Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và một số mô hình cây trồng,biện pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng đều được sử dụng trong nghiên cứu này. Các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2003.

PHẦN 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thanh Vận

4.1.1. Điu kin t nhiên và các ngun tài nguyên.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thanh Vận nằm cách trung tâm huyện Chợ Mới 25 km về phía Bắc, cách thị xã Bắc Kạn 15 km về phía Nam và giáp với các xã như sau:

Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn và huyện Bạch Thông Phía Nam giáp xã Thanh Mai

Phía Đông giáp xã Hòa Mục và xã Cao Kỳ Phía Tây giáp xã Thanh Mai

Xã Thanh Vận có đường tỉnh lộ 259 chạy qua địa bàn xã nối liền Thị xã Bắc Kạn đến xã Thanh Mai, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế trong khu vực.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Thanh Vận chủ yếu là đồi núi cao, dốc có nhiều khe, suối lớn, nhỏ, chia cắt phức tạp, có suối Cốc Phát, suối Éo, suối Nà Lùng...chảy trên địa ban xã, độ cao trung bình 200m - 400m (cao nhất là đỉnh núi Khau Vạ cao 603,2m, ranh giới giáp với xã Thanh Mai, điểm thấp nhất thôn Nà Rẫy 164,0m), độ dốc trung bình 25o - 35o.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu xã Thanh Vận mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 21oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7 và tháng 8 (27 -27,5oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 -14,5oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt

độ còn phân hóa theo độ cao và hướng núi nhưng không đáng kể

Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm , khí hậu xã Thanh Vận còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù trong các tháng 10,11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2-3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân

Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100 mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5

mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn không có hệ thống sông lớn chảy qua, chỉ có các con suối nhỏ

như: suối Cố Phát, Suối Éo, suối Nà Lùng...chảy trên địa bàn xã. Tuy nhiên với độ

dốc lớn và lưu lượng nước chảy theo mùa vụ nên có những thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo kết quảđiều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Kạn, xã Thanh Vận có 2 loại đất chính sau:

Đất ruộng: là do tích tụ phù sa của sông Cầu và các suối. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, thích hợp cho các loại cay lương thực và cây hoa màu.

Đất đồi: là loại đất Feralit màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ dến trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

b. Tài nguyên nước

+ Nước mặt: có hệ thống sông, suối, ao hồ phân bố tương đối đồng đều trên

địa bàn các thôn bản là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Song do suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, nhất là mùa khô thường gây hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ dến đời sống cũng như sản xuất của nhân dân.

+ Nước ngầm: xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 20 m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh.

c. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thông kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày 01/01/2010 của toàn xã là 2.642,93 ha; chiếm 88,70% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất rừng phòng hộ: 259,16 ha; chiếm 8,7% diện tích tự nhiên toàn xã. Toàn bộ là đất có rừng tự nhiên phòng hộ.

- Đất sản xuất: 2.383,77 ha; chiếm 80% diện tích tự nhiên toàn xã. Bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất là 390,22 ha; đất có rừng trồng sản xuất là 586,36 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 925,17 ha và đất trồng rừng sản xuất 482,02 ha.

d. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã không có các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, tuy nhiên vẫn có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá nhân dân đang tận dụng khai thác làm vật liệu xây dựng cho nhu cầu của địa phương và kinh doanh thành phẩm.

4.1.2. Điều kiện kinh tế ,văn hóa xã hội của xã

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế.

a. Trong lĩnh vực nông nghiệp: bao gồm có trồng trọt,chăn nuôi và lâm nghiệp. - Về trồng trọt : kết quả được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp.[23] STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Ghi chú 1 Lúa xuân 90,5 36 325,8 Giảm. 2 Lúa mùa 112 45 504 3 Ngô xuân 50 25 125,8 Giảm. 4 Ngô mùa 50 35 175 5 Lạc 1.2 14 1,68 6 Sắn 52 120 624 7 Đậu các loại 15,84 15 23,76 8 Khoai lang 2,3 43 9,89

9 Rau xanh các loại 12,5 50 62,5

10 Chuối tây 150 150 1.755

- Về chăn nuôi:

Bảng 4.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm xã Thanh Vận năm 2012 STT Loại gia súc, gia cầm Số lượng( con) Ghi chú

1 Tổng đàn trâu 505 Giá:13 triệu/con 2 Tổng đàn lợn 5.411 Cân nặng 60kg/con

Giá: 35 triệu/tấn

3 Tổng đàn gia cầm 17.788 Cân nặng:1,2kg/con

Giá 90 triệu/tấn

4 Đàn dê 233

5 Ngựa 12

Trong năm 2012 vừa qua trong trồng trọt tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 1.130,6 tấn bình quân đạt 494,5kg/người/năm, trong chăn nuôi tình hình bệnh dịch trên đàn gia súc, gia cầm cũng diễn biến khá phức tạp: dịch tai xanh trên

đàn lợn làm chết và tiêu hủy 55 con, và bệnh Niucatson trên Lợi ích của bón phân

viên nén

• Bón phân viên dúi hạn chếđược ô nhiễm môi trường do giảm lượng phân bốc hơi và rửa trôi.

