5. Kết cấu đề tài
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại HDBank Lạc Long Quân
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng kí những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay điều được CBTD báo cáo lãnh đạo và báo cáo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).
CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ.
Những giấy tờ cần có để hoàn thành hồ sơ vay vốn
Đơn xin vay vốn
Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng: giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, con dấu, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm giám đốc, … Tài liệu thuyết minh vay vốn: hồ sơ năng lực tài chính như các báo cáo tài chính, hồ sơ đảm bảo, giấy chứng nhận tài sản đảm bảo, …
Phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ, phương án dự phòng.
Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Kiểm tra hồ sơ pháp lý: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý
Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay + CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn
+ Đối với các kết quả hoạt động kinh doanh dự tính cho ba năm tới và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng vay tra, nguồn trả.
+ Ngoài ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
Kiểm tra mục đích vay vốn
Kiểm tra mục đích vay vốn của phương án đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.
Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ).
Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Bước 3: Phân tích tín dụng
Tìm hiểu về khách hàng vay vốn
CBTD phải đi thực tế tại gia đình/nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn để tìm hiểu thêm thông tin về:
+ Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng.
+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng.
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).
Về phương án sản xuất kinh doanh
Đi thực tế tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.
Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.
Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư cùng loại.
Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:
+ Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng. + Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng.
+ Các bạn hàng, đối tác làm ăn của khách hàng vay nợ.
+ Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (công chứng giấy tờ tại nơi khách hàng làm việc, các cơ quan như UBND phường, cơ quan thuế, …).
Phân tích đánh giá năng lực tài chính
Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
Tình hình quan hệ với Ngân hàng
Quan hệ tín dụng với Chi nhánh cho vay và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Quan hệ tiền gửi tại tại Ngân hàng cho vay và tại các Tổ chức tín dụng khác.
Dự kiến lợ a Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
CBTD tiến hành tính toán lãi và/hoặc phí (lợi ích) có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Còn nếu đây là khoản vay để làm mục đích khác, thì tương tự cũng có thể tính ra số lãi và số tiền phí (nếu có).
Cũng cần lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể sẽ không cao như mong muốn nhưng bù lại, khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, khách hàng thường xuyên/có thể có nguồn ngoại tệ bán cho Ngân hàng).
Phân tích thẩm định phương án vay vốn và dự án đầu tư
Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và nhưng rủi ro có thể xảy ra để đưa ra việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đả o hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.
Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.
Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
CBTD phải xuống tận nơi xem xét, đánh giá, thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo, giấy tờ hợp lệ, không có tranh chấp.
Lập báo cáo thẩm định cho vay
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định.
Tái thẩm định khoản vay
CBTD sẽ đánh giá lại một lần nữa về hồ sơ, tính pháp lý, hợp lý của bộ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Từ đó đề xuất có cho khách hàng vay hay không.
Bƣớc 4: Quyết định tín dụng
Việc ra quyết định tín dụng, ngoài ra dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của CBTD cỏn phụ thuộc vào:
- Thông tin cập nhập t trường, các cơ quan có liên quan.
- Các chính sách tín dụng của Ngân hàng, qui định tín dụng của Nhà nước. - Nguồn cho vay của Ngân hàng khi ra quyết định tín dụng.
Các bước quyết định tín dụng:
1. Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD.
2. Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Lãnh đạo.
3. Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định.
4. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, cắn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh phê duyệt.
Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đó kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo sẽ quyết định:
- Duyệt đồng ý cho vay. - Duyệt cho vay có điều kiện. - Không đồng ý.
- Triệu tập Hội đồng tư vấn tín dụng để quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp.
Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, ngân hàng khu vực mới được phép giải ngân.
Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, Lãi suất cho vay, Thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).
Bƣớc 5: Giải ngân
1. Xem xét, kiểm tra đầy đủ các chứng từ giải ngân của khách hàng (hợp đồng vật tư, bảng kê chu tiết, …) và các chứng từ giải ngân của Ngân hàng (hợp đồng đảm bảo tiền vay, ủy nhiệm chi, …).
2. Trình duyệt giải ngân.
CBTD sau khi xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPTD.
TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD. - Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo.
- Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại.
- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định. Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đồng ý: Ký duyệt.
- Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do.
3. Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ:
CBTD nh n lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo Hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của Ngân hàng.
CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các Phòng nghiệp vụ có liên quan.
Bƣớc 6: Giám sát và thu nợ
1. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn
Mở sổ sách theo dõi: CBTD mở sổ sách theo dõi các thông tin khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo dõi theo nội dung: ngày tháng năm giải ngân, lãi suất, tiền thu nợ, ...
Khai thác phần mềm điện toán: CBTD thường xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi quản lý khoản vay, nếu phát hiện số liệu hạch toán sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báp cáo với TPTD phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý.
