Tên đầy đủ: Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt. Tên viết tắc: VFood Corp.
Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh, mua bán, chế biến trứng gia cầm, thực phẩm (không chế biến thực phẩm tƣơi sống tại TPHCM). Chăn nuôi gia cầm (không chăn nuôi tại TPHCM).
Địa chỉ: 350/25 quốc lộ 1A, phƣờng An Phú Đông, quận 12, TPHCM. Điện thoại: 84-8-7199555 Fax: 84-8-7199555 Mã số thuế: 0303012396 Email: vinhthanhdat@vnn.vn Lịch sử hình thành Ngày 4/8/2003: Chính thức thành lập công ty TNHH thực phẩm Vĩnh Thành Đạt. Những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất của công ty gồm một văn phòng làm việc và một xƣởng sản xuất tại số 576 Lạc Long Quân, phƣờng 5, quận 11, TPHCM. Với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng, công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh.
Đầu năm 2004, trong tình hình bệnh cúm gia cầm đang bùng phát, thƣơng hiệu trứng gia cầm V.FOOD của công ty Vĩnh Thành Đạt đã đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến thông qua hệ thống phân phối tại các siêu thị trên địa bàn TPHCM nhƣ: Coop.Mart, Big C, Maximart, Lotte Mart, Coop Food,…
Chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký số 4112024644 của Sở kế hoạch và đầu tƣ TPHCM.
Quyết định 05/QĐ.VTD ngày 19/04/2007, thay đổi trụ sở chính của công ty về địa chỉ mới, số 350/25 quốc lộ 1A, phƣờng An Phú Đông, Quận 12, TPHCM. Đồng thời, chuyển đổi loại hình sở hữu của công ty từ công ty TNHH sang công ty Cổ phần với tên giao dịch là: Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt. Công ty đƣợc đại diện bởi ông Trƣơng Chí Thiện với chức danh giám đốc công ty.
Dƣới sự lãnh đạo của ban giám đốc, cùng với sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi về tay nghề đã giúp công ty Vĩnh Thành Đạt phát triển không ngừng. Công ty đã phấn đấu khắc phục khó khăn, mở rộng mặt bằng chung lên khoảng 4000m2 với 2 văn phòng làm việc và một nhà xƣởng. Hiện nay, số nhân viên trong công ty là 120 ngƣời; trong đó nhân viên văn phòng là 15 ngƣời, còn lại là công nhân xƣởng, đội xe và tiếp thị. Năm 2010, vốn điều lệ của công ty đã đƣợc bổ sung thêm và tăng lên thành 9 tỷ với cơ cấu vốn nhƣ sau:
STT Tên cổ đông Loại cổ phần Số cổ phần Giá trị cổ phần Tỷ lệ (%)
1 Trƣơng Ký Vĩnh Cổ phần phổ thông 450.000 4.500.000.000 50% 2 Trƣơng Chí Thiện Cổ phần phổ thông 441.000 4.410.000.000 49% 3 Tiêu Bích Trinh Cổ phần phổ thông 9.000 90.000.000 1%
Với phƣơng châm đặt quyền lợi và sự thỏa mãn của khách hàng lên hàng đầu, luôn lấy chữ tín làm trọng. Ban giám đốc của công ty Vĩnh Thành Đạt không ngừng tạo điều kiện trao dồi và phát triển cán bộ công nhân viên bằng việc tiếp cận với hệ thống quản lý chất lƣợng và công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Tháng 10/2010, Vĩnh Thành Đạt chính thức đƣa dây chuyền Moba-công nghệ Hà Lan vào sử dụng. Đây là công nghệ tiên tiến, xử lý, đóng gói trứng tự động – thay thế
dây chuyền sản xuất trứng hiện hữu. Song song đó, công ty Vĩnh Thành Đạt phấn đấu là một trong những công ty cung cấp trứng gia cầm đƣợc sản xuất theo hệ thống quản lý chất lƣợng HACCP, ISO9001-2008, liên tục đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lƣợng cao.
Hiện nay, công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt là một trong những công ty cung cấp trứng gia cầm sạch hàng đầu tại Việt Nam. Với chính sách chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm và hợp pháp, công ty không ngừng cải tiến thƣờng xuyên hệ thống chất lƣợng tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý
Xuất phát từ đặc điểm là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiệm vụ ban đầu và cũng là nhiệm vụ chính của công ty là cung ứng trứng sạch phục vụ ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, công ty đã bố trí một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với cơ chế thị trƣờng hiện nay. Việc sắp xếp nhân sự cũng phù hợp với trình độ, năng lực nghiệp vụ, chuyên môn của từng ngƣời, có thể tham gia vào quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh để tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt.
