Josue Jack F.Malamug và cs năm 1991 đã đưa ra ra quy trình tái sinh cây và nhân dòng gừng từ callus. Theo đó, chồi đỉnh của gừng (Zingiber officinale Roscoe) được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung đường sucrose, agar, 2,4 D để tạo callus, BA để tái sinh chồi. Cây hoàn chỉnh sau đó được đưa ra môi trường có chứa chất khoáng để cây thích nghi và tạo nguồn giống cho sản xuất [28].
Nghiên cứu của Toshi Masuda và Akiko Jitoe (1994) đã phân lập và xác định cấu trúc cũng như hoạt tính của một số chất chống oxy hóa và chống viêm trong cây gừng dại (Zingiber cassumunar) [43].
J. R. Rout và cs (2001) [29], đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng và điều kiện nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh của cây Gừng
(Zingiber officinale Roscoe).
Quy trình nhân giống cây Địa liền (Kaempferia galanga L.) và khắc phục hiện tượng ra rễ kém ngoài đồng ruộng đã được M. Chithra và cs (2005) nghiên cứu và báo cáo [33].
Năm 2007, hai nhà khoa học của Malaysia là Christine Stanley và Chan Lai Keng đã xây dựng quy trình vi nhân giống của 2 loài cây thuộc họ Gừng là Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và Gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) nhằm lưu giữ và bảo tồn nguồn gen của chúng. Tất cả các cây sau khi tiến hành nhân giống in
vitro đều sinh trường tốt và thích nghi được với điều kiện ngoài đồng ruộng [25]. Mrudul V. Shirgurkar và cs năm 2001 đã nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vi nhân giống cây Nghệ (Curcuma longa Linn) [36].
Yongqiang Zheng và cs (2008) [46], đã tiến hành nghiên cứu một số yếu tố nhằm tăng hiệu quả của qúa trình nhân giống cây Gừng (Zingiber officinale Roscoe) như: Nồng độ sucrose trong môi trường, ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng, môi trường nuôi cấy, chế độ chiếu sáng.
Adinkudik K. Lincy và cs (2009) [20], đã tạo phôi vô tính từ thân khí sinh của gừng (Zingiber officinale Roscoe).
Hai nhà khoa học Ấn Độ là Kambaska, K.B và Santilata, S. vào năm 2009 đã có bài báo về nghiên cứu tác dụng của chất kích thích sinh trưởng đến quá trình nhân giống in vitro Gừng (Zingiber officinale Roscoe). Kết quả thu được tỷ lệ chồi cao nhất trong môi trường MS + 2,0 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA, môi trường ra rễ tốt nhất với 2,0 mg/l NAA. Cây hoàn chỉnh có tỷ lệ sống và thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh (95%) [31].
Năm 2010, Anwar Hossain cùng cs đã xây dựng quy trình tái sinh cây Gừng
(Zingiber officinale Roscoe) thông qua phương pháp in vitro [22].
Cùng năm này, nhân giống in vitro thành công loài Gừng đỏ (Zingiber
montanum Koenig) - một loại cây dược liệu ở Malaysia. Mầm lấy từ thân rễ sau khi khử trùng đưa vào môi trường B5 có bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng để
tạo cây hoàn chỉnh sau đó ra cây với tỷ lệ đất:cát:than bùn là 1:1:1, khoảng 85% cây sống và sinh trưởng tốt [34].
Kambaska Kumar Behera và cs (2010) [32], đã đánh giá ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng nhân chồi trong quá trình nuôi cấy
in vitro cây Nghệ (Curcuma longa L. cv.Ranga). Môi trường tạo chồi tốt nhất là MS + BAP 2,0 mg/l + NAA 0,5 mg/l. Cây ra rễ tốt ở môi trường 1/2MS + NAA 2,0 mg/l. Cây sau ra rễ được chuyển vào nhà có mái che 3 tuần để thích nghi trước khi đưa ra điều kiện vườn, cây đạt tỷ lệ sống 95%
Cùng năm này, các nhà khoa học ở Nigieria đã nghiên cứu ảnh hưởng về nồng độ của một số chất điều hòa sinh trưởng tới quá trình nhân giống in vitro của Gừng. Môi trường MS có bổ sung BA và NAA với hàm lượng khác nhau để khảo sát hiệu quả của chúng cho quá trình vi nhân giống [26].
Năm 2011, Mohamed S. Abbas và cs đã xây dựng quy trình vi nhân giống cây Gừng (Zingiber officinale Roscoe) từ mầm ngủ. Mẫu sau khi được khử trùng được đưa vào môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy ở môi trường MS có hàm lượng BAP 4,5 mg/l cho hiệu quả nhân chồi tốt nhất. Môi trường B5 bổ sung NAA 1,0 mg/l là thích hợp nhất cho ra rễ. Cây sau khi tạo thành được đưa ra trồng và có sự thích nghi tốt, tỷ lệ sống cao (>80%) [35].
Các nhà khoa học tại Malaysia và Sudan đã cùng hợp tác nghiên cứu và xây dựng quy trình tái sinh in vitro có hiệu quả cao đối với đối tượng cây gừng gió
Zingiber zerumbet Smith [40].
Năm 2013, ở Banglades đã nghiên cứu thành công quy trình vi nhân giống cây nghệ đen (Curcuma zedoaria) từ vật liệu ban đầu là chồi. Mẫu được đưa vào môi trường MS có chứa hỗn hợp các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ khác nhau. Sau khi nhân để tạo nhiều chồi và ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, cây được chuyển ra giá thể là hỗn hợp gồm đất vườn cùng phân trộn (với tỷ lệ 1:1) để thích nghi, sau đó đưa ra điều kiện đồng ruộng [37].