4. Bốc ục khóa luận
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông
dân ở Việt Nam nói chung và xã Đức Hồng nói riêng
Đối với Việt Nam:
Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng
đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập chung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Từ đó diện mạo của kinh tế hộ nông dân việt nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.
Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để sản xuất hàng hóa lớn hơn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên gặp khó khăn trong việc mua giá thấp khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Vì thế để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu thị trường.
Thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thôn tin trong lựa chọn và tạo giống.
Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế hộ.
Đối với xã Đức Hồng:
Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề
xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà nhà nước đã đặt ra: “Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.
Nắm vững đường lối, chủ trương của đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân.
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân,
Đảng bộ, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành tìm mọi cách góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, xây dựng cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ Thuật trong canh tác.
Xã có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, áp dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp ở những vùng mới khai hoang, có chính sách vay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ
cấu sản xuất, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi.
Cán bộ khuyến nông xã xuống tận các hộ nông dân để tìm hiểu những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của các hộ để có thể giúp các hộ đưa ra các giải pháp khắc phục.
Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình tại Xã Đức Hồng Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hộ nông dân trên địa bàn Xã Đức Hồng, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2011- 2013, và một số nhân tố chủ yếu tác động đến kinh tế -xã hội, để từ đó đề xuất các gải pháp phát triển kinh tế hộ trên đại bàn xã.
Về nội dung
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đức Hồng.
Thực trạng phát triển kinh tế hộở xã Đức Hồng trong giai đoạn 2011- 2013.
Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong địa bàn Xã Đức Hồng.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở Xã Đức Hồng, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.3.1. Địa điểm
Đề tài Nghiên cứu kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Xã Đức Hồng, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng.
2.1.3.2. Thời gian
Thời gian thực tập từ 02/2014- 05/2014.
Thời gian phản ánh số liệu nghiên cứu 2011- 2013.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Chất lượng của nguồn lực lao động ở các hộ ra sao?
Điều kiện sản xuất kinh doanh của các hộ như thế nào?
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các hộ?
Những giải pháp nào giúp hộ gia đình phát triển kinh tế?
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá các nguồn lực của địa phương.
- Phân tích tình hình kinh tế theo nhóm hộđiều tra.
- Phân tích tình hình kinh tế của một số hộ đại diện cho các nhóm và
đưa ra các giải phát phát triển kinh tế cho từng nhóm họđó.
- So sánh sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ và nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của hộ gia đình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ.
Đề xuất một số giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa phương.
2.4. Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào địa hình, địa vật và đặc thù của xã Đức Hồng tôi tiến hành nghiên cứu ở 3 thôn là thôn Nà Rầy I, thôn Cổ Phương II và thôn Nà Thin, mỗi thôn chọn ra 20 hộđểđiều tra.
2.5. phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, số liệu, báo cáo của cơ quan chức năng về dân số, vốn, và tình hình kinh doanh, tình hình về hộ nông dân như sản xuất, đời sống, nguồn vốn, trình độ văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến kinh tế hộ.
Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet…
Thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập thông tin. Chưa được công bốở bất kì tài liệu nào. Trong đề tài này để thu thập được các thông tin sơ cấp để nghiên cứu. Tôi thu tập xây dựng câu hỏi để thu thập số liệu.
Điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân ở địa phương, xác định tiền năng cơ hội, những thuận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại.
Phỏng vấn bán cấu trúc: là phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn nhằm tìm hiểu thu nhập và mức sống của người dân tại địa bàn. Những chính sách của nhà nước đã và đang thực hiện tác động
đến đời sống của người dân, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các chính sách đó.
Phiếu điều tra xây dựng cho hộđiều tra. Phiếu điều tra gồm những thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của hộ, về tình hình sản xuất .
Phương pháp điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị
của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Chọn mẫu ngẫu nhiên trong tổng số hộ của xã lấy mẫu của 60 hộ. Kết quả điều tra của mẫu này có thể suy ra cho tổng thể
Phương pháp xử lý thông tin số liệu
Phương pháp thống kê: sử dụng bảng tính excel, word để thu thập thông tin tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn.
Cơ cấu lao động theo ngành nghề, theo giới tính.
Số lao động bình quân/hộ = Tổng số lao động/tổng số hộ.
Thu nhập bình quân/hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ tổng số hộ.
Thu nhập bình quân của hộ theo ngành = Tổng thu nhập theo ngành của các hộ/tổng số hộ.
Chi phí bq/hộ =Tổng chi phí của các hộ/tổng số hộ.
Thu nhập bình quân/hộ/năm = Tổng thu 1 năm của các hộ/tổng số hộ.
Thu nhập bình quân/lđ/năm = Tổng thu 1 năm/tổng số lao động.
Thu nhập bq/khẩu/năm = Tổng thu 1 năm/tổng số khẩu.
Thu nhập bq/khẩu/tháng = Tổng thu 1 năm/tổng số khẩu/12 tháng.
Phân loại hộ theo thu nhập
Hộ nghèo có thu nhập nhỏ hơn 400 nghìn đồng/người/tháng.