GIÁM ĐỐC
P. TCHC P.QA P.QLSX P.kế toán P.kinh doanh
Tổ tạp vụ T. bảo trì T.bảo vệ Kho NL Xƣởng SX Đội xe Kho TP T.đổi trả Tổ soạn Tổ soạn hàng 2 Tổ moba Tổ cút Kho vật tƣ Tổ vệ sinh Tổ bóc xếp
Chức năng các phòng ban
- Công ty tổ chức theo hình thức quản lý tập trung từ trên xuống dƣới. Trong đó, bộ phận lãnh đạo cao nhất là giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc:
- Toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và điều hành quá trình kinh doanh.
- Xác định mục tiêu của công ty trong từng thời kỳ, đề ra các phƣơng hƣớng, các biện pháp lớn, tạo dựng bộ máy quản lý của công ty.
- Phê duyệt cơ cấu tổ chức, chƣơng trình hoạt động và vấn đề nhân sự.
- Lựa chọn nhân viên quản lý cấp dƣới, giao trách nhiệm, ủy quyền, thăng cấp,…
- Phối hợp với các phòng chức năng, xác định nguồn lực và đầu tƣ kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty gồm có 5 phòng chức năng:
Phòng tổ chức hành chính:
- Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về việc quản lý, điều hành các bộ phận .
- Phối hợp với các tổ trƣởng phân xƣởng để triển khai đào tạo, tuyển dụng nhân sự.
- Giải quyết các chế độ chính sách và các thủ tục về chế độ trả lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật.
- Tuyển chọn lao động, thực hiện trả công lao động, khuyến khích làm việc hiệu quả.
Phòng QA (Phòng đảm bảo chất lượng):
- Phối hợp với phòng hành chính để triển khai kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân sự.
- Theo dõi quá trình sản xuất từ khi nhập đến lúc xuất hàng.
- Theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp.
- Theo dõi, xử lý các sản phẩm bị trả về.
- Theo dõi hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nhận thức của công nhân về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng quản lý sản xuất:
- Tổ chức phân công, bố trí sản xuất đảm bảo kế hoạch đề ra.
- Theo dõi, báo cáo tình hình sản xuất cho giám đốc.
- Kiểm tra, phát hiện sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, từ đó đƣa ra biện pháp khắc phục.
Phòng kế toán:
- Quản lý, lƣu trữ các số liệu, chứng từ gốc và sổ kế toán.
- Quản lý, giám sát mọi tình hình tài chính của công ty.
- Chịu trách nhiệm thanh toán, quyết toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Thiết lập sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của công ty.
- Lập các báo cáo cần thiết, cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc trong việc ra quyết định.
Phòng kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm về việc điều hành tổ chức kinh doanh.
- Theo dõi, dự báo việc bán hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng và kế hoạch sản xuất.
- Nghiên cứu, tìm kiếm thị trƣờng, tham mƣu cho giám đốc về chiến lƣợc kinh doanh mới.
- Giải quyết mọi khiếu nại, xung đột với khách hàng.
- Theo dõi, dự báo việc bán hàng, từ đó xây dựng kế hoạch mua hàng cho hợp lý
Mối quan hệ giữa các phòng ban
Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cùng nhau hoạt động gắn kết trong sứ mệnh phục vụ khách hàng. Mỗi phòng tuy có một chức năng chuyên biệt nhƣng cùng nhau hƣớng tới mục tiêu là phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Mối quan hệ giữa phòng ban với phòng giám đốc: Các phòng ban trong công ty có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác và trung thực tình hình hoạt động của đơn vị, cung cấp hồ sơ, tài liệu báo cáo cho giám đốc định kỳ. Riêng công tác quản lý tài
28
cáo vào ngày thứ 3 hàng tuần. Hàng tuần các cuộc họp giao ban sẽ nghe giám đốc chủ trì để nghe đơn vị báo cáo kết quả.
Mối quan hệ giữa các phòng ban: Các phòng ban chịu trách nhiệm xử lý công việc và tự chủ trong phạm vi nhiệm vụ phân công. Tạo điều kiện giúp đỡ các bộ phận khác trong phạm vi cho phép, tuyệt đối không đƣợc đùng đẩy trách nhiệm về nội dung, tiến độ và chất lƣợng công việc đƣợc yêu cầu. Trong quá trình giải quyết công việc, các phòng phải chủ động cùng nhau bàn bạc giải quyết. Trƣờng hợp không có sự thống nhất ý kiến phải báo cho giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo. Các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo quy trình bán hàng của công ty không làm khách hàng phàn nàn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức kế toán
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán có vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty Vĩnh Thành Đạt, là phòng chức năng tham mƣu cho giám đốc các lĩnh vực:
- Công tác tài chính.
- Công tác kế toán tài vụ.
