Đặc điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đức Hồng- Huyện trùng khánh - Tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

4. Bốc ục khóa luận

3.1. Đặc điểm nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Đức Hồng là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện Trùng Khánh. Tỉnh cao bằng, có vị trí địa lý giáp với các đơn vị sau.

+ Phía Bắc giáp xã Cảnh Tiên

+ Phía Đông giáp xã Cao Thăng

+ Phía Nam giáp xã Thân Giáp và xã Thông Huề

+ Phía Tây giáp xã Trung Phúc.

Xã Đức Hồng Là một xã miền núi, địa hình của xã phân làm hai khu vực. Khu vực thứ nhất dọc theo đường tỉnh lộ 206 và suối Khuổi Cay, Rằng Kheo là những cánh đồng bằng phẳng, nằm ở độ cao 500m so với mặt biển, rất thuận lợi cho gieo trồng lúa trồng màu và giao thông đi lại thuận tiện. Khu vực thứ hai là những núi đá có độ cao từ 600m-800m ruộng ít và nằm trong các khe núi đá cao từ 600m-800m, Nằm ở phía đông nam của xã, có rừng tái sinh, có các mỏ tự nhiên như: Bo Lạ, Bo Thinh, Bo Na, Buôi Keng, Keo lao... và nhiều đất ruộng thuận lợi cho sản xuất lúa màu.

Xã Đức Hồng có 12 xóm hành chính và có 724 hộ so với 2890 nhân khẩu chung sống gắn bó với nhau.

3.1.1.2. Địa hình

Xã có hai nhóm đất chính. Nhóm thứ nhất là những loại đất ở nơi địa hình bằng phẳng, diện tích 1.078 ha như đất phù sa không được bồi đắp, đất cacbonat, đất thung lũng. Những loại đất này có độ PH trung bình và kiềm yếu nên khá thuận lợi cho việc trồng lúa, ngô, cây hoa màu các loại. Nhóm

thứ hai là đất đồi núi đá dốc có diện tích 857 ha, bao gồm các loại đất nhưđất nâu đỏ trên đá BaZơ và trung tính, đất đỏ vàng trên phiến sét, đất nâu vàng nhạt trên đá vôi, đất đỏ vàng biến đổi theo lúa nước, nhóm đất này có thể

trồng cây công nghiệp dài ngày như trẩu, dẻ... song cần chú ý chống sói mòn, che phủ để bảo vệ cho đất. Địa hình nhìn chung đồi núi đá, nằm xen lẫn với nhau. Nên điều kiện lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế tương đối thuận lợi.

3.1.1.3. Khí hậu,thời tiết

Xã Đức Hồng nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

Theo tài liệu khí hậu của huyện Trùng Khánh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa lạnh và khô hanh về mùa đông nóng ẩm và mưa nhiều về mùa hè.

Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 thường có mưa nhiều, nhiệt

độ trung bình từ 25 đến 27

Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình từ 15 độ C đến 20 . Trong đó có 3 tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 thường có nhiệt độ dưới 15 .

Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 21,6 trong đó:

Nhiệt độ cao tuyệt đối là 36,3 Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 1,3

Tổng diện tích ổn cả năm đạt 72.000 độ C- 75.000

Lượng mưa bình quân năm từ 1.442,7 mm đến 1.482,2 mm, năm cao nhất đạt 3.315,2 mm, năm thấp nhất 920,5 mm. Lượng mưa phân bố thành hai mùa trong năm.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 89,9% lượng mưa cả năm, đôi khi xuất hiện mưa lớn tập trung gây ngập úng ở những nơi có thoát nước gây

khó khăn đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân. Đặc biệt có những

đợt mưa kéo dài tới 5 ngày.

Mùa khô: Từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 10,1% lượng mưa cả năm (thậm chí có tháng không có mưa). Do đó thường bị khô hạn và có thể xảy ra cháy rừng do khô hạn.

Lượng mưa bốc hơi bình quân năm 855,9 mm, năm cao nhất 939 mm, năm thấp nhất 681,9 mm.

Độẩm không khí bình quân trong năm là 80% giữa các tháng trong khi mưa ít, lượng bốc hơi cao đất đai bị khô hạn trong các thung lũng do đó cần lưu ý trong canh tác và bố trí các loại cây trồng chịu hạn trong thời gian này.

Chế độ gió: Các hướng thịnh hành trong năm là gió mùa đông bắc và Tây Nam, tốc độ gió bình quân khoảng lớn (1,8 m/s).

Gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Đây gọi là loại gió lạnh làm cho nhiệt độ không khí xuống thấp thường gây ra các đợt rét và

đôi khi có sương muối.

Gió Tây Nam: Xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đây là loại gió mang theo nhiều hơi ẩm nên thường đem lại lương mưa lớn.

3.1.1.4. Thủy văn

Xã Đức Hồng có hai con sông chính, một sông phát từ nguồn xã Cao Thăng chảy xuyên qua núi xuống Nà Ngườm qua Nà Khiêu đến xóm Nà Rầy hòa với sông tha biêu. Sông Tha biêu được góp lại bởi suối khuổi Cay, suối Rằng Kheo, suối Phai Phá hai con sông này hòa thành một con sông chảy xuống Nặm Thúm xã Thông Huề sau đó đổ ra sông Bắc Vọng.Nhìn chung hệ

thống thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng nguồn nước tưới tiêu cho vụ mùa. Thường xuyên chỉđạo nạo vét các tuyến mương và tu sửa các công trình thủy lợi nhỏ theo chương trình 115 nhà nước đã cấp 42,15 tấn xi măng làm được 23 công trình với chiều dài 1.130 m gồm mương và các kênh nhỏ số công

2.786 công. Thi công 3 tuyến mương theo chương trình 135 tại xóm Nà Ngườm, Cổ Phương l, 2 đã thi công xong còn tuyến Nà Ngườm hiện nay đang thi công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đức Hồng- Huyện trùng khánh - Tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)