Hộ trung bình có thu nhập từ 401-520 nghìn đồng/người/tháng.
Hộ khá là từ 520 nghìn đồng/người/tháng trở lên.
2.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ
Cơ cấu các khoản thu Thu nhập tính trên khẩu Tổng chi của hộ
2.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính excel.
Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:
a, Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Đối với hộ GO gồm:
Giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất ngành nghề
Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ
GO = ∑Qi.Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá bán sản phẩm thứ i
b, Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện,...Với hộ thống chăn nuôi IC bao gồm toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất.
Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp dến phát triển kinh tế của hộ. IC = ∑Ci
c, Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Công thức tính: VA = GO – IC.
d, Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ
sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất. MI = VA - (A + T) - tiền công lao động (nếu có)
Trong đó: A là khấu hao tài sản cốđịnh T là các khoản thuế phải nộp
Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/MC Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Đức Hồng là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện Trùng Khánh. Tỉnh cao bằng, có vị trí địa lý giáp với các đơn vị sau.
+ Phía Bắc giáp xã Cảnh Tiên
+ Phía Đông giáp xã Cao Thăng
+ Phía Nam giáp xã Thân Giáp và xã Thông Huề
+ Phía Tây giáp xã Trung Phúc.
Xã Đức Hồng Là một xã miền núi, địa hình của xã phân làm hai khu vực. Khu vực thứ nhất dọc theo đường tỉnh lộ 206 và suối Khuổi Cay, Rằng Kheo là những cánh đồng bằng phẳng, nằm ở độ cao 500m so với mặt biển, rất thuận lợi cho gieo trồng lúa trồng màu và giao thông đi lại thuận tiện. Khu vực thứ hai là những núi đá có độ cao từ 600m-800m ruộng ít và nằm trong các khe núi đá cao từ 600m-800m, Nằm ở phía đông nam của xã, có rừng tái sinh, có các mỏ tự nhiên như: Bo Lạ, Bo Thinh, Bo Na, Buôi Keng, Keo lao... và nhiều đất ruộng thuận lợi cho sản xuất lúa màu.
Xã Đức Hồng có 12 xóm hành chính và có 724 hộ so với 2890 nhân khẩu chung sống gắn bó với nhau.
3.1.1.2. Địa hình
Xã có hai nhóm đất chính. Nhóm thứ nhất là những loại đất ở nơi địa hình bằng phẳng, diện tích 1.078 ha như đất phù sa không được bồi đắp, đất cacbonat, đất thung lũng. Những loại đất này có độ PH trung bình và kiềm yếu nên khá thuận lợi cho việc trồng lúa, ngô, cây hoa màu các loại. Nhóm
thứ hai là đất đồi núi đá dốc có diện tích 857 ha, bao gồm các loại đất nhưđất nâu đỏ trên đá BaZơ và trung tính, đất đỏ vàng trên phiến sét, đất nâu vàng nhạt trên đá vôi, đất đỏ vàng biến đổi theo lúa nước, nhóm đất này có thể
trồng cây công nghiệp dài ngày như trẩu, dẻ... song cần chú ý chống sói mòn, che phủ để bảo vệ cho đất. Địa hình nhìn chung đồi núi đá, nằm xen lẫn với nhau. Nên điều kiện lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế tương đối thuận lợi.
3.1.1.3. Khí hậu,thời tiết
Xã Đức Hồng nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.
Theo tài liệu khí hậu của huyện Trùng Khánh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa lạnh và khô hanh về mùa đông nóng ẩm và mưa nhiều về mùa hè.
Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 thường có mưa nhiều, nhiệt
độ trung bình từ 25 đến 27
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình từ 15 độ C đến 20 . Trong đó có 3 tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 thường có nhiệt độ dưới 15 .
Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 21,6 trong đó:
Nhiệt độ cao tuyệt đối là 36,3 Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 1,3
Tổng diện tích ổn cả năm đạt 72.000 độ C- 75.000
Lượng mưa bình quân năm từ 1.442,7 mm đến 1.482,2 mm, năm cao nhất đạt 3.315,2 mm, năm thấp nhất 920,5 mm. Lượng mưa phân bố thành hai mùa trong năm.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 89,9% lượng mưa cả năm, đôi khi xuất hiện mưa lớn tập trung gây ngập úng ở những nơi có thoát nước gây
khó khăn đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân. Đặc biệt có những
đợt mưa kéo dài tới 5 ngày.
Mùa khô: Từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 10,1% lượng mưa cả năm (thậm chí có tháng không có mưa). Do đó thường bị khô hạn và có thể xảy ra cháy rừng do khô hạn.
Lượng mưa bốc hơi bình quân năm 855,9 mm, năm cao nhất 939 mm, năm thấp nhất 681,9 mm.
Độẩm không khí bình quân trong năm là 80% giữa các tháng trong khi mưa ít, lượng bốc hơi cao đất đai bị khô hạn trong các thung lũng do đó cần lưu ý trong canh tác và bố trí các loại cây trồng chịu hạn trong thời gian này.
Chế độ gió: Các hướng thịnh hành trong năm là gió mùa đông bắc và Tây Nam, tốc độ gió bình quân khoảng lớn (1,8 m/s).