Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh PGD Lạc Long Quân trong 3 năm 2011 - 2013 (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền Ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của Ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao, bởi vì bên cạnh những khoản cho vay đó còn có những rủi ro trong hoạt động cho vay mà Ngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổ phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của Ngân hàng khi so sánh với thị phần cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp.

Tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của Ngân hàng nói chung. Phân tích tổng tài sản giúp Ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động của những tài sản nào để giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả. Từ đó sẽ phân tích được khả năng cho vay của Ngân hàng, cần phát triển hình thức cho vay nào để phù hợp với năng lực của Ngân hàng.

1.4.2 Tỷ lệ dƣ nợ/Vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng vốn huy động thì có bao nhiêu phần trăm được sử dụng để cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp thì lợi nhuận của Ngân hàng có thể thấp vì phải trả lãi tiền gửi cao hơn thu lãi tiền vay vì lãi nhận được do điều chuyển vốn đi thấp, ngược lại tỷ lệ này cao thì sẽ phản ánh xu thế có lợi cho Ngân hàng. Vì Ngân hàng sẽ thu được lãi cho vay nhiều hơn phải trả lãi tiền gửi.

1.4.3 Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay)

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì được đánh giá là càng tốt.

1.4.4 Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ/Dƣ nợ bình quân)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn tín dụng của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau Dư nợ/Vốn huy động = Dư nợ Vốn huy động * 100% Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân =

1.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Hay nói cách khác nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn là từ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 bao gồm nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

1.4.6 Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định 493. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.

Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể, ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn Tổng dư nợ * 100% Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu Tổng dư nợ * 100%

dung

cho vay.

Trong chương 1, ch

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

2.1 Giới thiệu khái quát về HDBank Lạc Long Quân 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank

HDBank (HoChiMinhCity Development Joint Stock Commercial Bank) là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước,

được thành lập từ ngày 04/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt

bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích lũy các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dich vụ, con người, công nghệ,… để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.

Đến cuối năm 2013, HDBank có hơn 190 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, …

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Lạc Long Quân

PGD Lạc Long Quân được thành lập theo quyết định số 14/QĐ – HĐQT ngày 30/06/2007 của Ngân hàng phát triển TP.HCM.

Ngày 23/01/2008 PGD Lạc Long Quân chính thức đi vào hoạt động. PGD hoạt động chính thức trở thành trung tâm chuyên trách khách hàng thứ 2 của hệ thốngHDBank với mô hình hiện đại, thân thiện và thuận tiện hơn. Mô hình mới này sẽ được áp dụng trong toàn hệ thống HDBank, đi m khác biệt nổi trội là thiết kế ở khu vực đón khách, bàn tư vấn riêng biệt tạo sự gần gũi, thuận tiện trong việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, PGD Lạc Long Quân đã được mở rộng quy mô để trở thành trung tâm bán lẻ đa năng, tăng cường tiếp cận trực tiếp với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp nhận như máy ATM, Internet Banking, Home Banking.

2.1.1.3 Quy mô vốn

Hoạt động nguồn vốn và kinh doanh của HDBank đã tham gia tích cực vào thị trường tài chính, chủ động và linh hoạt trên thị trường, từng bước tạo dựng uy tín và thế đứng trên thị trường.

Ngày 21/06/2013 HDBank hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Trước đó, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9657/NHNN-TTGSNH chấp nhận cho HDBank được tăng vốn điều lệ đã được hội đồng cổ đông HDBank thông qua. Với đợt tăng vốn lần này HDBank sẽ tập trung nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cấp các điểm giao dịch để tăng thêm tiện nghi cho khách hàng, bổ sung vào nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Phát hành trái phiếu TDH huy động được 500 tỉ đồng nâng tổng số dư huy động trái phiếu lên 1350 tỷ đồng và chiếm 2,95% tổng tài sản và chiếm 3,69% tổng vốn huy động. Ngoài ra, HDBank cũng sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ để khẳng định và giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực này nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của HDBank trong thời gian tới.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân

Trưởng Phòng Giao Dịch (Phụ Trách Tín Dụng)

Phó Phòng Giao Dịch (Phụ Trách Kế Toán)

Giao Dịch Viên

Kế Toán Ngân Quỹ

Bộ Phận Tín Dụng Bộ Phận Hỗ Trợ Tín Dụng

(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ

Trƣởng phòng giao dịch: Là người đứng đầu chỉ đạo mọi hoạt động của phòng giao dịch, điều hành mọi hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng, định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngành và từ đó giao cho các phòng ban các chức năng th c hiện nhiệm vụ.

