cần có một cơ chế cho các hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế

của xã, cụ thể phải là:

Cho vay đúng đối tượng: Đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có

hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo đói, tập trung chủ yếu ở các thôn còn nhiều khó khăn.

Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh mẽ hơn nữa quy trình cho vay đối với các hộ dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ mới mang lại hiệu quả tối ưu.

Giải pháp về nguồn nhân lực

Nhìn trung trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình.

Trong lĩnh vực nông nghiệp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách và phải coi như là cuộc Cách mạng văn hoá trong nông thôn miền núi.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm: về tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, để tạo điều kiện cho dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông, việc lập mạng lưới khả năng là cần thiết. Khuyến nông xã cần thực hiện tốt 3 chức năng: xây dựng mạng lưới cơ sở, phổ biến kỹ thuật và phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước, làm theo khẩu hiệu: làm cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo thành khá, xoá dần hộ nghèo đói, hình thành vùng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và giá trị sản xuất, giải quyết việc làm. Tổ chức khuyến nông cơ sởở thôn, nhân sự phải do chính người dân bầu ra là những người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tận tuỵ, sát thực tiễn, dám làm, đổi mới suy

nghĩ và có phương cách chỉđạo tập trung, được nông dân tín nhiệm. Nội dung hoạt động của khuyến nông nên thu hẹp trong thực hiện chương trình sản xuất một số cây con với các loại giống mới, có hiệu quả kinh tế cao.

Gii pháp v khoa hc k thut

Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.

Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: lúa, ngô năng suất cao, lợn hướng nạc và vịt siêu chứng..). Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân. Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tiền đề, là yếu tố quyết định năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm. Cần cải tiến khâu chọn tạo và làm giống. Tăng cường đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động khuyết nông trong vùng đặc biệt là áp dụng khuyến nông tự nguyện. Phổ biến rộng khắp tới các hộ nông dân hệ thống canh tác khoa học, hệ thống canh tác nông, lâm kết hợp. Trong chăn nuôi cần chú ý phổ biến tới các hộ nông dân về kỹ

thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh trong hộ nông dân, giúp hộ nông dân nắm bắt được những nhu cầu của thị

trường một các kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ. Cần có chính sách hỗ trợ ưu đãi tín dụng trong việc triển khai những quy trình kỹ thuật mới đối với một số loại cây trồng vật nuôi ở vùng đồi núi.

Để phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới phải coi trọng các biện pháp sau:

Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, truyền bá tri thức, khoa học kỹ

thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Với địa vị tự chủ

trong sản xuất kinh doanh, các hộ tự lựa chọn và quyết định phương án sản xuất và tự chịu trách nhiệm kết quả sản xuất của mình, nhiều hộ ngày càng có nhu cầu hiểu biết kỹ thuật sản xuất mới như tiến bộ kỹ thuật trồng cây ăn quả, cây dài ngày, trồng rừng. Cần chuyển giao quy trình tới từng hộ nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời giúp cho nông dân nắm được các thông tin về thị trường, giá cả nông sản phẩm để nông dân quyết định cơ cấu sản xuất của mình. Xây dựng mô hình trình diễn và làm điểm cho từng vùng, từng thôn bản, để tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các viện nghiên cứu, trại thực nghiệm, các tổ chức khuyến nông cấp trên đến các hộ nông dân.

Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với vùng đồi núi, các tài liệu hướng dẫn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được phổ biến rộng rãi nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn hơn.

Mở rộng hệ thống dịch vụ nhất là dịch vụ khoa học kỹ thuật để cung cấp vật tư và hướng dẫn các hộ sản xuất, qua đó tận mua, trao đổi sản phẩm cho hộ, như hướng dẫn hộ dùng phân bón, cải tạo đất, bảo vệ thực vật, trồng lúa nước và chăn nuôi trong chuồng.

Cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để

sản xuất ngành chăn nuôi của các nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là chăn nuôi đại gia súc đang rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã.

Gii pháp v th trường

Đối với thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón... Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở có vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá thông qua các chính sách như thuế, trợ

giá các yếu tốđầu vào.

Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần khuyến khích các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiêu thụ

sản phẩm cho các hộ nông dân, trên cơ sở đó hình thành các kênh lưu thông hàng hóa lớn phục vụ cho việc tiêu thụ nông sản trong vùng. Bên cạnh đó cần khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ bảo hiểm rủi do về giá nông sản cho các hộ nông dân trên địa bàn theo nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện đôi bên cùng có lợi. Nhà nước cũng như chính quyền cơ

sở cần có các chính sách hợp lý để tránh tình trạng tư thương ép giá nông sản.

Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các nông hộ phát triển sản xuất hàng hoá, cơ sở của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm

điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng từ việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều, cần sớm trang bị thông tin điện thoại.

Cần nâng cấp khu chợ của xã vì đây là nơi giao lưu văn hóa kinh tế xã hội của người dân với nhau và giữa người dân của xã với người dân ở nhiều nơi khác họđến để trao đổi các sản phẩm nông lâm sản họ làm ra.

Cần hoàn thiện hệ thống trạm xá cũng như đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất.

Gii pháp v chính sách

Nhà nước và Chính quyền có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộ nghèo, hình thức này cần được khuyến khích duy trì để thâm canh tăng năng suất đến chừng mực nào đó thì thôi trợ cấp, nông dân vẫn tiếp tục sử dụng để

tăng sản lượng. Đây là mặt tích cực của chính sách hỗ trợ đầu vào, đặc biệt đối với kinh tế tiểu nông như hiện nay, tác động nhanh đến việc gia tăng sản lượng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đức Hồng- Huyện trùng khánh - Tỉnh Cao Bằng. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)