Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 31)

a. Các giải pháp quản lý vĩ mô

Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu.

Đầu tư cho bảo vệ và phát triển tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển. Nhà nước đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng.

Tích hợp lĩnh vực tài nguyên nước vào trong các chương trình dự án liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu trong quá trình triển khai thực hiện (Hưng 2007)

b. Các giải pháp quản lý vi mô

Thống nhất chia sẻ trách nhiệm cho các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn có dòng sông chảy qua, yêu cầu nước thải sinh hoạt và công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn giới hạn vệ sinh.

Điều tiết lại dòng chảy tự nhiên bằng công trình và phi công trình, như: Tăng cường việc bảo vệ rừng đầu nguồn; Tăng cường việc xây dựng các đập dâng, hồ chứa nước; Kiên cố hóa các đập ngăn mặn vùng hạ lưu, chống nhiễm mặn và tính toán cao trình, khẩu độ cầu, cống, bờ tràn hợp lý để thoát lũ.

Xây dựng hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa riêng, xây dựng các trạm xử lí nước thải công nghiệp, bệnh viện. Đảm bảo 100% các khu đô thị có hệ thống thoát nước.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát. 3.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng.

Đánh giá trữ lượng nước ngầm giúp việc qui hoạch phát triển, khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm kết hợp với nước mặt của tỉnh.

Quy hoạch công trình thủy lợi phải tính đến dòng chảy duy trì môi trường là dòng chảy mùa kiệt về hạ du như chưa có công trình.

Đầu tư xây dựng công trình cho kế hoạch 5 năm và từng năm. Lồng ghép chương trình thuỷ lợi và phòng chống thiên tai.

b. Đối với khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Đảm bảo nhu cầu dùng nước và bảo vệ nước khỏi cạn kiệt: - Mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.

- Khai thác công trình hiện có, mở rộng nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển các đô thị.

- Sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt, giữa cấp nước và thủy lợi.

- Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi các hoạt động khai thác khoáng sản, phá rừng.

- Định hướng cấp nước giải quyết chung cho các đô thị có vị trí thuận lợi (gần nhau) lại có chung một nguồn nước.

- Cải tạo triệt để mạng lưới đường ống cũ, giảm thất thoát.

- Cấp nước nông thôn quy mô vừa và nhỏ, giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa, hệ thống nước tự chảy đúng kỹ thuật.

- Triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn nước. 3.3. Giải pháp về chính sách

Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nước; kiểm tra, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm nước, làm cạn kiệt tài nguyên nước.

Tăng cường công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Xây dựng các trạm cấp nước tập trung và vận động người dân vùng hưởng lợi tham gia tài chính với nhà nước.

Chương trình truyền thông cần có nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Nâng cao nhận thức của mọi người về pháp luật về tài nguyên nước bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, trước hết ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Tạo điều kiện để nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia hoặc hỗ trợ cho việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước.

Xây dựng các kiểu mẫu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong khu vực để phổ biến thực hiện. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước.

KẾT LUẬN

Tài nguyên nước của Việt Nam nói chung và của Bình Định nói riêng là hữu hạn và do sự biến đổi của tự nhiên và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế thiếu quản lý, xu hướng suy giảm tài nguyên nước cả về chất lượng và số lượng đã xuất hiện. Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày một tăng nhanh. Để phát triển các ngành kinh tế xã hội một cách hiệu quả trong thời gian tới, cần phải thực hiện sự phát triển tài nguyên nước và chiến lược quản lý nước thông qua quản lý lưu vực sông. Điều này có thể bảo đảm sự phát triển bền vững không chỉ đối với ngành nước mà còn cho các ngành kinh tế - xã hội khác nữa. Tuy nhiên, dân số ngày một tăng lên, nền kinh tế bước sang giai đoạn mới theo hướng đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu nước cho các ngành kinh tế và con người sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ phải được hoàn thiện hơn cả về chủ trương chính sách cũng như thể chế, tổ chức để bảo tồn được nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu của con người và phát triển nền kinh tế xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đức, N. M. (2011). "Tình hình khai thác, sử dung nước và xả nước thải vào nguồn nước của một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định." Tài nguyên và môi trường.

hăng, p. t. t. (2003). "Vấn đề khai thác và sử dụng nước sông Kon." Retrieved 25/5, 2011.

Hưng, N. T. (2007). "Nghiên cứu và dự báo sự biến động tài nguyên nước tỉnh Bình Định đến năm 2015." Lam, V. D. (2010). "Báo động tình trạng cạn kiệt tài nguyên nước." Retrieved 12/11, 2011, from

http://www.kinhtenongthon.com.vn/.

Noname (2010). "Hiện trạng khai thác nước ngầm." Retrieved 12/11, 2011, from

http://www.dostbinhdinh.org.vn/Introduction.asp.

Noname (2010). "Hiện trạng môi trường tỉnh Bình Định." Retrieved 24/5, 2011. Noname (2011). "Cấp phép tài nguyên nước còn khó khăn." Retrieved 20/11, 2011.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w