Phó phòng giao dịch: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Trưởng phòng giao dịch trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn phòng giao dịch, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng.

Bộ phận tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng: Thực hiện các công việc kinh doanh tiền tệ như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ. Đồng thời, thực hiện nghiệp vụ cho vay thông qua nghiệp vụ tín dụng hiện hành đối với các doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, bảo đảm an toàn vốn và

kinh doanh có hiệu quả. Trực tiếp lấy ý kiến của khách hàng về sự đáp ứng của Ngân hàng có phù hợp hay chưa để có biện pháp khắc phục và đề xuất với ban lãnh đạo về những hạn chế nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

Giao dịch viên:Là người làm việc trực tiếp với khách hàng . Nhiệm vụ chủ yếu là cho vay, thu nợ, huy động vốn, làm dịch vụ chuyển tiền dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ngân hàng.

Kế toán ngân quỹ: Ngoài các nghiệp vụ về kế toán nội bộ, kế toán tiền gửi, tiền vay phục vụ khách hàng, phòng kế toán còn quản lý chặt chẽ tiền gửi, tiền ứng trước, gia hạn nợ, gán nợ thu lãi được trưởng phòng phê duyệt. Đồng thời, lập các báo cáo tình hình dư nợ, tình hình cân đối nguồn vốn, lập các báo cáo cân đối tổng hợp và thực hiện lưu trữ các hồ sơ vay vốn cũng như các chứng từ có liên quan theo quy định.

2.1.2.2 Đánh giá chung về bộ máy tổ chức Ƣu điểm: Ƣu điểm:

Có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của ban Giám đốc, sự năng động và nổ lực của toàn thể cán bộ nhân công viên.

Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc lâu năm của các chuyên viên đã từng bước đưa vị trí của ngân hàng lên tầm cao mới.

HDBank- PGD Lạc Long Quân với tổng số nhân sự 20 người. với cơ cấu tổ chức gồm 2 bộ phận chính là tín dụng và kế toán giao dịch được quản lí bởi trưởng và phó phòng hợp tác với nhau hòa đồng và nhịp nhàng cùng một mục đích chung.

Luôn có chính sách khen thưởng đối với nhân viên để động viên tinh thần làm việc và các cuộc thi, các khóa tu dưỡng và đào tạo cho các nhân viên.

Với sự xắp xếp phù hợp như vậy công việc không bị trùng lắp công việc và luôn được kiểm soát và kiểm tra giữa các nghiệp vụ xử lí với các chứng từ một cách nhanh chóng và cụ thể.

Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã hỗ trợ nhiều trong việc quản trị rủi ro và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nhƣợc điểm:

So với cơ cấu tổ chức của PGD Lạc Long Quân với cơ cấu tổ chức của PGD các ngân hàng khác thì vẫn thiếu một chức vụ lãnh đạo tổng hợp và xem xét các quyết định quan trong của PGD.

Trong thời buổi khó khăn hiện nay ngân hàng nên cho bộ phận tín dụng chung với bộ phận hỗ trợ tín dụng để không phải chồng chéo công việc của nhau.

Hạn chế việc bất kiêm bất nhiệm, mọi việc xét duyệt đều được thông qua trưởng phòng giao dịch.

