Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck (Trang 96)

Song song với những mặt tích cực đã nêu trên, tình hình tài chính hiện tại của công ty lại đang diễn ra không tốt, thể hiện qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý VLĐ, thể hiện như sau:

 Đối với vốn bằng tiền tại quỹ: Vốn bằng tiền tại quỹ của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn tăng qua các năm và ở mức cao. Năm 2013, lượng tiền mặt tại quỹ là 11.324.177.212 đồng, chiếm tỷ trọng 97,77% trên tổng tiền mà công ty có. Vì vậy, công ty phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng vốn bằng tiền.

 Đối với khoản phải thu khách hàng: khoản phải thu tăng cao, công tác thu hồi nợ chưa được chú trọng. Năm 2013, khoản phải thu khách hàng ở mức 12.040.542.678 đồng, số ngày một vòng quay khoản phải thu bình quân tăng lên mức 34,62 ngày/vòng,

trong khi thời hạn thu nợ chỉ có 30 ngày. Điều này cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Vốn không được quay vòng, đưa vào quá trình sản xuất, làm cho tình hình kinh doanh trở nên không hiệu quả và thua lỗ.

 Đối với hàng tồn kho: Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, số ngày lưu kho ngày tăng qua các năm. Năm 2013, lượng hàng tồn kho là 6.543.200.311 đồng, số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho là 41,77 ngày/vòng. Việc lưu kho cũng là nguyên nhân phát sinh các chi phí không nên có cho doanh nghiệp, gián tiếp tạo ra tình trạng kinh doanh thua lỗ.

 Đối với tình hình kinh doanh: Doanh thu tăng hàng năm, nhưng chi phí lại bỏ ra quá cao do việc sử dụng lao động không hợp lý, dẫn đến công ty bị lỗ liên tiếp hai năm gần đây. Năm 2013, mặc dù đã cải thiện tình hình kinh doanh nhưng công ty vẫn bị lỗ 749.490 398 đồng. VLĐ sử dụng không tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)