Trong quá trình nghiên cứu một số công cụ chính được sử dụng để thu thập thập thông tin như sau:
3.4.1.1. Thu thập và nghiên cứu thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu hiện có ở cấp xã, huyện và tỉnh liên quan đến các lĩnh vực sau:
Các báo cáo liên quan đến điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Báo cáo thiệt hại do thiên tai hàng năm của huyện, xã
Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp 2013 Số liệu khí tượng thủy văn của xã theo thời gian
Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, các tỉnh phía Bắc
Các nghiên cứu về kiến thức bản địa và cây trồng bản địa của xã và các vùng khác trên cả nước.
Các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và ứng phó BĐKH của huyện, tỉnh
3.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích đất và phương pháp bón phân dúi sâu.
a. Phương pháp lấy mẫu đất
- Lấy mẫu phân tích trước và sau khi bón phân được 60 ngày theo phương pháp dúi sâu cho cây lúa xem mức độ hòa tan của phân, thời gian hòa tan.
- Cách lấy mẫu đất: Lấy mẫu theo đường chéo sau đó phơi khô trộn lại và lấy trung bình được mẫu cần phân tích.
- Tiến hành lấy mẫu:
+Dụng cụ lấy mẫu đất dùng cuốc xẻng đào lấy mẫu nông hóa +Túi nilon đựng mẫu đất , sổ sách, biễu mẫu, nhãn
+Cách lấy mẫu:Trường hợp, không có khoan để lấy mẫu đất ta có thể dùng cuốc hoặc xẻng. Cách làm phủi sạch cỏ rác, dùng xẻng hoặc cuốc xắn đất ở độ sâu từ (0 – 30) cm. Lấy mẫu đất ở mặt lát cát phẳng đất ởđộ sâu (15 – 30) cm được bỏ
chung với tầng đất (0 – 15) cm vào một bao nilon để có được mẫu đất từ(0,5 – 1,5) kg đất để phân tích. Mẫu đất phải ghi nhãn, ghi rõ tên lô, ô cơ sở, ngày lấy mẫu (nhãn giấy được đựng trong bao nhỏ để tránh ẩm làm hỏng nhãn) cho vào bao đất. Sau đó cột chặt bao lại, tránh rơi vãi, lẫn lộn giữa các mẫu.
b. Phương pháp phân tích mẫu đất .
+ Chỉ tiêu phân tích
- pHKCl : Theo TCVN 5979: 2000 - Nitrat (NO3-): Theo TCVN 6643:2000 - Kali tổng số (%): Theo TCVN 8660:2011
+ Kết quả phân tích so sánh với TCVN về đất trồng Nông Nghiệp
c. phương pháp bón phân dúi sâu
•Mật độ bón đồng đều hơn, kích cỡ hạt có đường kính từ 0,5-1cm. Trọng lượng 0,5g/ 1 viên phân, mật độ bón từ (80-100 viên/1m2). Trọng lượng 0,2g / 1
viên phân có thể bón từ ( 200-230 viên/1m2). Mật độ phân bố sẽđều hơn, tạo ra tiết diện tiếp xúc giữa phân bón và keo đất lớn, từ đó giúp cho quá trình trao đổi hấp phụ của keo đất tăng lên dẫn đến dinh dưỡng được giữ lại trong đất lâu hơn, hạn chế
tối đa quá trình thất thoát phân bón.
• Độ nhả chậm từ 1-3 tháng, có khi đến 6 tháng tùy thuộc vào loại đất, môi trường, cây trồng cạn hay trong môi trường ngập nước. Đồng thời có thểđiều chỉnh
được thời gian nhả chậm của viên phân trong quá trình sản xuất
3.4.1.3. Thảo luận nhóm
Công cụ này chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin định tính liên quan
đến các nội dung chính sau:
- Biến đổi của khí hậu thời tiết xảy ra trong mấy năm gần đây;
Tác động của BĐKH đến qui mô và mức độ thiệt hại của sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động thích ứng của cộng đồng người dân cư trong xã nhằm lảm giảm thiệt hại của BĐKH
Các kiến thức bản địa trong dựđoán biến đổi khí hậu và hoạt động thích ứng xuất phát từ kiến thức bản địa.
Các phương pháp bón phân thông thường cho cây lúa của người dân bản địa Các nội dung trên được đưa ra thảo luận nhóm có định hướng ở cộng đồng. Xã lựa chọn ra 5 nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 3 - 6 người đại diện cho các cộng
đồng dân tộc chính ở tại địa phương. Các nhóm thảo luận ở mỗi xã bao gồm: 01 nhóm nam giới ( 5 người)
01 nhóm nữ giới( 5 người)
01 nhóm hiểu biết trong xã( 5 người)
01 nhóm nam dân tộc thiểu số khó khăn nhất (Dao) ( 5 người) 01 nhóm nữ dân tộc thiểu số khó khăn nhất (Dao) ( 5 người)
3.4.1.4. Phỏng vấn sâu tại địa phương:
Công cụ này được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này nhằm tìm ra những thông tin sâu về kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân trong SXNN thích ứng với BĐKH. Các thành phần tham gia phỏng vấn sâu bao gồm:
Người già: 3 nam và 3 nữ
Người am hiểu: 3 người