• Giảm lượng phân bón, giống, công lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.

• Kỹ thuật cấy hàng rộng hàng hẹp giúp cây lúa nhận được ánh sáng nhiều hơn giúp cho quá trình quang hợp của cây lúa tốt hơn (ưu thế hai hàng rìa) , tăng năng suất lúa.

• Giảm sử dụng thuốc hóa học hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc hóa học gây ra.

b. Lĩnh vực công nghiệp

Xã không có các khu công nghiệp cũng như các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nguồn lao động trong lĩnh vực này tương đối ít. Hoạt động chủ yếu của việc khai thác công nghiệp là khai thác và chế biến lâm sản, các nguyên vật liệu xây

dựng (cát, sỏi) tuy nhiên thu nhập từ lĩnh vực này cũng chưa cao.

c. Dịch vụ.

Do là một xã còn nhiều khó khăn nên các hoạt động trong lĩnh vực này chưa được phát triển. Trung tâm xã đã có chợ tuy nhiên chỉ là một chợ nhỏ hoạt động theo phiên. Chỉ có một vài cá nhân, hộ gia đình làm kinh doanh, buôn bán tuy nhiên

vẫn chưa đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của người dân.

4.1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội a. Giáo dục- đào tạo.

Trên địa bàn xã hiện nay có hai trường học là trường mầm non và trường tiểu

học Thanh Vận. Trong năm học 2011- 2012 vừa qua hai trường đã tổ chức tốt công

tác dạy và học với chất lượng đảm bảo và theo đúng kế hoạch đề ra. Tổng số học

sinh năm học 2012 - 2013 của hai trường là 283 học sinh, trong đó: trường Mầm non là 139 em (cả nhóm trẻ), trường Tiểu học 144 em. Cơ sở vật chất, phòng học phục vụ công tác giảng dạy và họp tập từng bước đáp ứng yêu cầu. Xã cũng đã thành lập hội khuyến học, nhân dân đóng góp quỹ để khen thưởng các em học sinh đạt thành tích tốt, gia đình truyền thống hiếu học, các học sinh thi đỗ vào các trường

b. Dân số - Gia đình và trẻ em

Bảng 4.3:Tình hình dân số xã Thanh Vận năm 2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Số hộ Hộ 578

2 Dân số Người 2268

3 Số dân tộc Nhóm 4 (Tày, Dao, Nùng, Kinh)

4 Tỷ lệ nghèo đói % 56

5 Thu nhập/người/năm Triệu đồng 7,5

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Thanh Vận, 2012) [23].

Với diện tích rừng và đất rừng lớn và phong phú, Bắc Kạn đang nắm giữ

những lợi thế để phát triển kinh tế nghề rừng và canh tác trên đất dốc. Tuy nhiên một thực tế cho thấy rất nhiều vùng hiện nay, tâm lý của người dân vẫn chỉ quan tâm tới việc khai thác tài nguyên rừng mà không quan tâm tới canh tác bền vững đất rừng, bảo vệ và chú ý đến tái tạo phát triển rừng. Sau khi đã thu hoạch cây trồng vụ

Mùa đất thường bỏ hoang đến vụ xuân năm sau , lao động vụ đông/xuân dư thừa (vào rừng đốn củi, kiếm măng, cây dược liệu và các tài nguyên rừng khác-tạo áp lực lên nguồn tài nguyên rừng đang cạn kiệt theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày) thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống bấp bênh, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh mẽđã làm cho nguồn tài nguyên này đang ngày càng cạn kiệt. Thêm vào đó, một số cộng đồng đang có những kiến thức canh tác trên đất dốc, tận dụng thế mạnh của nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp họ tồn tại và thích ứng với những biến đổi của thời tiết theo thời gian.

Trong bối cảnh BĐKH hiện nay và sự gia tăng dân sốđang ngày càng tạo áp lực cho rừng và sản xuất Lâm nghiệp, việc phát triển các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc , có khả năng chống chịu hạn hán , chống rét và một số biện pháp canh tác giảm sự rửa trôi phân bón khoáng dựa vào kinh nghiệm sản xuất của người dân theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị

diện tích đất là vấn đềưu tiên cần giải quyết.

c. Y tế.

Xã có một trạm y tế, năm qua trạm đã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt cho trẻ em trong xã, tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đồng thời tuyên truyền và phòng chống các loại bệnh dịch trên

địa bàn toàn xã. Cơ sở vật chất luôn được đảm bảo, chất lượng phục vụ của đội ngũ

cán bộ y tế ngày càng được nâng cao.

d. Cơ sở hạ tầng.