- Công tác kiểm toán nội bộ.
- Công tác quản lý tài sản.
- Công tác thanh toán, quyết toán các hợp đồng kinh tế.
- Kiểm soát chi phí hoạt động của công ty.
- Quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức lãnh đạo công tác kế toán trong toàn công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trƣởng Kế toán thanh Kế toán bán hàng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng:
- Là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức các thành viên trong phòng kế toán hạch toán đúng quy định về chế độ kế toán hiện hành.
- Kiểm tra, giám sát việc ghi chép các nghiệp vụ xảy ra một cách trung thực và hợp lý.
- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán theo quy định.
- Tổ chức bảo quản, lƣu trữ tài liệu kế toán.
- Tham mƣu cho giám đốc về hoạt dộng kinh doanh tài chính.
- Đôn đốc các khoản công nợ, các khoản phải thu, phải trả để đảm bảo và phát triển nguồn vốn.
Kế toán tổng hợp:
- Quản lý dữ liệu, xuất hóa đơn.
- Lập báo cáo lƣợng hàng hóa mua vào, bán ra.
- Cuối tháng, tập hợp số liệu trong bảng phân bổ chi phí, trích khấu hao tài sản, trích các khoản theo lƣơng, tính doanh thu và xác định kết quả kinh doanh,…. trình kế toán trƣởng xét duyệt và trình giám đốc ký duyệt.
Kế toán thanh toán:
- Mở sổ theo dõi, quản lý chứng từ, hồ sơ liên quan đến công nợ của từng khách hàng.
- Kiểm tra, xác nhận về tiền thanh toán cho khách khi có yêu cầu.
- Giải trình về sổ sách và chứng từ có liên quan khi có yêu cầu kiểm tra công nợ và thanh toán quyết toán công nợ.
- Định kỳ, lập bảng đối chiếu công nợ với khách hàng.
Kế toán bán hàng:
- Theo dõi, phản ánh, giám sát tình hình tiêu thụ.
- Ghi chép, phân loại kịp thời các hóa đơn bán hàng.
Thủ quỹ:
- Kiểm tra chứng từ thu chi tền mặt theo đúng quy định.
- Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty để đảm bảo mức tồn quỹ an toàn.
- Lập báo cáo quỹ hằng ngày, kiểm kê định kỳ theo quy định.
2.1.3.2. Chính sách và hình thức kế toán tại công ty:
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng.
- Hàng tồn kho đƣợc xác định trên cơ sở giá gốc.
- Xác định trị giá hàng tồn kho bằng phƣơng pháp bình quân cuối kỳ.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.
- Xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
- Tài sản cố định đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế, đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính.
- Công cụ dụng cụ đã đƣa vào sử dụng đƣợc phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng với thời gian phân bổ không quá 3 năm.
- Nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.
- Nộp thuế TNDN với thuế suất 25% trên tổng thu nhập chịu thuế.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Mỗi hình thức kế toán đều có những ƣu, nhƣợc điểm khác nhau. Do đó, từng doanh nghiệp phải tổ chức, lựa chọn hình thức kế toán cho hợp lý. Đối với công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để áp dụng tại công ty.
Đặc điểm của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh tế phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng kỳ để lập chứng từ ghi sổ ghi vào “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” trƣớc khi ghi vào sổ cái.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hình thức đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa kế toán. Tuy nhiên, do số lƣợng ghi chép nhiều, công việc kiểm tra, đối chiếu lại dồn vào cuối kỳ nên ảnh hƣởng đến thời gian lập báo cáo
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Ghi chú: ghi hằng ngày ghi định kỳ
quan hệ đối chiếu.
Chứng từ gốc
(Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho)
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Quy trình xử lý số liệu:
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán mua – bán hàng ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết bán hàng. Cuối ngày, trên cơ sở sổ chi tiết, dữ liệu đƣợc máy tính tổng hợp vào bảng tổng hợp chi tiết bán hàng, từ chứng từ ghi sổ sẽ đƣợc ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản liên quan. Cuối tháng, từ sổ cái tài khoản sẽ vào bảng cân đối tài khoản và từ bảng cân đối tài khoản và sổ tổng hợp chi tiết ghi vào hệ thống báo cáo tài chính.
Đặc biệt, do công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nhƣng với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm kế toán nên công việc kế toán hết sức đơn giản, ngƣời làm kế toán chỉ việc kiểm tra chứng từ và nhập chứng từ vào máy là máy sẽ tự động xử lý và ghi sổ kế toán. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ để nhập dữ liệu vào máy tính. Ghi nợ và có các tài khoản liên quan chi tiết cho từng loại hàng hóa, từng khách hàng bằng cách vào mã hàng hóa, mã khách hàng mà công ty đã