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vật tư đảm bảo nợ vay: kiểm tra qua hồ sơ chứng từ, kiểm tra tại hiện trường, lập biên bản kiểm tra.
2. Phân tích hiệu quả vốn vay.
3. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay. 4. Thu nợ gốc và lãi
Có 2 phương pháp thu nợ gốc va lãi được áp dụng: Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch hoặc thành lập tổ thu nợ lưu động (có từ 3 cán bộ trở lên).
Khoản vay bằng ngoại tệ nào thì trả nợ gốc và lãi theo ngoại tệ đó. Trường hợp trả bằng ngoại tệ khác hoặc bằng đồng Việt Nam thì phải được giám đốc chấp thuận.
Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn thì số tiền lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. Nếu có những thỏa thuận khác phải được ghi vào HĐTD.
Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoàn vay, CBTD thường xuyên theo dõi tiến độ trả nợ của khách hàng vay thông qua chứng từ, sổ sách kế toán và các phần mềm về quản lý khoản vay, thông báo bằng văn bản trước 05 ngày làm việc cho khách hàng đối với thu lãi và ít nhất 10 ngày làm việc đối với thu gốc khoản vay.
5. Xử lý phát sinh
Trả nợ trước hạn: CBTD xem xét yêu cầu trả nợ trước hạn của khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn trong từng trường hợp cụ thể.
Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: trên cơ sở đề nghị của khách hàng CBTD kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng, nếu đủ điều kiện gia hạn thì lập tờ trình gia hạn nợ khách hàng theo nội dung đã quy định trong HĐTD.
Cho vay thêm nếu dự án đầu tư của khách hàng gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. Xét thấy khả năng dự án có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thì Ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm.
Bƣớc 7: Giám sát và thanh lý tín dụng
Nếu khách hàng không trả được nợ trong vòng 15 ngày, CBTD cho vay trực tiếp thẩm định báo cáo lãnh đạo trực thuộc nêu rõ phương án trả nợ cụ thể, có khả thi.
Định kỳ hàng tháng, quý hoặc dột xuất CBTD có thể cùng TPTD tiến hành kiểm tra mục dich sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng thông qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng; chứng từ, hóa đơn hạch toán.
Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay.
Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản. Thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân 2.2.2.1 Tình hình cho vay của HDBank Lạc Long Quân
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, ngoài hoạt động huy động vốn nhằm chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu mà Ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Trong thời gian qua, để hoạt động cho vay của Ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để cạnh tranh với các NHTM khác trong nền kinh tế, HDBank đã đa dạng hóa các hình thức cho vay
để theo kịp đà phát triển của đất nước, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần cho vay trung và dài hạn. Với sự chuyển hướng trên, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những diễn biến tích cực trong những năm vừa qua. Để làm rõ vấn đề này, ta phân tích chỉ tiêu dư nợ cho vay theo thời gian, đối tượng và khách hàng.
Bảng 2.3: Cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tăng trƣởng (%) Số tiền Tăng trƣởng (%) 1.Doanh số 383.208 100 440.030 100 506.500 100 56.822 14,83 66.470 15,11 Nợ ngắn hạn 248.154 64,76 279.068 63,42 280.415 55,36 30.914 12,46 1.347 0,48 Nợ trung hạn 101.687 26,53 109.780 24,95 138.076 27,26 8.093 7,96 28.296 25,78 Nợ dài hạn 33.367 8,71 51.182 11,63 88.009 17,38 17.815 53,39 36.827 71,95 2. Thu nợ 370.079 100 431.583 100 485.503 100 61.504 16,62 53.920 12,49 Nợ ngắn hạn 239.422 64,69 275.146 63,75 268.635 55,33 35.724 14,92 (6.511) (2,67) Nợ trung hạn 99.987 27,02 108.680 25,18 131.974 27,18 8.693 8,69 23.294 21,43 Nợ dài hạn 30.670 8,29 47.757 11,07 84.894 17,49 17.087 55,71 37.137 77,76 3. Dƣ nợ 210.755 100 241.396 100 277.648 100 30.641 14,54 36.252 15,02
(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)
Tình hình doanh số cho vay
Nhìn chung, tổng doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng tăng đều qua mỗi năm. Quan sát sơ đồ 2.2 sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình dư nợ theo thời gian của Ngân hàng.
Sơ đồ 2.2: Biểu đồ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013)
Trong năm 2011, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 383.208 triệu đồng, đến năm 2012 là 440.030 triệu đồng, tăng 56.822 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 tương đương với 14,83%. Cho vay theo thời gian tiếp tục tăng trong năm 2013 đạt 506.500 triệu đồng tương đương với 15,11% so với năm 2012.
Trong tổng doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả ba năm 2011, 2012, 2013 và có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 cho vay ngắn hạn là 248.154 triệu đồng, sang năm 2012 là