Giao thông:

Hệ thống giao thông vẫn đang được bảo dưỡng, hoàn thiện để đảm bảo cho việc đi lại của người dân trong xã. Trong năm xã đã thực hiện việc duy tu bảo

dưỡng và sửa chữa thường xuyên tuyến đường Cao Kỳ – Thanh Vận, đồng thời

phối hợp với Sở giao thông và hạt 9 quản lí đường bộ tỉnh tiến hành thống kê, giải

tỏa hành lang tuyến đường tỉnh lộ 259 đi qua địa bàn xã.

Thủy lợi

Hệ thống mương thủy lợi, phai, đập phục vụ cho sản xuất trên địa bàn xã đã

được xây dựng, cải tạo và nâng cấp UBND xã đã tổ chức chỉ đạo nhân dân nạo vét

và sửa chữa các kênh mương để phục vụ tưới tiêu vụđông xuân, vụ mùa năm 2011 - 2012. Vào mùa khô hầu như diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ hoang do không có nguồn nước tưới.

Bảng 4.4: Hiện trạng các công trình công cộng. TT Tên công trình Số lượng cấp nhà Diện tích đất (m2) 1 UBND xã 1 3 1.840,2 2 Trạm y tế xã 1 4 816,9 3 Công trình giáo dục

4 Trường mầm non( 1 trường + 2 phân

trường ) 1 4 3.303,4 5 Trường tiểu học 1 4 6.175,3 6 Công trình văn hóa

7 Trung tâm học tập cộng đồng 1 4 460,8 8 Nhà bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt

sỹ 9 Khu di tích 10 Nhà văn hóa thôn, bản 11 Thôn Quan Làng 1 1 4 76,2 12 Thôn Quan Làng 2 1 4 187,3 13 Thôn Khau Chủ 1 4 58,0 14 Thôn Bản Pỵoo 1 4 238,3 15 Thôn Nà Kham 1 4 73,4 16 Thôn Phiêng Khảo 1 4 113,4 17 Thôn Nà Chúa 1 4 285,9 18 Thôn Pá Lải 1 4 121,9 19 Thôn Nà Rẫy 1 4 162,9 20 Thôn Nà Đon 1 4 133,3 21 Công trình dịch vụ 22 Chợ trung tâm 1 4 2.466,2 23 Bưu điện văn hoá xã (điểm phục vụ BCVT) 1 4 142

4.1.3. Hin trng s dng đất.

Theo kết quả thống kê năm 2012 của xã tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn xã là 2.979,78 ha. Cơ cấu sử dụng đất của xã được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Thanh Vận năm 2012.

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Thanh Vận, 2012) [23].

Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã trong đó chủ

yếu là đất trồng lúa những diện tích đất này phần lớn được dân canh tác từ lâu đời, chúng được phân bố tập trung ở các cánh đồng, thung lũng, khu vực đất bãi ,dọc theo ven khe suối, được canh tác các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai sắn, đậu đỗ

các loại. Về sản xuất Nông nghiệp mũi nhọn chủ yếu là thâm canh tăng vụ từ 2 lên 3 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Mở rộng diện tích trồng cây hàng năm tích cực đưa các giống mới vào sản xuất...Trong những năm tới đây tiềm năng đất chưa sử dụng đáp

ứng tốt nhu cầu gia tăng diện tích đất nông nghiệp của địa phương.

4.2 Xác định các biểu hiện, tác động và giải pháp ứng phó BĐKH đến hoạt

động sản xuất nông nghiệp của người dân

4.2.1. Các biu hin BĐKH ti địa bàn xã Thanh Vn.

+ Mùa đông ngắn hơn so với trước đây (10-15 năm) trước đây đầu tháng 9 dương lịch là bắt đầu rét , nay tháng 11, 12

y = -0.0265x + 75.737 R2 = 0.0284 21.6 21.8 22 22.2 22.4 22.6 22.8 23 23.2 23.4 23.6 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm N h i t đ T B n ă m

Hình 4.2: Biểu đồ thay đổi nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2001 – 2011

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, 2011) [23].

Hình 4.2 cho biết nhiệt độ không khí cao nhất được xác định vào năm 2010 trung bình năm khoảng 23,48oC, nghiên cứu cũng chỉ ra nhiệt độ cao bất thường vào tháng 10 và 11 năm 2006, cao hơn khoảng 1,5 đến 2,2oC so với nhiệt độ trung bình của tháng 10 và 11 các năm từ 2001-2011. Trong khi đó nhiệt độ không khí trung bình giảm một cách đáng kể vào tháng 1 và tháng 2, đặc biệt vào năm 2008 nhiệt độ trung bình lần lượt là 13.5 và 12.4oC, thấp hơn so với nhiệt độ trung bình tháng 1 và 2 từ năm 2001-2011 với 15,2 và 17,2oC. Nhiệt độ xuống thấp đã gây nên hiện tượng rét đậm và rét hại kỷ lục vào năm 2008.

y = -2.7994x + 5730.5 R2 = 0.1519 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm l ư n g m ư a T B n ă m ( m m ) lượng mưa TB năm

Hình 4.3: Biểu đồ thay đổi lượng mưa trung bình năm của tỉnh Bắc Kạn từ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và một số mô hình cây trồng,biện pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)