Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi, nhân nhanh và ra rễ của cây Gừng Núi Đá (Zingiber purpureum Roscoe). (Trang 30)

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cây thuộc chi gừng vẫn còn chưa nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi cấy in vitro. Một số tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu

bước đầu về thành phần hóa học và nuôi cấy in vitro một số đối tượng cây dược liệu thuộc chi Gừng.

Trần Thị Việt Hoa và cs (2007) [6], đã công bố kết quả nghiên cứu thành phần hóa học và tính kháng oxy hóa của cây nghệ đen Curcuma zedoaria Berg trồng ở Việt Nam.

Đặng Văn Hoài và cs (2010) [7], đã tiến hành thí nghiệm và so sánh thành phần tinh dầu của gừng dại và gừng trâu thuộc chi Zingiber.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 1(42) năm 2011 đã có bài báo về nghiên cứu xác định thành phần hóa học của thân rễ cây gừng dại ở tỉnh Bình Định của Phạm Văn Hai và Đinh Thị Diệu Trang [5].

Đặng Ngọc Phúc và cs (2011) [12], đã nghiên cứu nhân giống in vitro thành

công cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)-một loài cây thuộc họ Gừng

(Zingiberaceae).

Năm 2012, tại Lạng Sơn cũng tiến hành một đề tài nghiên cứu nhân giống cây Gừng Núi Đá bằng phương pháp in vitro của Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn [10].

Năm 2014, Võ Châu Tuấn đã công bố kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng [16].

Qua một số thông tin trên có thể thấy việc nghiên cứu nhân giống in vitro về các cây thuộc chi Gừng nói chung và đặc biệt là cây Gừng Núi Đá còn rất hạn chế, do đó gây khó khăn không nhỏ trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như quá trình tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy tính mới của đề tài nghiên cứu, kết quả thu được có thể góp phần làm đa dạng thêm nguồn thông tin về đối tượng cây Gừng Núi Đá (Zingiber purpureum Roscoe) - một loại cây địa phương có giá trị.

Phn 3

VT LIU, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

3.1. Vt liu, hóa cht và thiết b nghiên cu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi, nhân nhanh và ra rễ của cây Gừng Núi Đá (Zingiber purpureum Roscoe). (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)