2.1.3 Tình hình nhân sự

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại HDBank Lạc Long Quân

Chức vụ Số lƣợng Nam Nữ

Trưởng PGD 1 người 1 Nữ

Phó PGD 1 người 1 Nam

Nhân viên tín dụng 9 người 8 Nam 1 Nữ

Giao dịch viên 7 người 2 Nam 5 Nữ

Bảo vệ 2 người 2 Nam

(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)

Ƣu điểm:

Công tác tuyển dụng HDBank đầu tư công tác đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp. Những năm vừa qua HDBank đã triển khai các chỉ tiêu đánh giá công việc và bước đầu đạt được những tín hiệu tích cực.

Hoạt động đào tạo cũng được triển khai hiệu quả đáp ứng kịp thời nguồn nhân sự phục vụ cho khu vực, và đào tạo sự đồng bộ cho từng vị trí chức danh. Năm 2013, đã xây dựng được đội ngũ giảng viên và tài liệu biên soạn chuẩn theo chức danh từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Những nốt son thành công của đội ngũ kinh doanh, giao dịch HDBank luôn có sự đồng hành của nhân sự khu vực. Đây là bước đầu tiên trong việc triển khai mô hình nhân sự hiện đại nhằm gắn kết các hoạt động kinh doanh, vận hành, hỗ trợ thành một chuỗi khép kín vững chắc.

Nhƣợc điểm:

Đội ngũ nhân sự của HDBank Lạc Long Quân tuy có trình độ chuyên môn, nhanh nhẹn nhưng chỉ chuyên về những nghiệp vụ huy động và cho vay. Công tác marketing chưa được đ y mạnh, điều này ít nhiều cũng hạn chế trong việc thu hút khách hàng và tăng trưởng dư nợ.

2.1.4 Doanh số

2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

HDBank là một Ngân hàng TMCP hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để tăng lợi nhuận thì Ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản cho vay, đầu tư. Khi lợi nhuận đạt kết quả khả quan thì Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng hoạt động tín dụng, tăng vốn tự có cho Ngân hàng.

Bảng 1.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank Lạc Long Quân qua 3 năm 2011–2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tăng trƣởng (%) Số tiền Tăng trƣởng (%) Tổng thu nhập hoạt động 16.635 19.296 28.474 2.661 15,99 9.178 47,56 Tổng chi phí hoạt động 7.289 9.321 12.957 2.032 28,88 3.636 39,01 LN thuần từ HĐKD trƣớc chi phí DPRR tín dụng 9.346 9.974 15.516 628 6,73 5.542 55,56 Chi phí DPRR tín dụng 1.468 1.349 2.961 (119) (8,11) 1.612 119,50 Tổng LN trƣớc thuế 7.877 8.575 12.555 698 8,86 3.980 46,41 Tổng chi phí thuế TNDN 2.001 1.981 3.083 (20) (0,01) 1.102 55,63 Lợi nhuận trong năm 5.876 6.593 9.471 717 12,20 2.878 43,65

(Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân)

Hoạt động kinh doanh của HDBank Lạc Long Quân trong 3 năm đã đạt được những thành công nhất định. Tuy chi phí tăng qua các năm nhưng do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nên lợi nhuận trong năm của Ngân hàng tăng lên.

Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động tăng qua 3 năm, năm 2012 tăng với tốc độ 15,99% so với năm 2011 tương ứng với 2.661 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng nhanh đáng kể so với tốc độ tăng của năm trước, tăng 47,56% so với năm 2012 tương ứng với số tiền tuyệt đối là 9.178 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng thu nhập hoạt động qua các năm là do Ngân hàng tăng cường thêm nhiều dịch vụ mới cũng như có thêm nhiều hình thức huy động vốn như chương trình tiết kiệm cho con, tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi… Tất cả các hoạt động này đều giúp cho tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên. Thị trường Ngân hàng đang là một thị trường nóng trong điều kiện kinh tế hiện nay nên sẽ tạo cho Ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng thu nhập của Ngân hàng.

Tổng chi phí hoạt động cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng chi phí là do Ngân hàng gia tăng các hoạt động dịch vụ như quảng cáo, tặng quà cho khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh PGD Lạc Long Quân trong 3 năm 2011 - 2013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)